Nhiều mẹ bầu cứ đinh ninh rằng khi mang thai phải tăng cân càng nhiều càng tốt, như vậy em bé mới có nhiều dưỡng chất và khoẻ mạnh. Tăng cân là tốt nhưng nếu tăng nhanh và nhiều quá lại là lợi bất cập hại vì chưa chắc đã tốt cho thai nhi mà còn dẫn đến nhiều hệ luỵ không tốt cho cả mẹ lẫn con.
1/ Cách tính cân nặng thai nhi chính xác nhất
Trước tiên, các mẹ tham khảo qua bảng tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chính xác sau đây để biết mình có đang tăng cân đúng chuẩn hay không.
Sau đó bạn kết hợp với cách tính trọng lượng thai nhi theo cách sau để biết được mình có đang tăng cân quá nhiều hay không
Dự trữ mỡ và đạm (quan trọng cho giai đoạn cho bú): 2,7 – 3,6kg.
Trữ lượng chất lỏng tăng thêm: 0,9 – 1,3kg.
Trữ lượng máu tăng thêm: 1,3 – 1,8kg.
Nước ối: 900g.
Tử cung nở lớn: 900g.
Ngực nở lớn: 450 – 900g.
Tiếp theo bạn tính toán với chỉ số cân nặng của mình trước khi mang thai với các thông số gợi ý về chiều cao cân nặng chuẩn của một người bình thường, khoẻ mạnh IBM.
Nếu bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), bạn cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.
II/ Bà bầu tăng cân nhanh phải làm sao?
Nguyên nhân về tâm lý đối với những thai phụ lần đầu có con sẽ được gia đình “tận tình chăm sóc” bằng đủ loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ dẫn đến quá đà. Vì vậy, để tránh tình trạng tăng cân quá nhanh các mẹ bầu cần chú ý:
Khám thai định kỳ: Trong quá trình khám thai, thai phụ nên được theo dõi diễn biến cân nặng của mẹ, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.
Kiểm soát chế độ ăn uống: Giảm ăn vặt, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, ăn có nhiều chất xơ, uống đủ nước và không quên tập thể dục nhẹ nhàng cho vừa sức. Việc tập thể dục cũng giúp cho việc sinh con sau này cũng trở nên dễ dàng hơn.
Hạn chế lượng muối trong thức ăn vì chúng sẽ khiến mẹ bầu bị tích nước, kết quả là cân nặng của mẹ sẽ tăng thêm khá nhiều.
Gạt bỏ khẩu hiệu “ăn cho hai người” bởi mỗi khi mẹ cố ăn thêm một chút nữa “vì con” sẽ khiến cân nặng tăng lên không ngờ.
Tập thể dục khi mang thai đều đặn sẽ giúp duy trì cân nặng của mẹ bầu ở trạng thái ổn định và nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh hơn.
Hạn chế đồ ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước có ga… vì chúng vừa không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi lại khiến mẹ bầu tăng cân “chóng mặt”.
Uống thật nhiều nước để hạn chế bớt cảm giác đói bụng.
Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ, rau củ quả, nước trái cây và nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp.
Chia nhỏ các bữa ăn (5-6 bữa/ngày), ăn chậm, nhai kỹ: Điều này sẽ giúp mẹ bầu no lâu, không có cảm giác quá đói, dẫn đến việc nạp thức ăn một cách không kiểm soát.
Thai phụ nên kiểm soát chặt chẽ việc tăng cân trong thai kỳ. Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 9 – 12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng khoảng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg và 3 tháng cuối là 5-6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.
Tăng cân quá nhanh khi mang thai ảnh hưởng gì?
Những vấn đề với thai nhi khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều
Chấn thương khi sinh: Thai nhi quá to dẫn đến sinh khó, các bé dễ bị chấn thương, đặc biệt khi sinh có trợ giúp (giác hút, phoóc-xép) như: gãy tay, gãy xương đòn.
Rối loạn chuyển hóa sau sinh: Những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm: hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn các bé khác.
Ngạt khi sinh: Sinh thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong.
Bất thường về tim: Theo các chuyên gia, thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.
Những ảnh hưởng đến mẹ bầu nếu tăng cân quá nhiều khi mang thai
Khó lấy lại vóc dáng sau sinh: Khi tăng cân quá mức trong thai kỳ sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, điều này cũng là trở ngại không nhỏ về thẩm mỹ làm cho thai phụ có thay đổi không tốt về ngoại hình như: da chùng không săn chắc, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Mổ lấy thai: Tỉ lệ mổ lấy thai cao khi siêu âm thai to đặc biệt ở những thai phụ có khung chậu bình thường hay hẹp. Phẫu thuật mổ lấy thai cũng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn đối với các bà bầu béo phì. Lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc gây tê, truyền tĩnh mạch…
Thai to: Thai phụ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy mẹ sẽ bị mệt mỏi, tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Hơn nữa, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu.
Đái tháo đường thai kỳ: Trong nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ tăng cân quá mức có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường. Điều đó có nghĩa bé sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành.
mang bầu tăng bao nhiêu cân là vừa, biểu đồ tăng cân của bà bầu, bà bầu tăng cân theo từng giai đoạn, uống sữa bà bầu có tăng cân không, mang thai thang thu 6 be nang bao nhieu, bà bầu tăng cân nhanh, thai 5 thang nang bao nhieu gram