Top 6 # Xem Nhiều Nhất Bài Tập Thể Dục Cho Trẻ Mẫu Giáo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Giáo Án Giáo Dục Thể Chất Chủ Đề Bài Tập Thể Dục Lớp 1

Giáo án Giáo dục thể chất chương trình GDPT 2018

Giáo án môn GDTC theo chương trình mới

Lưu ý: Nội dung có chứa các ký tự đặc biệt, mời bạn tải file về để xem đầy đủ nội dung

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 1 CHỦ ĐỀ: BÀI TẬP THỂ DỤC BÀI 2. ĐỘNG TÁC CHÂN VÀ ĐỘNG TÁC VẶN MÌNHI. Mục tiêu bài học – TRÒ CHƠI CHUYỂN BÓNG

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

– Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

2.1. Năng lực chung:

– Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.2. Năng lực đặc thù:

– Tự chủ và tự học: Tự xem trước động tác chân và động tác vặn mình của bài thể dục trong sách giáo khoa, lập kế hoạch và thực hiện động tác chân và động tác vặn mình trong bài học.

– Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.

3. Địa điểm – phương tiện

– NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

– Phương tiện:

– NL vận động cơ bản: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác chân và động tác vặn mình trong bài thể dục.

– Địa điểm: Sân trường

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

+ Giáo viên chuẩn bị: Kế hoạch bài dạy, trang phụ thể thao, khăn và bóng để phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao, hoa tay tự làm.

1. Tiến trình dạy học

– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

– Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,…

– Chơi trò chơi khởi động: Bịp mắt trốn tìm

* Kiến thức.

TTCB: Đứng nghiêm

– N1: Hai tay chống hông, đồng thời kiễng gót hai chân.

– N2: Hạ gót hai chân, khuỵu hai gối, vỗ hai tay trước ngực.

– N3:Trở về tư thế như N1

– N4: Nhịp 4 về TTCB

– Nhịp 5,6,7,8 thực iện giống nhịp 1,2,3,4

b, Động tác: Văn mình

TTCB: Đứng nghiêm

– N1: Bước chân trái sang ngang, hai tay dang ngang bàn tay sấp

– N2: Vặn mình sang trái, tay phải vỗ vào tay trái

– N3:Trở về tư thế như N1

– N4: Nhịp 4 về TTCB

– Nhịp 5,6,7,8 thực iện giống nhịp 1,2,3,4

– Tổ chức tập luyện đồng loạt.

– Tổ chức tập luyện theo tổ nhóm

– Tổ chức tập luyện theo cặp đôi

* Tập thi đua trình diễn giữa các tổ 3. Kết thúc

– Thả lỏng cơ toàn thân.

-Trò chơi: Chim bay cò bay

b. Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

– Ưu điểm, hạn chế cần khắc phục.

c. Vận dụng: Qua bài học HS vận dụng bài tập thể dục vào buổi sáng để rèn luyện sức khỏe và chơi trò chơi cùng các bạn trong giờ ra chơi.

Gv nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

– Gv HD học sinh khởi động.

– GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi

– GV nêu tên động tác chân và động tác vặn mình, HS quan sát tranh.

– Gọi 2 Hs quan sát tranh và tập trước lớp.

– QS GV tập mẫu kết hợp phân tích động tác..

– GV hô – HS tập theo Gv.

– Gv quan sát, sửa sai cho HS.

– Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

– GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

– GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

– GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

– Giáo viên di chuyển và quan sát, chỉ dẫn cho HS thực hiện

* Có thể kết hợp với âm nhạc nhằm tạo sự hưng phấn, tích cực hơn cho HS trong giờ học

– GV điều hành lớp thả lỏng cơ toàn thân

– Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

– VN thực hiện lại bài tập: tập hợp hàng dọc, dàn hàng đứng nghiêm, nghỉ cho người thân xem.

Dinh Dưỡng Và Bài Tập Thể Dục Cho Trẻ Béo Phì

Muốn giảm cân cho bé đầu tiên bạn cần chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn của bé. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của bé.

Không cho bé ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, kem… Để đảm bảo bé vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loải thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương nhưng ít đường và chất béo hơn. Có thể cho bé ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây.

Trong quá trình thay đổi này, sữa rất cần thiết vì sữa cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, các vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sự phát triển thể chất của bé. Hãy hạn chế các loại sữa béo vì đó là một trong những thủ phạm gây ra chứng béo

Hãy tăng cường các bữa ăn chính cùng gia đình, hạn chế các bữa ăn vặt để bé quen dần với điều này. Hãy cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé cảm thấy vui vẻ không nhớ về các món ăn vặt.

Nước lọc, nước ép trái cây rất tốt cho bé. Tuy nhiên bạn chỉ nên cho bé dùng nước ép trái cây một cách vừa phải vì nếu uống nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như đây là loại thức uống tăng lượng đường trong cơ thể của bé.

Tích cực luyện tập cho trẻ béo phì

Hãy lên kế hoạch tập thể dục cho bé ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu của chứng béo phì. Có thể cho bé tập các bài tập vào sáng và chiều

Bạn hãy tập luyện cùng bé để bé cảm thấy thích thú và cảm thấy được sự quan tâm của cha mẹ dành cho bé. Các môn thể thao đơn giản như đi bộ, tập động tác tay chân, bơi lội,… rất tốt cho quá trình giảm trọng lượng cơ thể của bé. Các trò chơi vận động xung quanh nhà đối với bé từ 1 đến 3 tuổi cũng là một trong những cách tốt để giúp tiêu hao năng lượng của cơ thể.

Cho bé tập các bài tập với thời lượng hợp lý, không nên ép bé tập quá nhiều sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và không muốn luyện tập cho những lần kế tiếp.

Những bài tâp cho bé béo phì

Tập Thể Dục Cho Trẻ Sơ Sinh, Những Bài Tập Và Lưu Ý

Tập thể dục cho trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết để phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Tuy nhiên tập như thé nào không phải là điều ai cũng biết.

Trình tự thao tác: trình tự việc tập thể dục cho con thường chia làm ba bước: bước chuẩn bị trước khi luyện tập, bước luyện tập và bước xử lý sau luyện tập.

Chuẩn bị trước luyện tập

Hãy giữ nhiệt độ trong phòng tốt nhất là khoảng 28oC, trong phòng không nên có gió đối lưu. Trước khi luyện tập cho bé, bạn hãy cắt móng tay và làm sạch móng, lau sạch những móng tay còn sót lại trên tay để tránh làm da bé bị tổn thương. Rửa sạch hai tay và giữ ấm chúng, cởi bớt áo cho bé, chỉ mặc một chiếc áo trong là đủ.

Luyện tập

Vận động nở ngực: cầm chắc hai tay trẻ, cho hai tay gập vào lồng ngực trước rồi mở ra vuông góc với thân người.

Vận động thẳng người: cầm chắc hai tay trẻ, đưa lên đầu, hai cánh tay chầm chậm đưa xuống hai bên thân.

Vận động gập chân: cầm chắc hai cẳng chân trẻ, để hai cẳng chân gập xuống ở đầu gối vuông góc 900 rồi từ từ kéo thẳng hai chân ra.

Vận động nâng chân: cầm chắc hai cẳng chân trẻ, nâng hai chân trẻ lên cao vuông góc với thân trên, rồi từ từ đưa hai chân xuống.

Xoay bàn tay: một tay cầm chắc cánh tay trẻ, tay kia cầm chắc bàn tay trẻ, xoay bàn tay trẻ từ từ theo chiều kim đồng hồ rồi lại xoay ngược chiều kim đồng hồ, sau đó chuyển tay.

Xoay bàn chân: một tay giữ chân, tay kia giữ bàn chân trẻ, xoay bàn chân trẻ ngược chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân.

Lật người: một tay đỡ phần bụng bé, tay kia đỡ phần lưng bé, đồng thời dùng lực nhẹ xoay người bé, bé có thể giữ trạng thái lật người 30 giây đến 1 phút rồi sau đó xoay bé lại rồi lật về đằng kia.

Xử lý sau luyện tập

Cha mẹ nên thay tã sạch cho con trong môi trường ấm áp, thay quần áo sau khi đã tập thể dục.

Tiêu chuẩn cần đạt: trẻ không khóc quấy, không nôn trớ, tinh thần thoải mái vui vẻ.

Những điều cần lưu ý: Tránh tập cho bé lúc quá đói hoặc quá no, thời gian hợp lý nhất là sau khi bé bú khoảng 1 tiếng. Khi bé khóc quấy không muốn luyện tập thì nên dừng ngay.

Khi luyện tập, phòng phải giữ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, có thể bật nhạc nhè nhẹ cho bé nghe.

Động tác khi thực hiện nhẹ nhàng vừa phải, và luôn tập trung chú ý vào ánh mắt bé và nhìn âu yếm bé bằng đôi mắt đầy yêu thương chăm sóc của bạn.

Mỗi động tác lặp lại bốn lần, thời gian luyện tập là 15 phút và mỗi ngày làm hai lần là được.

Thể dục bị động rất tốt với trẻ, cha mẹ nếu có điều kiện nên kiên trì luyện tập cho trẻ. Đương nhiên với trẻ sơ sinh có thể cho ra ngoài hít thở khí trời, và tập cho bé thói quen chủ động luyện tập trong không khí mát mẻ để trẻ cảm nhận hết được niềm vui trong khi tập thể dục thể thao.

Bài tập cho bé 1-4 tháng tuổi

Bài tập 1: Ép tay

– Đặt bé nằm ngửa trên sàn nhà, giường hoặc một mặt phẳng nào đó. Vòng bàn tay bé qua đầu ngón tay của mẹ.

– Nhẹ nhàng kéo căng hai cánh tay của bé của bé vè phía mẹ. Rồi lại ép xuống. Bạn nhớ là không kéo cả người bé nâng lên nhé. Lặp lại động tác này 5 lần

Bài tập 2: Ép ngực

– Giữ hai tay bé như ở bài tập 1

– Dang hai tay bé sang hai bên, sau đó ép vào ngực

– Thực hiện động tác này thật chậm và nhẹ nhàng, lập lại 5 lần

Bài tập cho bé 3-4 tháng tuổi

Bài tập 1: Đạp xe

– Đặt bé nằm ngửa, giữ bàn chân của bé và nhẹ nhàng đẩy một chân bé hướng về phía ngưc bạn, chân kia ép lại.

– Thay đổi bên, lập lại 3 lần.

Bài tập cho bé 5-6 tháng tuổi

Bài tập 1: Đẩy người

– Nắm lấy cánh tay của bé. Giữ bé thẳng lưng, chầm chậm kéo người bé lên theo tư thế ngồi. – Nhẹ nhàng cho bé nằm xuống sàn. Lập lại động tác này 4 lần

Bài tập 2: Chống khuỷu

– Đặt bé nằm úp và đặt hai khuỷu tay của bé dưới vai, cánh tay áp trên sàn nhà.

– Nắm và kéo hông và thân bé lên khoảng 45 độ so với sàn nhà. Để bé dựa người trên cánh tay. Cố gắng kéo chân bé lên cao hơn nhưng nhớ đừng để mũi bé dí vào sàn nhà nhé.

Bài tập cho bé từ 7-8 tháng tuổi

Bài tập 1: Từ ngón chân tới tai

– Đặt bé nằm ngửa

– Giữ chân bé thẳng. Nhẹ nhàng kéo chân phải lên tai trái bé ( nhưng không nên cố ép) và sau đó đưa về tư thế ban đầu. Đổi bên chân và tai.Lập lại 5 lần ở mỗi chân

Bài tập 2: Chống người

– Đặt bé nằm úp, đặt hai tay bạn dưới bụng và xương chậu của bé và kéo phần dưới cơ thể bé lên. Để bé chống hai tay trên sàn nhà để nâng đỡ cơ thể.

– Kéo phần thân dưới của bé lên xuống

Bài tập cho bé từ 9- 11 tháng tuổi

Bài tập 1: Leo núi

– Mẹ ngồi trên sàn nhà, hai chân dang rộng và hơi cong gối. Giữ người bé ngồi trong lòng bạn và giữ hai bên sườn của bé. – Nhẹ nhàng ngửa người ra phía sau một chút và để bé đứng lên trên lòng mẹ. Bài tập này rất tốt cho cơ chân của bé.

Sau khi trẻ được khoảng 6-8 tháng tuổi là 2 mẹ con bạn đã có thể cùng nhau tập thể dục một cách an toàn rồi.

Đi bộ

Đi bộ ít nhất 3 lần/tuần là cách dễ dàng nhất để bạn quay trở lại chế độ luyện tập sau khi sinh. Bạn có thể bắt đầu nhiều hơn hoặc ít hơn số ngày này và sau đó tăng dần tần suất cũng như mức độ đi bộ của bạn.

Bạn có thể mang em bé của bạn theo bằng cách cho em bé nằm trong một dây quàng để đeo trước ngực hoặc sử dụng xe đẩy. Nếu có thể, bạn hãy hòa mình vào nhóm đi bộ của những bà mẹ có con nhỏ sẽ là một cách thú vị cho 2 mẹ con bạn luyện tập.

Bạn cũng nên lựa chọn địa điểm đi bộ trong một công viên, hoặc ở ngoài trời vì điều này sẽ giúp con bạn sẽ có thêm niềm vui và sự khám phá mới.

Yoga

Ý tưởng tuyệt vời nhất là một bà mẹ đang nuôi con nhỏ như bạn có thể tập luyện thể dục là có thể tham gia một lớp yoga dành cho mẹ và bé hoặc tập thể dục ở nhà với video yoga cho bé.

Tuy nhiên việc tìm kiếm video yoga cho bé là một điều không phải dễ dàng. Thực tế, tìm một video tập thể dục tốt cho trẻ khá khó khăn trong mọi trường hợp.

Xe đẩy chạy bộ

Một trong những cách tốt nhất để tập thể dục cùng bé của bạn là mua một xe đẩy chạy bộ. Công cụ này đang trở nên phổ biến vì nó có thể cung cấp nhiều lợi ích cho các phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ sau sinh.

Khi con bạn được khoảng 6 tháng tuổi hoặc lâu hơn, bạn có thể mang em bé trên xe đẩy chạy bộ trong khi bạn chạy bộ. Bằng cách này, bạn không phải lo lắng vì con bạn có đang ở gần bạn không trong khi bạn đang chạy bộ. Chỉ cần chắc chắn bạn chỉnh sửa các bánh xe phía trước của xe đẩy phù hợp nếu bạn chạy bộ một nơi nào đó có đường hơi mấp mô để xe của bé không bị nhào hoặc quá sóc ở những đường chạy mấp mô là ổn.

Pilates là phương pháp thể dục thẩm mĩ kết hợp một chuỗi những hoạt động có kiểm soát nhằm tăng cường sức khỏe và cơ bắp của mẹ và bé. Pilates là một cách tập luyện nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả để cải thiện sức mạnh vùng lưng và bụng của những chị em sau sinh.

Bạn hãy tập trung vào các tư thế cốt lõi giúp giữ cho cơ thể cân bằng. Đặc biệt, pilates có các bài tập về hơi thở và sự liên kết với cột sống nhằm mục đích tăng cường sự dẻo dai của các cơ bắp.

Nếu bạn không thử luyện tập pilates, hãy xem xét mua một video hoặc tham dự một lớp học pilates cũng rất tốt. Sau khóa học bạn có thể luyện tập tại nhà khi vừa trông bé vừa tập luyện.

(St)

Giáo Án Thể Dục 10

– Biết cách thực hiện: Các bài tập bổ trợ kỹ thuật đá cầu, một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh chân, kỹ thuật di chuyển.

– Biết cách thực hiện đúng một số kỹ thuật đá cầu như: tâng cầu, phát cầu, chuyền cầu.

– Thực hiện được các bài tập bổ trợ.

– Hiểu được một số điểm Luật Đá cầu.

– Thực hiện cơ bản được bài tập trên.

– Vận dụng và hiểu biết về luật khi tập luyện và thi đấu.

– Thực hiện cơ bản đúng chạy bền trên địa hình tự nhiên.

Một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật, phát triển sức mạnh chân, kỹ thuật di chuyển. Một số điểm trong Luật Đá cầu. Biết cách tự rèn luyện ngoài giờ học chính khóa.

CHỦ ĐỀ 4: ĐÁ CẦU LỚP 10 (6 tiết) I. MỤC TIÊU : - Biết cách thực hiện: Các bài tập bổ trợ kỹ thuật đá cầu, một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh chân, kỹ thuật di chuyển. - Biết cách thực hiện đúng một số kỹ thuật đá cầu như: tâng cầu, phát cầu, chuyền cầu. - Thực hiện được các bài tập bổ trợ. - Hiểu được một số điểm Luật Đá cầu. - Thực hiện cơ bản được bài tập trên. - Vận dụng và hiểu biết về luật khi tập luyện và thi đấu. - Thực hiện cơ bản đúng chạy bền trên địa hình tự nhiên. II . NỘI DUNG : Một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật, phát triển sức mạnh chân, kỹ thuật di chuyển. Một số điểm trong Luật Đá cầu. Biết cách tự rèn luyện ngoài giờ học chính khóa. III. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Chuẩn bị thiết bị, tranh ảnh, còi, giáo án, - Học sinh :Vệ sinh sân bãi, chuẩn bị sân tập, cầu thi đấu, lướitheo yêu cầu của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Tiết 1(tiết PPCT 43): Tâng cầu cảm giác cầu, phát cầu bằng mu bàn chân. - Giới thiệu kỹ thuật tâng cầu cảm giác cầu, phát cầu bằng mu bàn chân. - Từng học sinh tâng cầu. - Chia theo nhóm 2 hoc sinh đứng đối diện nhau phát cầu bằng mu bàn chân. - Tập phát cầu bằng mu bàn chân trên sân thi đấu. - Chạy bền trên địa hình tự nhiên. A. Hoạt động khởi động : Hoạt động lớp : - Giáo viên tập trung lớp thành 4 hàng ngang giới thiệu nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu bài học. - Cán sự tổ chức lớp khởi động: xoay các khớp..... B. Hoạt động hình thành kiến thức mới : Hoạt động cả lớp : ‚GV ƒ€ƒ€ƒ€ƒ€ ƒ€ƒ€ƒ€ƒ€ ƒ€ƒ€ƒ€ƒ€ ƒ€ƒ€ƒ€ƒ€ C. Hoạt động thực hành : Hoạt động nhóm : - Từng em học sinh tìm vị trí thuận lợi, nghiên cứu, tự tập tâng cầu cảm giác cầu. - Chia theo nhóm 2 hoc sinh đứng đối diện nhau phát cầu bằng mu bàn chân. - Tập phát cầu bằng mu bàn chân trên sân thi đấu. D. Hoạt động ứng dụng : - Giáo viên gọi hoặc cho học sinh xung phong trình diễn lại các nội dung đã học. - Giáo viên cho học sinh chạy bền theo nhóm sức khỏe và giới tính. E. Hoạt động mở rộng : - Học sinh thả lỏng tích cực theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên giao cho mỗi nhóm về nhà sưu tầm về tài liệu về đá cầu. -Tự tập luyện tâng cầu, tự tập các bài tập phát triển sức mạnh chân. Người soạn NGUYỄN VĂN THI GVHD Chuyên môn VÕ QUANG NHÂN

Tài liệu đính kèm:

giao_an_chuyen_de_da_cau.docx