Đề Xuất 3/2023 # Cách Khắc Phục Khi Bị Chậm Kinh Nguyệt Do Dùng Thuốc Giảm Cân # Top 10 Like | Giamcantao.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Khắc Phục Khi Bị Chậm Kinh Nguyệt Do Dùng Thuốc Giảm Cân # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Khắc Phục Khi Bị Chậm Kinh Nguyệt Do Dùng Thuốc Giảm Cân mới nhất trên website Giamcantao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sử dụng thuốc giảm cân là cách được các chị em áp dụng phổ biến hiện nay để có được vóc dáng như ý. Bên cạnh tác dụng của giảm cân thì khi sử dụng sản phẩm này nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Vậy cách khắc phục tình trạng này ra sao?

Thuốc giảm cân ảnh hưởng như thế nào đến chu kỳ kinh nguyệt? Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng do dùng thuốc giảm cân tùy thuộc vào từng thể trạng, loại thuốc và liều dùng. Đối với hiện tượng chị em bị chậm kinh nguyệt một phần do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và luyện tập. Còn nếu như trong quá trình sử dụng thuốc giảm cân gây rối loạn kinh nguyệt thì có thể do bạn dùng trong thời gian dài và không theo liều lượng hợp lý. Ngoài ra, thuốc giảm cân cũng làm ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone trong cơ thể. Nhất là progesterol và estrogen cho nên hầu hết các chị em giảm cân đều bị rối loạn kinh nguyệt.

Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc giảm cân Tuy việc sử dụng thuốc giảm cân có thể gây ảnh hưởng tới chù kì kinh nguyệt, tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng. Nếu các chị em đang gặp hiện tượng này do sử dụng thuốc giảm cân có thể áp dụng cách sau đây để khắc phục: –    Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút bằng cách đi bộ ngoài trời –    Điều chỉnh chế độ ăn sao cho khoa học. Bạn nên ăn bữa sáng thật no, chia nhỏ mỗi ngày ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn vừa giảm cân hiệu quả vừa giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. –    Bổ sung nước là yếu tố cốt lõi để giảm cân và đảm bảo sức khỏe. Bởi nếu bạn bị thiếu nước sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Hơn nữa nước sẽ có tác dụng giúp thận lọc các chất cặn bã tốt hơn cùng như chuyển hóa chất béo hiệu quả hơn. –    Giảm stress bằng các sắp xếp và điều chỉnh công việc một cách khoa học. Vì việc không chỉ giúp bạn có được vóc dáng như ý mà còn phòng tránh được nhiều căn bệnh do thừa cân, rối loạn kinh nguyệt hay buồng trứng đa nang.

Cách Khắc Phục Cơ Lưng Xô Bị Lệch Khi Tập Gym

Cơ lưng xô cũng giống như cơ ngực, rất dễ có khả năng bị lệch khi chúng ta tập luyện không đúng phương pháp.

Cơ lưng xô bị lệch có chút khác biệt với cơ ngực. Vì đa số cơ lưng xô bị lệch do chính chúng ta tập luyện chưa đúng cách.

I. Nguyên nhân phổ biến nhất gây lệch cơ lưng xô

– Đầu tiên, do nhóm cơ lưng xô nằm ở phía sau của cơ thể, khi tập chúng ta không thể quan sát hoạt động của cơ lưng xô thế nào, xem chúng có đều nhau hay không. Hơn nữa việc cảm nhận được cơ lưng xô hoạt động cần khá nhiều thời gian và sự tập trung của bạn.

– Thứ 2: Do vai chúng ta bị lệch sẵn, bao giờ cũng vậy, rất hiếm người không lệch vai, luôn có 1 bên linh hoạt hơn bên còn lại. Vì thế khi kéo cáp hay lên xà, 1 bên cơ xô bị giãn ra nhiều hơn so với bên còn lại. Dẫn đến lệch cơ.

Mình cũng bị vai bên phải linh hoạt hơn vai trái rất nhiều nên lức mới tập, rất khó khăn để mình tập đều 2 bên. Cả bây giờ cũng vậy, khi nào tập quá sức là lại lệch liền :(.

– Thứ 3: Tập lưng xô luôn có sự tham gia của bắp tay trước. Cơ tay trước thường có bên khỏe bên yếu, vì vậy bên tay yếu cơ lưng xô phải dùng nhiều lực hơn, áp lực lớn hơn nên nó to hơn bên còn lại.

– Thứ 4: Đó là tay cầm vào thanh tạ lệch nhau, dẫn tới 1 bên phải sử dụng nhiều lực hơn bên còn lại.

– Thứ 5: Mình đã đi tập ở khá nhiều phòng tập, đa số phòng tập ở VN đều là đồ tự chế nên thanh tạ 2 bên thường có độ dài khác nhau.

– Thứ 6: Cực kỳ phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu ở những bạn mới tập: Đó là tập quá nặng, quá sức mình nên phải nhắm mắt nhắm mũi tập 1 cách vật vã. Càng nặng thì càng không thể quan sát mình tập, kiểm soát tạ theo ý muốn. Thêm nữa là mới tập nên kỹ thuật chưa có, làm cơ càng lệch hơn.

II. Cách khắc phục

A. Biện pháp lâu dài và quan trọng nhất

– Chắc chắn là bệnh ở đâu thì phải chữa ở đó rồi. Các bạn nghiên cứu kỹ các nguyên nhân trên xem mình có mắc phải lỗi nào không.

Có thể nhờ người khác quan sát hoặc quay video lại để mình tự xem xét. Bởi mình chắc chắc 1 điều, khi tập bạn không thể biết mình lệch hay sai ở đâu để sửa.

Ngay cả mình trước kia mình tập tự cảm thấy đã rất cân bằng rồi nhưng các anh bảo vẫn lệch. Mình không tin cho đến khi các anh quay video lại. Ôi trời, 2 cái vai lệch nhau độ cao phải 5 cm =)).

– Nếu cơ lưng xô bị lệch ít, bạn chỉ cần sửa lại những lỗi sai khi tập thường ngày là nó sẽ dần dần cân bằng trở lại. Nhưng nếu lệch quả thì bạn phải tập bổ sung như hướng dẫn bên dưới.

– Mình chỉ muốn nhắc nhở các bạn mới tập, hãy tập với tạ vừa sức và chỉnh cho động tác tập vào nếp rồi hãy nghĩ đến chuyện nâng cao trọng lượng tạ.

Những người mới tập có thể tập lưng xô thoải mái, nhưng hãy tập các động tác một cách hoàn hảo nhất ngay từ đầu. Đừng nhìn những người tập lâu năm tập nặng mà làm theo.

– Khi cầm thanh tạ thật cân bằng trước khi kéo. Tập cảm nhận cơ lưng xô như hướng dẫn trong video tập lưng xô chi tiết của GymLord : https://www.youtube.com/watch?v=hr6QU0Os5zk

B. Biện pháp khắc phục cơ lưng xô lệch nhiều

– Cơ lưng xô bị lệch nhiều nếu chỉ chỉnh động tác thì sẽ mất rất nhiều thời gian.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Tất cả là do chú tâm mà nên. Nếu bạn muốn thực hiện điều gì đó, bạn chú tâm vào nó, nhất định bạn sẽ làm được.

Nguyên Nhân Trẻ Chậm Tăng Cân Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách khắc phục

Trẻ chậm tăng cân khi nào?

Một số giai đoạn trong quá trình phát triển bé sẽ không tăng cân hoặc sụt cân là điều bình thường như trẻ sơ sinh chậm tăng cân trong 5 đến 7 ngày đầu đời.

Theo nghiên cứu, việc giảm 5% cân nặng được coi là bình thường đối với trẻ dùng sữa công thức và giảm 7 -10% là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ [1].

Hoặc trường hợp bé không tăng cân từ 6 tháng trở đi do khi đó sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, hay khi trẻ chuyển sang giai đoạn học bò, tập đi cũng sẽ làm trẻ chậm tăng cân.

Nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến tình trạng bé không tăng cân?

Về nguyên nhân bệnh lý, có thể bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến việc trẻ hấp thu kém các chất dinh dưỡng từ thức ăn, xuất phát từ các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, trào ngược dạ dày, tiêu chảy,…

Trẻ bị nhiễm giun sán do nhiễm bẩn từ thức ăn, đồ chơi trẻ cho lên miệng ngậm.

Do trẻ có thể mắc bệnh celiac – bệnh khiến trẻ dị ứng với gluten, một loại protein có trong các loại ngũ cốc. Phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với protein này làm tổn thương lớp lót của ruột nên nó không thể hấp thu các chất dinh dưỡng đúng cách [2].

Các loại thức ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Thức ăn không phù hợp với khẩu vị của bé khiến trẻ biếng ăn, không muốn ăn.

Các bữa ăn cách nhau quá xa.

Trẻ sụt cân sau khi cai sữa mẹ, hay trong quá trình tập ăn dặm. Tình trạng trẻ không tăng cân do nguyên nhân này sẽ sớm kết thúc khi bé đã quen với việc ăn dặm ngoài sữa mẹ.

Do trẻ đang trong quá trình mọc răng khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, trẻ đi ngoài lỏng (tướt mọc răng) và có thể bé bị sốt nên bé có thể sụt cân hoặc không tăng cân.

Cách khắc phục khi trẻ không tăng cân

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân như đã nêu ở trên mà có cách khắc phục sao cho phù hợp.

Nếu là do nguyên nhân bệnh lý thì điều đầu tiên là cần chữa khỏi bệnh cho con. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh kéo dài. Có thể bổ sung thêm cho con các loại men tiêu hóa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa ImmuneGammaZ để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng / lần.

Mẹ nên tìm hiểu khẩu vị của con, hỏi xem con thích ăn gì để từ đó thiết kế khẩu phần ăn cho con hợp lý, giúp bé thấy hứng thú và ngon miệng khi ăn.

Hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng về các nhóm dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất trong thực phẩm để bổ sung đầy đủ cho con trong trường hợp bé không tăng cân kéo dài.

Nếu bé có dấu hiệu chán ăn, không muốn ăn thì mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, không nên ép con ăn quá nhiều trong một bữa vì điều này sẽ khiến trẻ càng chống đối và hấp thu kém hơn.

Trẻ thường sụt cân trong quá trình sau khi cai sữa mẹ. Do vậy mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này. Một số sữa cho trẻ chậm tăng cân cũng là biện pháp giải quyết tốt vấn đề cân nặng cho bé.

Điều cuối cùng là mẹ nên theo dõi thường xuyên cân nặng của con, nếu có bất kỳ dấu hiệu rối loạn nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Trẻ không tăng cân là điểu xảy ra khá thường xuyên, tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ chủ quan để tránh tình trạng này phát triển thành suy dinh dưỡng ở trẻ.

 Dược sĩ Ngọc Mai

Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách khắc phục

5

(100%)

1

vote

(100%)vote

Mất Kinh Nguyệt Là Gì? Cách Chữa Bệnh Mất Kinh Nguyệt

Mất kinh nguyệt là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ bị mãn kinh sớm và vô sinh, hiếm muộn. Vì vậy, hiểu chính xác mất kinh nguyệt là gì, nguyên nhân do đâu, là điều rất cần thiết để các chị em chủ động phòng ngừa và lên kế hoạch điều trị sớm chứng bệnh này.

Mất kinh nguyệt là gì?

Mất kinh nguyệt là sự “vắng mặt” của kinh nguyệt trên 3 tháng. Mất kinh nguyệt còn được gọi là vô kinh. Thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng tắc kinh nguyệt.

Mất kinh hay vô kinh được chia làm 3 trường hợp:

Vô kinh thứ phát: Vô kinh thứ phát phổ biến hơn nhiều so với vô kinh nguyên phát. Vô kinh thứ phát nói đến hiện tượng một phụ nữ đang có kinh nguyệt bình thường mà sau đó quá 3 tháng không thấy kinh nguyệt.

Vô kinh sinh lý: Phụ nữ không có kinh nguyệt trong những giai đoạn đặc biệt như là trước tuổi dậy thì, mang thai và cho con bú, sau mãn kinh.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng mất kinh nguyệt, vô kinh?

Nguyên nhân của vô kinh nguyên phát

Tình trạng cơ quan sinh dục không rõ ràng: Không thể nhận định được bộ phận sinh dục là nam hay nữ

Tử cung bị sẹo hay không đối xứng

Không có tử cung, không có âm đạo, vách ngăn ngang âm đạo

Màng trinh không thủng

Hội chứng Turner

Hội chứng Kallmann

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh: Nội tiết tố nam bị kích thích sản xuất quá mức bởi tuyến thượng thận.

Nguyên nhân của vô kinh thứ phát

1/ Hội chứng buồng trứng đa nang

Khi tình trạng vô kinh đi kèm với những đặc điểm chỉ có ở nam giới như là: hệ lông, tóc phát triển, giọng nói trầm, tăng kích thước cơ bắp thì có thể nghi ngờ rằng người bệnh đang mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài những biểu hiện như vậy, họ còn có thể bị đau đầu, gặp vấn đề về thị lực, mụn trứng cá hoặc suy giảm ham muốn tình dục.

2/ Trục trặc của vùng dưới đồi

Hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết, đóng vai trò điều khiển và sản xuất các hormone sinh dục.

Trong đó, vùng dưới đồi là một vùng nhỏ của não bộ, giữ vai trò trung gian giữa hệ thống thần kinh và nội tiết của nữ giới. Nó có mối quan hệ mật thiết với tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp và các tuyến sinh dục khác.

Vì vậy, nếu có bất kì một yếu tố nào tác động làm ảnh hưởng chức năng của vùng dưới đồi thì tất yếu nội tiết tố sẽ mất cân bằng gây ra rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tình trạng vô kinh.

Vùng dưới đồi có thể gặp trục trặc vì một số lý do:

Căng thẳng kéo dài hoặc tập thể dục quá mức.

Dinh dưỡng kém (có thể xảy ra ở những phụ nữ bị rối loạn ăn uống hoặc tuân theo chế độ giảm cân khắt khe)

Rối loạn tâm thần (như trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế)

Xạ trị hoặc chấn thương

3/ Trục trặc của tuyến yên

Tuyến yên là một mắt xích quan trọng trong hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng. Tuyến yên có kích thước và trọng lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong để kiểm soát chức năng chuyển hóa của toàn cơ thể. Sự trục trặc xảy ra tại tuyến yên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xuất tiết hormone tại buồng trứng và gây ra rối loạn kinh nguyệt, bao gồm hiện tượng mất kinh nguyệt.

Tuyến yên có thể gặp trục trặc vì các lý do sau:

Nó bị hư hỏng.

Nồng độ prolactin cao.

Do phụ nữ sử dụng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc khác có thể làm tăng mức độ prolactin, cũng như nguy cơ hình thành khối u tuyến yên.

4/ Trục trặc tại tuyến giáp

Vô kinh có thể xảy ra nếu chức năng tuyến giáp hoạt động quá mức (gọi là cường giáp).

6/ Suy buồng trứng nguyên phát

Suy buồng trứng nguyên phát xảy ra khi buồng trứng thiếu hụt hormone estrogen nghiêm trọng, dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt ít, vô kinh. Nếu như tình trạng mất kinh nguyệt kéo dài thì thời kỳ mãn kinh của phụ nữ có thể sẽ đến sớm hơn thường lệ. Phụ nữ bị mãn kinh sớm sẽ phải đối mặt với vô vàn triệu chứng khó chịu khác như là mất ngủ, bốc hỏa, khô âm đạo, loãng xương, tăng nguy cơ rối loạn tim mạch.

7/ Các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của vô kinh thứ phát bao gồm:

Một số rối loạn tự miễn

Ung thư

Nhiễm HIV

Xạ trị, chấn thương đầu

Hội chứng Cushing

Trục trặc tại tuyến thượng thận

Sẹo tử cung do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật

Polyp và u xơ tử cung

Hội chứng Fragile X (một loại rối loạn di truyền có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt sớm – mãn kinh sớm)

Phụ nữ nên đi khám mất kinh, vô kinh khi nào?

Mất kinh là biểu hiện điển hình cho nhiều bệnh lí nguy hiểm, hơn nữa mất kinh nguyệt kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản của nữ giới. Vì thế, các bạn gái nên đi khám phụ khoa nếu như trên 13 tuổi (không nên chờ cho tới khi 16, 17 mới đi khám) mà chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện hoặc có các dấu hiệu bất thường khác như là:

Phát triển các đặc điểm của giới tính nam

Gặp vấn đề về thị lực

Khướu giác kém ( dấu hiệu của hội chứng Kallmann)

Cân nặng thay đổi, thừa cân

Có dịch lạ chảy ra từ núm vú

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đã dậy thì và có kinh nguyệt) nên đi khám phụ khoa nếu 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp bị “bỏ lỡ” hoặc có ít hơn 9 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm.

Các phương pháp chẩn đoán mất kinh nguyệt

Chẩn đoán lâm sàng

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành quá trình hỏi bệnh về tình trạng mất kinh nguyệt của bệnh nhân, để xác định xem liệu tình trạng vô kinh là nguyên phát hay thứ phát, bằng cách hỏi cô gái hay người phụ nữ liệu họ đã từng có kinh nguyệt hay chưa.

Nếu cô ấy đã có kinh nguyệt thì sẽ được yêu cầu xác định độ tuổi và mô tả chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt của mình trong những tháng gần đây.

Một số triệu chứng mà bệnh nhân mô tả có thể là gợi ý quan trọng để bác sĩ xác định nguyên nhân, như là:

Dịch tiết từ vú: Thường là do rối loạn tuyến yên và sử dụng một loại thuốc nào đó làm tăng mức độ prolactin (một loại hormone kích thích sản xuất sữa).

Nhức đầu và hoa mắt, mắt nhìn mờ: Dấu hiệu có thể phản ánh một khối u tại tuyến yên hay vùng dưới đồi.

Phát triển các đặc điểm nam tính: Nguyên nhân của tình trạng này có thể bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, hay sử dụng các loại thuốc có chứa hormone nam (androgen), thuốc trị trầm cảm hoặc thuốc nội tiết nữ tổng hợp liều cao (proestin).

Các triệu chứng của mãn kinh (bốc hỏa, khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm): Các nguyên nhân có thể bao gồm suy buồng trứng, xạ trị và sử dụng thuốc hóa trị.

Giảm cân hoặc tăng cân bất thường: Những triệu chứng này cho thấy nguyên nhân có thể bắt nguồn từ tuyến giáp.

Các bác sĩ sẽ hỏi thêm về một số vấn đề khác như là thói quen ăn uống, tập thể dục hay việc sử dụng thuốc hằng ngày để xác định xem những yếu tố rủi ro này có mối liên hệ nào tới tình trạng vô kinh của bệnh nhân hay không.

Sau đó là phần kiểm tra thể chất để phát hiện những bất thường về đường sinh dục, để xác định xem các cơ quan sinh dục có phát triển bình thường không, có tồn tại dị tật không.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Khi bị mất kinh nguyệt, người bệnh được chỉ định dùng que thử thai để đảm bảo chắc chắn tình trạng vô kinh không phải là do họ đã có em bé.

Nếu sau khi loại trừ được khả năng mang thai, thì bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân xác đáng. Các xét nghiệm thường được thực hiện theo một thứ tự nhất định và nguyên nhân được xác định hoặc loại bỏ trong quy trình. Việc xét nghiệm bổ sung có cần thiết hay không và thử nghiệm nào được thực hiện phải tùy thuộc vào kết quả của các thử nghiệm trước đó. Các xét nghiệm điển hình bao gồm:

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu để xác định xem tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không.

Xét nghiệm chức năng buồng trứng. Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu có thể xác định xem buồng trứng của người bệnh có hoạt động bình thường không, có bị suy buồng trứng hay không.

Xét nghiệm nội tiết tố nam. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng lông mặt tăng lên và giọng nói trầm hơn, bác sĩ có thể muốn kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn.

Xét nghiệm đo nồng độ prolactin: Nồng độ hormone prolactin thấp có thể là dấu hiệu của khối u tuyến yên.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Để kiểm tra nguyên nhân từ các rối loạn di truyền

Siêu âm, XQuang, chụp CT san, chụp MRI: Giúp kiểm tra các dị tật bẩm sinh khiến cho dòng máu kinh không thể thoát ra ngoài được. Nếu dị tật bẩm sinh là bất thường hoặc khó xác định, thì có thể cần phải tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI để có kết quả rõ ràng. Ngoài ra, những chẩn đoán hình ảnh này cũng giúp bác sĩ xác định các tổn thương thực thể tại tử cung như là u xơ hay polyp hoặc khối u tại tuyến thượng thận.

Mất kinh nguyệt được điều trị thế nào?

Điều trị mất kinh nguyên phát

Nếu như một bé gái bị vô kinh nguyên phát nhưng kết quả các xét nghiệm là bình thường thì bé gái đó sẽ được kiểm tra phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để theo dõi sự xuất hiện của kinh nguyệt cũng như những tiến triển khác của tuổi dậy thì. Ngoài ra, bé gái đó có thể được áp dụng liệu pháp bổ sung nội tiết tố (proestin và estrogen) để kích thích chu kỳ kinh nguyệt và các đặc điểm của giới tính nữ sớm xuất hiện.

Mất kinh nguyệt do những bất thường tại cơ quan sinh dục khiến dòng máu kinh bị chặn lại có thể điều trị bằng cách áp dụng phẫu thuật để sửa đổi dị tật. Tuy nhiên, có một số rối loạn như là hội chứng Turner và các rối loạn di truyền khác thì không thể chữa khỏi.

Nếu phụ nữ được xét nghiệm có tồn tại nhiễm sắc thể Y (giới tính không rõ ràng), các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng vì nhiễm sắc thể Y tồn tại làm tăng nguy cơ ung thư tế bào mầm buồng trứng.

Điều trị mất kinh thứ phát

Với hiện tượng mất kinh thứ phát, nguyên nhân phổ biến nhất thường là hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng hoặc trục trặc tại tuyến giáp. Tình trạng này sẽ được điều trị theo từng phương pháp khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Đa phần phụ nữ đi khám vô kinh do buồng trứng đa nang là khi họ đã lập gia đình từ lâu nhưng không có thai. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh lí này. Vì thế, quá trình điều trị tập trung chủ yếu vào mong muốn sinh con của người bệnh với các phương pháp như là kích trứng, thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào buồng tử cung…

Điều trị mất kinh do buồng trứng đa nang:

Nếu hội chứng buồng trứng đa nang khiến phụ nữ bị béo phì, thừa cân, thì bác sĩ sẽ giới thiệu một chế độ ăn uống mới giúp họ duy trì chỉ số khối cân bằng với vóc dáng để cải thiện bệnh.

Những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh do bệnh cường giáp sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị chủ yếu là nhằm bình giáp, điều trị dự phòng và điều trị biến chứng nếu xảy ra. Các phương pháp điều trị cơ bản đó là sử dụng thuốc chẳng hạn như thyroxine – một loại hormone tuyến giáp (nội khoa), phẫu thuật (ngoại khoa) và điều trị bằng phóng xạ.

Điều trị mất kinh do rối loạn tuyến giáp:

Áp dụng liệu pháp hormone thay thế(HRT) để điều hòa kinh nguyệt trở lại bình thường. Với phương pháp này, người ta sẽ đưa một lượng nhỏ hormone estrogen và progesterone vào cơ thể qua nhiều dạng khác nhau (viên uống, gel bôi, thuốc xịt, miếng dán trên da) để hormone phóng thích vào máu sau đó đưa đến các mô và cơ quan cần thiết, trong đó có buồng trứng, giúp khắc phục tình trạng mất kinh.

Điều trị mất kinh do suy buồng trứng sớm:

Giảm cân quá mức cũng là lý do gây mất kinh, vô kinh. Vì thế, phụ nữ chế độ ăn uống để duy trì cân nặng vừa phải. Chế độ ăn uống của họ có thể được lên kế hoạch và giám sát bởi các bác sĩ dinh dưỡng. Biện pháp này cũng áp dụng tương tự với những người bị mất kinh bởi rối loạn ăn uống.

Nếu căng thẳng về cảm xúc hoặc tinh thần là nguyên nhân, thì bạn cần tìm sự tư vấn của các bác sĩ tâm lý.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Khắc Phục Khi Bị Chậm Kinh Nguyệt Do Dùng Thuốc Giảm Cân trên website Giamcantao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!