Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nên Tập Thể Dục Khi Bị Ốm: Lưu Ý Quy Tắc Trên Cổ Và Dưới Cổ mới nhất trên website Giamcantao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lắng nghe cơ thể để biết được có nên tập thể dục khi bị ốm
Tập thể dục có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn đang bị ốm, cơ thể sẽ cần được nghỉ ngơi hợp lý đề hồi phục nhanh. Nếu bạn thúc ép bản thân phải tập tành quá nhiều, đặc biệt là những bài tập cường độ cao và tập luyện trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải các rủi ro nhất định.
Hãy lắng nghe cơ thể, xem xét các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh để quyết định có nên tập luyện hay không. Nếu bạn cảm thấy cần một ngày nghỉ ngơi, bỏ qua một hoặc hai buổi tập thể dục cũng sẽ không gây hại gì.
Các bệnh thông thường, như cảm lạnh hay cúm, có thể dẫn đến mệt mỏi hoặc mất nước – hai vấn đề cần chú ý khi cân nhắc có nên tập thể dục khi ốm không. Vì tập luyện thể chất có thể làm cho các triệu chứng này tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn chỉ dừng lại ở “trên cổ”, như sổ mũi hay đau họng, bạn vẫn tiếp tục tập luyện bình thường được. Nhưng hãy điều chỉnh cường độ và phương pháp tập luyện.
Nếu bạn có các triệu chứng “dưới cổ”, như tắc nghẽn ngực, ho hoặc đau dạ dày, bạn nên bỏ ý định tập luyện. Bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn khi gặp các triệu chứng khác, như sốt hoặc đau cơ.
Có nên tập thể dục khi bị cảm lạnh?
Bạn không nên tập thể dục khi bị cảm lạnh, hãy ưu tiên nghỉ ngơi để tiết kiệm năng lượng và giúp cơ thể hồi phục nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng cảm lạnh chỉ giới hạn ở “trên cổ” và bạn vẫn muốn vận động, thì tập luyện một chút cũng không sao.
Nên đọc
Có nên tập thể dục khi bị cúm?
Thông thường, cúm có các triệu chứng là sốt hoặc ớn lạnh, đau cơ hoặc đau cơ thể và một số rối loạn tieu hóa. Mặc dù nghỉ ngơi vài ngày có thể giúp cơ thể hồi phục, nhưng nếu chăm sóc không cẩn thận, bạn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng từ cúm như viêm phổi.
Tốt nhất, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đừng nghĩ tới việc tập luyện hay vận động mạnh.
Có nên tập thể dục khi bị viêm dạ dày ruột?
Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, với các triệu chứng thường gặp là đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể đi kèm với sốt và đau cơ.
Tiêu chảy và nôn có khả năng gây mất nước, vì vậy, bạn nên tạm ngừng tập luyện khi bị viêm dạ dày ruột.
Có nên tập thể dục khi mắc vấn đề hô hấp?
Nếu bạn đang đối phó với nhiễm trùng đường hô hấp, bạn nên tránh tập luyện cho tới khi ho và nghẹt mũi giảm hẳn. Bởi lẽ, nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây khó thở.
Biết Tuốt H+
Mẹo Chữa Đau Cổ, Vẹo Cổ Sau Khi Ngủ Dậy Đơn Giản
Thức dậy với một cơn đau cứng cổ hay tình trạng vẹo cổ là vấn đề không ai mong muốn. Nó có thể khiến cho tâm trạng tồi tệ. Việc thực hiện các động tác như quay đầu, cúi ngửa cổ sẽ khiến cho mức độ đau nhức gia tăng.
Trong hầu hết trường hợp thì đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy là kết quả của tư thế ngủ, loại gối bạn đang dùng hay các vấn đề về giấc ngủ khác. Tuy nhiên một số nguyên nhân khác, điển hình như các bệnh về cơ xương khớp cũng có thể là yếu tố rủi ro.
1. Tư thế ngủ
Mỗi người thường sẽ duy trì một tư thế ngủ ưa thích khác nhau. Tuy nhiên, việc nằm sấp được cho là không tốt với hệ thống xương khớp, nhất là các đốt sống cổ.
Khi bạn ngủ trên bụng thì phần cổ có thể sẽ bị xoắn sang một bên trong nhiều giờ liền. Điều này có thể làm căng cơ cổ và khiến bạn cảm thấy đau, cứng cổ khi ngủ dậy.
Ngoài ra, tư thế nằm sấp còn gây căng thẳng cho lưng, nhất là khi bạn ngủ trên nệm mà không có các sự hỗ trợ khác. Tư thế này khiến bụng chìm xuống nệm, gây căng thẳng và áp lực lên cột sống cùng các cơ xung quanh.
2. Loại gối bạn đang dùng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự khỏe mạnh của cột sống cổ khi ngủ. Đầu với cổ sẽ dành nhiều thời gian mỗi đêm ở trên gối. Đây là lý do giải thích tại sao bạn cần lựa chọn gối phù hợp.
Môt chiếc gối không hỗ trợ đầu và cổ đúng cách sẽ tạo ra sự căng thẳng tại cơ cổ và gây đau. Gối quá cứng với chiều cao thiếu hợp lý là những vấn đề mà nhiều người đang gặp phải.
3. Chuyển động đột ngột
Nhiều người vẫn chưa thể hình dung rõ về nguyên nhân này. Chuyển động đột ngột ở đây có thể kể đến như ngồi dậy nhanh chóng hay vung tay chân trong giấc mơ cũng thường làm căng cơ cổ. Ngoài ra xoay người trong khi ngủ cũng có thể khiến cổ phải chịu nhiều áp lực căng thẳng. Đó là lý do khiến bạn thức dậy với hiện tượng đau cứng cổ hay vẹo cổ.
4. Chấn thương trước đó
Một số chấn thương không phải khi nào cũng gây đau, nhất là chấn thương thể thao hay chấn thương whiplash. Tuy nhiên, các hiệu ứng vật lý đầy đủ sẽ được cảm nhận vào ngày sai đó.
Đặc biệt khi gặp phải chấn thương ở vùng cổ, lúc ngủ bạn có thể cảm thấy mọi thứ ổn. Tuy nhiên lại phải thức dậy vào sáng ngày hôm sau với tình trạng đau cứng hay vẹo cổ.
5. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến được đề cập ở trên thì vẫn còn những yếu tố khác cũng có thể tác động và kích hoạt tình trạng đau hay vẹo cổ khi ngủ dậy. Phải kể đến như:
Khớp cổ bị thoái hóa theo tuổi tác
Dây thần kinh ngay tại vùng cổ bị chèn ép
Đau cơ xơ hóa
Thoát vị đĩa đệm cổ
Căng thẳng kéo dài
Nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp
Mẹo chữa đau, vẹo cổ sau khi ngủ dậy rất đơn giản
Tình trạng đau cứng cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy nếu là do các nguyên nhân cơ học thì có thể dễ dàng khắc phục. Một số giải pháp sau hoàn toàn có thể đáp ứng:
1. Bài tập vận động cổ
Những động tác chuyển động nhẹ nhàng có thể sẽ giúp bạn sớm dứt ra khỏi cơn đau cổ vào buổi sáng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, những chuyển động đầu tiên có thể khiến cho bạn đau hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là triệu chứng đang tệ hơn.
Các đốt sống cổ và mô cơ cũng như rễ thần kinh sẽ được giải phóng nhờ vận động phù hợp. Từ đó cải thiện tốt hơn độ linh hoạt của cột sống cổ. Khắc phục tình trạng cứng khớp và đau nhức.
Bài tập căng cổ:
Đứng thẳng, buông lỏng 2 tay theo chiều dọc cơ thể
Giữ cho cổ và lưng thẳng, từ từ quay đầu sang trái đến khi cảm thấy hơi căng
Giữ nguyên từ thế trong 10 – 15 giây rồi từ từ quay đầu sang phải
Lặp lại khoảng từ 4 – 5 lần cho mỗi bên
Bài tập với tạ:
Đứng 2 chân rộng 1 khoảng bằng vai
Mỗi tay cầm 1 quả tạ khoảng 1 – 2kg
Từ từ di chuyển vai về phía tai để cảm nhận các cơ co thắt ở cổ và lưng trên
Giữ khoảng 1 – 2 giây sau đó hạ vai xuống đồng thời thở ra
Lặp lại động tác khoảng 8 – 10 lần
2. Tác dụng nhiệt
Đối với tình trạng đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy thì việc sử dụng nhiệt nóng để tác động được cho là phù hợp nhất. Nhiệt độ cao sẽ giúp cho cơ cổ được giãn ra, đồng thời giải phóng mạch máu cùng hệ thống rễ dây thần kinh khỏi sự chèn ép.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng chai nước ấm hay rang nóng gạo bọc vào miếng vải rồi chườm trực tiếp lên vùng cổ. Mỗi lần chườm chỉ nên duy trì trong khoảng từ 20 – 25 phút.
Ngoài ra, bạn có thể tác dụng nhiệt bằng cách sử dụng các dược liệu tự nhiên. Lựa chọn phù hợp là ngải cứu hay lá lốt với hàm lượng tinh dầu và dược chất tự nhiên cao.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu hoặc 1 nắm lá lốt, 1 ít giấm ăn.
Thực hiện: Dược liệu đem rửa sạch với nước muối loãng rồi giã cho hơi nát. Sau đó cho lên chảo sao nóng với giấm trên lửa nhỏ. Lấy thuốc ra bọc vào miếng vải sạch rồi đắp trực tiếp lên cổ trong 20 phút.
3. Massage
Massage là cách đơn giản nhất giúp bạn ức chế nhanh tình trạng đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy. Chỉ cần nhẹ nhàng dùng lực từ bàn và ngón tay tác động trực tiếp lên vùng cổ theo chuyển động tròn.
Các này giúp hỗ trợ làm giãn các mô cơ ở vùng cổ, đồng thời giải phóng mạch máu và dây thần kinh khỏi sự chèn ép. Không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ làm tăng độ linh hoạt cho khớp cổ.
Ngoài ra, việc massage còn giúp giải tỏa căng thẳng và là liều thuốc hữu ích cho tinh thần. Thực hiện vào buổi sáng sẽ giúp cho bạn có được tâm trạng tốt hơn khi bắt đầu ngày mới.
4. Sử dụng thuốc không kê đơn
Một số loại thuốc không kê đơn kể cả dùng tại chỗ hay đường uống đều có thể đáp ứng với tình trạng đau cổ khi ngủ dậy. Đây còn là giải pháp tạm thời khi nguyên nhân gây ra triệu chứng là các bệnh về cơ xương khớp.
Các thuốc dùng tại chỗ có thể ở cả dạng kem, thuốc mỡ, gel, miếng dán hay dạng xịt. Chúng thường có chứa các thành phần như tinh dầu hay các chất giảm đau. Một số loại được dùng phổ biến nhất là Deep heat, Perkindon, Salonpas hay Sungaz…
Đối với các thuốc không kê toa đường uống có thể là nhóm giảm đau Acetaminophen (Actamin, Panadol , Tylenol) hay thuốc chống viêm như Naproxen natri (Aleve , Anaprox , Naprosyn) hay Aspirin , Ibuprofen (Advil , Motrin , Nuprin).
Các thuốc không kê đơn dù dùng theo đường uống hay tại chỗ đều có thể phát sinh các tác dụng ngoại ý. Tốt nhất vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp các vấn đề rủi ro không mong muốn.
5. Áp dụng phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc: Bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ, thủy châm
Bên cạnh việc áp dụng các cách thức kể trên, người thường xuyên bị đau cổ, vẹo cổ khi ngủ dậy có thể tham khảo phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương y pháp. Đơn vị uy tín hàng đầu về việc áp dụng các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ, thủy châm tại Việt Nam.
Các biện pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc của Trung tâm Đông phương y pháp là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa y học cổ truyền và đề tài nghiên cứu khoa học nhà nước của Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT TW). Ưu điểm của các phương pháp này là không đau đớn, hiệu quả nhanh chóng, chi phí rẻ và phạm vi điều trị rộng, có thể phù hợp với hầu hết các đối tượng bị đau cổ, vẹo cổ.Đặc biệt, do không dùng thuốc nên người bệnh không cần lo lắng trường hợp gặp tác dụng phụ của thuốc.
Thăm khám và điều trị đau cổ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy tại Trung tâm Đông phương y pháp, người bệnh sẽ được trực tiếp các bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông y đề ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tiêu biểu phải kể đến như Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CK I Doãn Hồng Phương (Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Châm cứu TW), Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Ck II Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT TW).
Tùy theo từng tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đề ra phác đồ trị liệu phù hợp nhất. Có những người phù hợp với liệu trình cấy chỉ, có người cần châm cứu, có người cần kết hợp giữa châm cứu và bấm huyệt… Quy trình các bước thực hiện việc điều trị đau cổ, vẹo cổ sau khi được chỉ định phác đồ cụ thể tại Trung tâm Đông phương y pháp như sau:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị
Bước 2: Chỉ định phác đồ điều trị phù hợp
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, phòng thủ thuật
Bước 4: Thực hiện thủ thuật
Bước 5: Theo dõi sau khi thực hiện thủ thuật
Bước 6: Tư vấn sau khi thực hiện thủ thuật và hẹn lịch tái khám.
Các phương pháp trị bệnh không dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương y pháp không chỉ giúp loại bỏ hiệu quả cơn đau cổ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Các phương pháp này còn giúp điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, các bệnh về thần kinh, hệ hô hấp, tuần hoàn… Ngoài ra, một số dịch vụ chăm sóc sắc đẹp như: tăng cân, căng da, giảm cân… cũng có thể áp dụng các liệu pháp này và cho hiệu quả cao.
Phục hồi thần kỳ sau 2 lần tai biến nhờ châm cứu, bấm huyệt của bà Đoàn Thị Miên.
Ngăn ngừa tình trạng đau cổ khi ngủ dậy như thế nào?
Để ngăn ngừa chứng đau cổ, vẹo cổ khi ngủ dậy bạn cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ và làm giảm căng thẳng cho cơ cổ. Có thể bao gồm:
Nếu bạn thường xuyên nằm sấp khi ngủ hãy thay đổi ngay. Tập làm quen dần với các tư thế ngủ nghiêng hay nằm ngửa.
Trường hợp ngủ nghiêng thì nên đặt một chiếc gối ở giữa 2 chân. Điều này có thể giúp giữ cho cổ và cột sống thẳng hàng.
Lựa chọn gối kê đầu phù hợp, gối lông vũ thường dễ phù hợp với hình dạng của cổ và đầu. Tránh sử dụng chiếc gối quá cứng hay quá sâu, chúng có thể khiến cơ cổ bị uốn cong qua đêm.
Trường hợp nhận thấy nệm bị chùng xuống ở giữa thì hãy xem xét thay thế nó. Một tấm nệm có độ nhún vừa phải sẽ có thể hỗ trợ tốt hơn cho lưng và cổ khi ngủ.
Trong ngày, hãy cố gắng duy trì các tư thế thích hợp cả khi đi, đứng hay ngồi. Đặc biệt là khi ở bàn làm việc hay sử dụng máy tính, tránh gù vai hoặc cúi cổ quá xa về phía trước.
Tập luyện thể dục thường xuyên, hoạt động thể chất sẽ làm tăng cường cơ bắp, trong đó có cơ cổ. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp cải thiện tư thế cũng như làm giảm căng thẳng hiệu quả.
Đau cổ hay vẹo cổ khi ngủ dậy là những triệu chứng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài mà không đáp ứng với các mẹo điều trị tại nhà thì hãy chủ động tìm đến bác sĩ. Bởi lúc này có nguy cơ cao là bạn đang sống chung với những bệnh lý cơ xương khớp tiềm ẩn.
Những Lưu Ý Tập Thể Dục Khi Mang Thai
Mang thai không phải là khoảng thời gian để bạn cố gắng giảm cân hoặc bắt đầu một lịch trình vận động mạnh mẽ , nhưng nếu như bạn không phải là người nằm trong danh sách có thể gặp rủi ro cao, thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi chế độ tập luyện từ cấp độ nhẹ đến vừa phải. Bắt đầu một cách chậm rãi và khôn ngoan
Nếu trước khi mang thai bạn ít tập thể dục thì bây giờ chỉ nên bắt đầu luyện tập 10 phút một lần và cứ thế, cho đến khi hoàn thành 30 phút mỗi ngày và các ngày trong tuần. Mẹ bầu không nên cố tập luyện đến mức kiệt sức hay đốt cháy quá nhiều năng lượng
Hãy ăn uống một cách điều độ và uống đủ nước. Mang thai đồng nghĩa với việc bạn cần thêm gần 300 calo một ngày, phụ thuộc vào cân nặng khi bạn mang thai.
Tập luyện an toàn
Nếu như bạn đang mang thai và bắt đầu tập luyện, thì cần xem xét những yếu tố sau:
Đi bộ: Việc này được các bà mẹ ưu tiên bởi vì tính an toàn và dễ dàng của nó, cũng như tác dụng cải thiện hệ tim mạch. Đây chính là cách hoàn hảo để bắt đầu nếu bạn chưa từng tập luyện trước khi bước vào thai kỳ.
Các lớp học aerobic nhẹ nhàng: Nên xem xét một lớp nào đó dành riêng cho bà mẹ đang mang thai.
Bơi lội: Đây là một hình thức rất tốt để tập luyện bởi vì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ được vận động, thêm vào đó, nước sẽ giúp cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn giữ được vóc dáng cho bạn dù đang mang bầu.
Yoga: Cách này giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và khiến cơ thể trở nên mềm dẻo, khỏe mạnh hơn.
Những hoạt động cần tránh
Thể thao rủi to cao như môn lặn và các hoạt động mạnh mẽ như cưỡi ngựa, trượt tuyết, lướt ván nước đều không được khuyến khích khi bạn mang bầu.
Các hình thức tập luyện khác như đạp xe thì nên chú ý hơn hoặc dừng lại cho tới khi bạn sinh nở xong. Trong khi những người yêu thích môn này thì không tán thành, một số chuyên gia lại cho rằng việc đạp xe trong tháng quý thứ 2 hoặc 3 sẽ gây nguy hiểm bởi vì bạn sẽ khó giữ thăng bằng và có thể bị ngã trong khi tập luyện.
Mang bầu không phải là lúc để bắt đầu tập chạy, mặc dù cũng có thể chấp nhận được nếu bạn đi bộ thường xuyên trước đó. Bạn có thể cần điều chỉnh lịch chạy bộ trong khi mang bầu, mặc dù thế, cần trao đổi thêm với bác sĩ tư vấn sức khỏe khi cần thiết.
Giảm cân và các bài tập có động tác một chỗ lâu cũng có thể giảm lương máu cung cấp cho thai nhi. Cố gắng giữ chuyển động bằng cách thay đổi vị trí hoặc bước lên bước xuống một cách nhịp nhàng.
– Chóng mặt hoặc cảm thấy uể oải. – Cơ bị yếu đí. – Đau đầu – Đau ngực – Bắp chân bị đau hoặc sưng phồng lên. – Chảy máu âm đạo – Co rút (hoạt động trước kỳ) – Chảy dịch âm đạo – Thai nhi đạp yếu đi. – Tim đập nhanh trong khi đang nghỉ ngơi.
Theo Afamily
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Tập Thể Dục Trước Khi Ngủ Có Giảm Cân Không? Lưu Ý Khi Tập?
Tập thể dục trước khi đi ngủ có giảm cân không?
Một số nghiên cứu cho biết, tập thể dục buổi tối trước khi đi ngủ mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe lẫn tinh thần cho người tập luyện. Cụ thể, khi áp dụng các bài tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ giải tỏa stress giúp tinh thần vui vẻ, dễ chịu hơn đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. Ngoài ra, tập thể dục trước khi đi ngủ là thời điểm chuẩn bị kết thúc một ngày, mọi vướng bận trong công việc và cuộc sống tạm gác lại, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái về thời gian giúp bản thân tập trung vào từng bài tập hơn. Vậy theo bạn, tập thể dục trước khi đi ngủ có giảm cân không?
Các bài tập thể dục trước khi đi ngủ.
Các chuyên gia sức khỏe đã nhận định, tập thể dục trước khi đi ngủ đúng cách và lựa chọn thời gian thích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, trong đó có tác dụng giảm cân. So với các thời điểm khác trong ngày, tập thể dục trước khi đi ngủ không nên thực hiện bằng các bài tập nặng, sử dụng cường độ cao. Bằng việc áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không tốn sức lại có thể giúp cơ thể đốt cháy được một lượng calo tương đối lớn. Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một số bài tập thể dục trước khi đi ngủ đơn giản, có tác dụng đánh bay mỡ thừa. Các bài tập này gồm có:
1. Bài tập đứng gập người.
Đứng gập người là một trong những bài tập thể dục rất thích hợp cho bạn tập luyện trước khi đi ngủ. Thực hiện động tác gập người này sẽ giúp toàn bộ vùng bụng được tác động trực tiếp, tạo điều kiện tiêu hao mỡ thừa vùng bụng rất hiệu quả. Ngoài ra, bài tập còn hỗ trợ tăng sự dẻo dai cho cột sống và cơ chân. Hướng dẫn chi tiết bài tập đứng gập người cụ thể như sau:
– Bạn đặt 2 chân rộng bằng vai, lưng để thẳng tự nhiên.
– Sau đó, cúi người gập xuống và giữ 2 chân thẳng đến khi tay chạm đến sàn nhà.
– Thực hiện động tác nhiều lần trong vòng 15 phút để đạt kết quả tốt nhất.
2. Bài tập lưng bụng.
Áp dụng bài tập lưng bụng vào buổi tối trước khi đi ngủ có tác dụng tiêu hao mỡ thừa vùng bụng rất tốt. Nếu bạn thường xuyên tập luyện bài tập bụng này sẽ giúp vòng eo của bạn nhanh chóng thon gọn hơn, tạo vóc dáng cân đối, hài hòa. Hướng dẫn bài tập thể dục trước khi ngủ này gồm các bước sau:
– Bạn trong tư thế nằm ngửa trên thảm tập Yoga, 2 chân giơ lên cao để 2 đầu gối tạo góc 90 độ, 2 tay đặt sau gáy để khuỷu tay ngang tầm với vai.
– Thở ra rồi uốn cong xương sống để vươn người về phía trước trong khi bụng căng cứng. Phần lưng vẫn áp sát dưới thảm tập. Lưu ý, không dùng tay để kéo đầu vai về phía trước.
– Sau đó, từ từ hít vào và trở về tư thế ban đầu.
– Tiếp tục lặp lại toàn bộ động tác cho đủ số lần được yêu cầu.
3. Bài tập Plank.
Plank là bài tập thể dục đơn giản rất phù hợp cho bạn tập luyện trước khi đi ngủ. Các động tác của Plank có tác dụng làm săn chắc cơ bắp, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa trên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là cơ bụng rất hữu hiệu. Hướng dẫn cách thực hiện bài tập Plank cơ bản như sau:
– Bạn trong tư thế quỳ trên thảm tập Yoga, sau đó vươn người về phía trước, chống 2 khuỷu tay lên thảm tập sao cho khuỷu tay tạo góc 90 độ và khoảng cách 2 cánh tay rộng bằng vai.
– Tiếp tục duỗi 2 chân về phía sau rồi nâng phần thân dưới lên bằng cách chống 2 mũi chân xuống thảm tập.
– Lúc này, từ gót chân đến mông, lưng, vai, đầu của bạn tạo thành một đường thẳng.
– Thực hiện động tác hít thở đều để duy trì tư thế này càng lâu càng tốt.
4. Bài tập nâng chân.
Đây là bài tập thể dục có tác dụng giảm mỡ bụng và mỡ bắp đùi rất hiệu quả vào buổi tối trước khi ngủ. Nhằm phát huy tác dụng của bài tập thể dục này, bạn nên áp dụng bài tập theo các bước như sau:
– Bạn nằm ngửa trên sàn nhà, 2 tay dang rộng 2 bên và 2 chân duỗi thẳng song song với nhau.
– Nâng 1 chân trái thẳng hướng lên trần nhà để tạo thành góc 90 độ.
– Sau đó hạ chân xuống rồi tiếp tục lặp lại động tác nâng chân lên. Thực hiện động tác 20 lần.
– Đổi chân phải và lặp lại động tác tương tự 20 lần.
– Hít thở đều đặn khi thực hiện các động tác.
5. Bài tập chống đẩy.
Chống đẩy cũng là bài tập thể dục buổi tối giúp bạn giảm cân thành công. Hãy áp dụng bài tập này theo các bước sau để đạt kết quả cao nhất. Các bước tập gồm có:
– Hãy bắt đầu với tư thế Plank cao, sử dụng bàn tay và mũi chân để nâng toàn bộ thân người lên cao sao cho từ gót chân đến mông, lưng, vai, đầu tạo thành một đường thẳng.
– Siết cơ bụng và cơ bụng lại. Thở ra và từ từ hạ thấp người xuống đồng thời mở rộng khuỷu tay để thân người tiếp tục hạ thấp cho đến khi ngực cách sàn khoảng 2-3cm hay khi khuỷu tay và cánh tay tạo thành góc 90 độ.
– Giữ tư thế trên trong 1 giây rồi nâng người lên để trở về vị trí ban đầu trong khi hít vào.
– Tiếp tục lặp lại toàn bộ động tác cho đủ số lần được yêu cầu.
Lưu ý khi tập thể dục trước khi đi ngủ.
Có thể thấy, tập thể dục trước khi đi ngủ rất an toàn và hiệu quả cho nhiều đối tượng tập luyện khác nhau. Vậy khi tập thể dục buổi tối trước khi ngủ bạn cần lưu ý những gì để mang lại kết quả tốt nhất? Các chuyên gia thể dục cho biết, để tăng hiệu quả tập thể dục trước khi ngủ và đảm bảo an toàn cho chính mình bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Tham gia tập thể dục trước khi ngủ bạn không nên tập luyện ngoài trời mà hãy chọn cho mình không gian thoải mái tại phòng khách hay phòng ngủ của mình.
– Nên áp dụng các bài tập thể dục trước khi ngủ 1-2 tiếng để tránh cơ thể bị mệt mỏi, gây mất ngủ sau đó.
– Hãy ăn nhẹ nhàng bằng một chút tinh bột, hoa quả trước khi tham gia tập thể dục buổi tối. Tuyệt đối không nên tập thể dục ngay sau khi ăn tối, hãy cố chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn.
– Trong trường hợp bị đau cơ, hay phụ nữ đến ngày “rụng dâu” thì bạn không nên tập thể dục buổi tối.
– Bạn không nên tập thể dục sau 20h30 bởi sau thời gian này cơ thể của bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn để chuẩn bị chìm vào giấc ngủ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nên Tập Thể Dục Khi Bị Ốm: Lưu Ý Quy Tắc Trên Cổ Và Dưới Cổ trên website Giamcantao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!