Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ăn J Cho Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Thực Đơn Ăn Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh

Con mình còi quá 29 tuần mà được có 1100kg. Các mẹ thực đơn hàng ngày ăn uống thế nào?Mình thì tăng cân vù vù mà bé nàh mình lại bị còi. Thật không biết làm thế nào để tới khi sinh bé. Mình chỉ mong bé được 3.2kg.Các mẹ cho mình ít kinh nghiệm đọc tham khảo đc không? Còn mình bé buồn quá….

12 người cảm ơn

bạn uống nước mía hay ăn mía cũng được, mình nghe nói con tăng cân nhanh lăm, mà chính mình đã kiểm chứng bạn mình mang thai lúc 30 tuần đi siêu âm con có 1,2kg về bạn ấy ngày nào cũng uống một túi nước mía đến lúc siêu âm thấy con to quá phải dừng uống đây, đẻ ra bé được 4,2kg. Ma nói thêm là trong thời gianđó bạn mình vẫn ăn uống bình thường, ko tẩm bổ gì thêm cả,

8 người cảm ơn

Chia sẻ với mẹ Hoalytrang.33w2d, mình đi s.a, em bé được 1722g, bác sĩ bảo hơi nhẹ một tí. Mình về măm theo thực đơn sau:Sáng: 7h: bún/miến/phở + 01 trứng vịt lộn 8h: 01 viên procare + 01 viên canxi 9h30: 01 sữa bầu 10h30: 250ml sữa tươi không đường (loại sữa đóng chai dùng trong 5 ngày ý) 12h: cơm trưa (mình ăn nhiều rau và thịt, cơm có 1 bát thôi)Chiều: 2h30: 250ml sữa tươi 4h-4h30: 01 quả chuối + 01 quả cam vắtTối: cơm tối với cả nhà (cơm cũng có 1 bát thôi), tráng miệng hoa quả + 01 hộp sữa chua.33w3d, mình đi s.a lại chỗ anh Đính thì em bé được 2133g (trộm vía con). Mình nghe mà nhẹ cả người.Mình vẫn duy trì ăn như thế này, mình không lên cân nhiều lắm, 34w mà tăng được có 7kg so với hồi chưa bầu thôi (về việc này mình bị nói ghê lắm).Chúc mẹ Hoalytrang đạt được cân nặng của con như ý.

6 người cảm ơn

Hồi mình được 32w thì em bé nhà mình được 1.8kg, bác sĩ thì nói bình thường nhưng chồng thì cứ kêu ca là con bé vì mấy người có bầu cùng thời gian với mình em bé toàn được 2.2-2.4 kg thôi.Mình thấy chồng kêu ca nhiều quá nên cũng thay đổi chế độ ăn một chút. Lúc trước sáng thì gặp gì ăn nấy (chủ yếu toàn đồ khô) sau đó thì sáng mình thường ăn trứng vịt lộn + bún riêu cua, phở hoặc bún thang. Trưa và tối ăn 1/2 bát cơm nhưng mình ăn nhiều canh xương, cá và cua (trước hay ăn rau luộc 😀 ). Mình thay đổi nhiều sữa nên tùy mỗi loại mà uống, Similac, enfa, dumex thì ngày 1 cốc, XO và friso thì ngày 2-3 cốc. Mỗi tuần ăn 1 bữa hải sản, chủ yếu là ngao, sò huyết và tu hài (hôm nào nhiều nhiều xiền thì ăn thêm cua và tôm :D)Đến 36w thì em bé nhà mình được 2.8 kg và đến lúc sinh (39w3d) thì em bé được 3.8kg :).Bác sĩ mình khám có nói là từ tháng thứ 6 trở đi không nên ăn mía và đồ ngọt nhiều để tránh mẹ có thể bị tiểu đường.

Mình lúc đầu cũng lo con nhỏ nên mấy tháng cuối lên lịch ăn uống đều đặn.Mình uống sữa đậu xanh nóng pha với lòng đỏ trứng gà ( cái này là các mẹ bên nhà MUM chỉ cho đấy, tuần làm khoảng 2-3 ly), ngày uống 1 trái dừa, 1 ly mía, 1 ly cam, 2 ly sữa bà bầu, 1 hộp yến, ăn nhiều thịt bò và rau xanh, uống nước nhiều…Trộm vía giờ con mình 38W đã nặng 3,3kg- đang lo con to quá thì khó sanh thường vì mấy tuần cuối con lên cân ghê lắm, nhưng mẹ thì nhìn ko thấy mập thêm tí nào ( lúc mình đi khám 35,3w con chỉ 2kg6 thui).Các mẹ đừng lo lắng quá ( mình bị canxi hóa độ 2 từ tuần 28 lận), cứ bổ sung đầy đủ, quan trọng là phải bổ sung nhiều nước (sữa, hoa quả…) để ối trong và nhiều thì con vẫn hấp thụ đều đều ah.

Các mẹ ơi, theo mình biết thì ăn mía nói riêng, ăn đồ ngọt nhiều đường nói chung là con sẽ to nhưng không phải to là tốt cho em bé đâu ạ.Mình cũng đang lo, hôm qua đi siêu âm 35 tuần, nhưng con có 2.2kg, mình chỉ hi vọng là bác sĩ ở đó đo sai, vì các chỉ số hơi bất hợp lý. Nhưng mình xác định là, nếu có tẩm bổ thì phải ăn nhiều thứ, cơm, thịt, trứng, sữa… chứ không nên ăn mía nhiều.

Những Món Ăn Giúp Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Chóng

Trong thời gian mang bầu, mẹ cứ ăn cật lực 8 thực phẩm này thai nhi sẽ khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng, chào đời cũng ngót nghét 3,4kg.

Những thực phẩm tốt cho bà bầu

Trứng gà xào đậu non nhiều dưỡng chất cho mẹ và bé

Trứng gà chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin A, D, B2, B6, B12, kali, natri…đặc biệt là chất sắt có tác dụng bổ máu và phân giải các chất gây ung thư. Trứng gà xào đậu non với màu sắc bắt mắt, ngon, giòn giúp mẹ bầu giảm lượng cholesterol trong máu và hỗ trợ trí nhớ của trẻ sau này. Các mẹ nên ăn trứng gà xào đậu non trong giai đoạn đầu thai kỳ để hấp thu toàn diện các dinh dưỡng và có lợi cho sự phát triển các cơ quan của bào thai.

Canh cua rau mồng tơi – Món cho thanh lọc cơ thể cho bà bầu

Canh cua rau mồng tơi được xem như món giải nhiệt bởi giá trị dinh dưỡng cao, giúp mẹ thanh nhiệt cơ thể và thanh lọc những chất độc trong cơ thể ra ngoài. Món ngon cho bà bầu này không chỉ đơn giản về cách chế biến mà còn rất kích thích vị giác.

Chuối tiêu

Trong 1 quả chuối chứa 0,4mg vitamin B6. Đây là loại vitamin rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng rối loạn thần kinh, gây mệt mỏi, kiệt sức. Do đó, việc mẹ bầu ăn thêm chuối trong thai kỳ sẽ rất tốt cho hệ thần kinh thai nhi. Đối với các mẹ bầu, chuối còn rất tốt cho cơ, hệ xương, hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa chuột rút trong thai kỳ. Quan trọng nhất, chuối không thể làm mẹ tăng cân nhưng lại cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ thần kinh của thai nhi và giúp các bé tăng cân khỏe mạnh.

Khoai lang mật

Khoai lang chứa rất nhiều vitamin C giúp cho cả mẹ bầu và thai nhi tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng bệnh trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, khoai lang cũng là nguồn cung cấp folate khá dồi dào để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh. Không những vậy, nó còn rất nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, đồng thời giúp dưỡng chất hấp thu vào thai nhi thay vì vào mẹ.

Rau có màu xanh thẫm

Trong các loại thực phẩm tốt nhất cho bà bầu, không thể không kể đến rau xanh. Các loại rau xanh phù hợp cho thai kỳ có thể kể đến như: cải bó xôi, súp lơ xanh, rau dền cơm, rau cải, cải bắp… tất cả đều rất tốt cho hệ thần kinh của thai nhi. Đặc biệt, nhờ hàm lượng chất xơ cao và nguồn vitamin dồi dào, mẹ bầu có thể ăn rau xanh hàng ngày mà không sợ tăng cân, táo bón hay thiếu chất. Nhờ đó thai nhi có thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất mà tăng cân khỏe mạnh đều đặn mỗi tháng.

Mía đường

Thành phần chính của mía là đường tự nhiên. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn. Trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt cũng như các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Đây là những yếu tố cực kì quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Quan trọng hơn, nếu mẹ biết cách uống sẽ giúp thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối thai kỳ đấy!

Trứng gà chín

Trứng là nguồn cung cấp protein, giúp thai nhi nuôi dưỡng xương và cơ bắp. Protein cũng rất cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào thần kinh thai nhi. Điều tuyệt vời nhất là ăn trứng không hề làm me tăng thêm ký mỡ thừa nào cả mà phần lớn dưỡng chất sẽ chuyển lại cho thai nhi. Một tuần ăn khoảng 4 – 5 quả trứng là đảm bảo nha các mẹ!

Thực đơn chi tiết cho bà bầu

Sáng:

– Điểm tâm: 1 trứng vịt lộn + tô bún riêu/ phở hoặc hủ tiếu.

– Bữa sáng thứ hai khoảng 9h: 1 ly sữa + 1 quả chuối

– 10h: 01 viên vitamin + 01 viên canxi

Trưa:

– Bữa trưa: ½ chén cơm + 1 tô canh xương cà rốt, khoai tây + 1 con cá hoặc 6 con tôm vừa + rau luộc

– 2h30: 250ml sữa tươi

Chiều:

– Bữa xế: 1 ly ngũ cốc + 1 quả cam và vài miếng bánh quy. Có thể thay bất cứ món ăn vặt nào tốt cho mẹ bầu như khoai lang, chuối, đậu hũ non…

– Tối: ½ bát cơm + 1 bát canh + 1 miếng thịt bò bít-tết + 1 đĩa trái cây

Khuya: Uống 1 ly sữa trước khi ngủ khoảng 2 tiếng.

Nguồn: http://www.phunutoday.vn/8-mon-ngon-me-bau-cang-an-thai-nhi-cang-khoe-manh-thong-minh-chao-doi-nang-34kg-d169776.html

Mẹ Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Tháng Cuối Thai Kỳ?

Do đó, dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng để bé sinh ra không bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo sức khỏe bà bầu 3 tháng cuối luôn ổn định.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.

Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối?

Không còn những cơn ốm nghén như tam cá nguyệt đầu tiên. Đến tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể thoải mái ăn tất cả những gì mình thích. Mẹ phải làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối?

Chất đạm

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối? Để bé cưng trong bụng tăng cân đúng chuẩn các mẹ đừng quên bổ sung chất đạm. Nên ưu tiên nguồn đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt, trứng, ốc, tôm, cua, cá, … có nhiều chất đạm quý.

Nhu cầu dung nạp đạm thời gian này tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60g lên đến 75-100g/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít. Trong 3 tháng cuối, nhu cầu đạm cho cả mẹ và bé là khoảng 70g/ngày, tương đương với khoảng 100g thịt heo, 150g cá hay cua, thêm 100g lạc, 1 quả trứng…

Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400-500ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi…

Các mẹ ghi nhớ trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu phải cung cấp được tối thiểu 70 gam chất đạm trong khẩu phần ăn của mẹ.

Hàm lượng tinh bột

Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường chiếm 65 – 75% tổng năng lượng, còn lại 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Bổ sung hải sản, cá

Các loại thủy hải sản có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, tuy nhiên lại giàu khoáng chất hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se).

Lưu ý là phải dùng hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Các loại nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò… phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.

Chất xơ, vitamin

Các loại rau củ quả và chất xơ là cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.

Chất béo

Chất béo cung cấp năng lượng và giúp hấp thu vitamin tốt hơn. Chất béo có nhiều trong trong mỡ, dầu, thịt cá… gồm 4 loại (không bão hòa đơn, không bão hòa đa, bão hòa, chuyển hóa) và không phải chất béo nào cũng tốt cho thai kỳ.

Trong đó, chất béo không bão hòa đơn giúp loại bỏ những cholesterol xấu, còn chất béo không bão hòa đa chứa omega-3, thành phần quan trọng trong quá trình “xây não” của thai nhi và các axit béo omega-6, giúp thai nhi tăng cân.

Trong lúc chế biến thức ăn, các mẹ có thể cho thêm vào canh hoặc rau xào 1 – 2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi cũng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng tốt nhất mỗi tuần mẹ nên ăn cá khoảng 3 – 4 lần để cung cấp axit béo cần thiết cho sự phát triển của trí não của bé.

Chất sắt

Trong số thực phẩm tốt cho thai nhi, không thể không nhắc đến sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu cung cấp máu cho thai nhi. Chất sắt cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng cân và phát triển chiều cao của bé.

Những thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào như: Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, rau có màu xanh đậm, trái cây sấy khô… Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kê thuốc sắt, hàm lượng 60mg/ngày từ lúc mang thai cho đến sau khi sinh khoảng 1 tháng. Khi uống sắt các mẹ nên uống bổ sung thêm vitamin C để có thể hấp thu tối ưu hàm lượng sắt.

Canxi

Mẹ ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối? Canxi cũng là khoáng chất không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của hệ xương, răng của thai nhi. Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng… Bà mẹ mang thai (trong suốt quá trình mang thai) cần khoảng 1200 mg canxi/ ngày.

Nhiều chị em truyền tai nhau, muốn tìm kiếm những món ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng thì trong những tháng cuối cùng, mẹ bầu tăng cường ăn trứng vịt lộn (khoảng 3 – 4 trứng/ tuần). Trứng vịt lộn có chứa canxi, photpho, protein, cholesterol,… giúp thai nhi tăng cân nhanh

Bà bầu tháng cuối có nên ăn trứng vịt lộn? Câu trả lời là có, tuy nhiên các mẹ nên lưu ý đối với những ai bị tiểu đường hoặc dư cân trong quá trình mang thai thì tốt nhất nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì hàm lượng cholesterol cao dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày

Muốn thai nhi tăng cân đạt chuẩn, chắc chắn mẹ bầu không quên uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày. Bởi khi mang thai các nhu cầu về dinh dưỡng đều tăng vượt trội đặc biệt là năng lượng, protein, sắt, canxi, axit folic… mà bữa ăn hàng ngày thường không thể cung cấp đầy đủ.

Vì thế, cơ thể mẹ dễ bị thiếu hụt các chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé như: canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo omega 3, omega 6, DHA, ARA… Những dưỡng chất vàng này phát huy hiệu quả khi được bổ sung theo một tỷ lệ và hàm lượng tối ưu trong sữa bầu.

Có thể thấy, ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối không còn là vấn đề quá khó khăn đối với mẹ. Việc ăn uống đủ chất và lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, chế biến kĩ sẽ góp phần củng cố sức khỏe cho mẹ và bé trước hành trình vượt cạn sắp tới.

Tháng Cuối Thai Nhi Tăng Bao Nhiêu Kg, Ăn Gì Tăng Cân Nhanh?

Tháng cuối thai nhi tăng khoảng hơn 0,8 kg – 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ. Tháng cuối bà bầu cần tăng 0.5kg/ tuần, khoảng 3-5kg/ tháng cuối chủ yếu tăng ở phần mông, cánh tay, đùi, bắp tay, là phần năng lượng dự trữ cho bé bú mẹ sau sinh. Vì sao bà bầu cần tăng cân? Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân…

Tháng cuối thai nhi tăng khoảng hơn 0,8 kg – 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ. Tháng cuối bà bầu cần tăng 0.5kg/ tuần, khoảng 3-5kg/ tháng cuối chủ yếu tăng ở phần mông, cánh tay, đùi, bắp tay, là phần năng lượng dự trữ cho bé bú mẹ sau sinh.

Vì sao bà bầu cần tăng cân?

Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay, là hình thức dự trữ năng lượng cho việc cho con bú sau này.

Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kgTam Cá nguyệt thứ hai: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 thángTam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng

Tháng cuối, mẹ và bé tăng bao nhiêu kg?

Mẹ bầu thường tăng khoảng ½ kg mỗi tuần trong tháng cuối thai kỳ, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Giai đoạn này, bé nặng khoảng 3 – 3,4kg, tăng khoảng hơn 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ. Do đó, trong tháng cuối này, mẹ nên duy trì cân nặng cho mình cũng như bé yêu để hạn chế tình trạng bé sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng,…

Mẹ chú ý rằng, tháng cuối thai kỳ mẹ thường gặp tình trạng phù nề khiến tay chân sưng húp do tăng lượng máu lưu thông, nhưng chúng chỉ xuất hiện ở mức độ “nhẹ nhàng”. Nếu mẹ thấy cơ thể sưng nhiều, tăng cân từ 2kg mỗi tuần thì cần gặp bác sĩ ngay.

Việc tăng cân đột ngột ở mức cao như vậy có thể là dấu hiệu của chứng cao huyết áp hoặc tình trạng nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ. Khi mắc phải những chứng bệnh này, thai nhi có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển không bình thường.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong 3 tháng cuối

Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối của mẹ vẫn cần đảm bảo đầy đủ chất để giúp bé duy trì cân nặng và phát triển trí não cho đến lúc chào đời. Về cơ bản, mẹ bầu cần bổ sung các chất, chế độ ăn uống phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten…

Mẹ lưu ý ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 5 – 6kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.

Mỗi ngày, mẹ cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là mẹ đừng bỏ quên lượng axit béo nhất là omega 3 và DHA vì chúng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ của thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng không nên quên rau xanh, trái cây trong mỗi bữa ăn để hạn chế tình trạng táo bón cuối thai kỳ.

Lưu ý cho bà bầu 3 tháng cuối

Mẹ tuyệt đối không được tự ý giảm cân hay giảm khẩu phần ăn bởi đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đủ năng lượng để phát triển hoàn thiện.

Khi tăng khẩu phần ăn lên mẹ cần thận trọng với tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Mẹ tránh ăn quá mặn để giảm áp lực cho thận, hạn chế tình trạng phù chân tháng cuối.

Tránh ăn các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh hay chưa chế biến kỹ, thực phẩm đóng hộp dễ có chất bảo quản.

Tránh uống nước đá vì không chỉ kém vệ sinh, dễ bị viêm họng, mà còn có khả năng gây co thắt huyết mạch.

Tóm lại, mẹ bầu thường tăng khoảng ½ kg mỗi tuần trong tháng cuối thai kỳ, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Giai đoạn này, bé nặng khoảng 3 – 3,4kg, tăng khoảng hơn 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ.

tu khoa

làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh

thang cuoi thai nhi tang bao nhieu gam

tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg

nguyên nhân thai nhi không tăng cân

thuc pham giup thai nhi tang can 3 thang cuoi

3 tháng cuối thai kỳ tăng bao nhiêu kg