Top 8 # Xem Nhiều Nhất Bé Tăng Cân Quá Nhanh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Bé Tăng Cân Quá Nhanh Có Tốt Không?

Trái với suy nghĩ của nhiều bà mẹ thì tình trạng bé tăng cân quá nhanh có thể gây ra những hệ lụy cực kỳ tiêu cực cho sức khỏe của trẻ trong giai đoạn hiện tại và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này khi trưởng thành.

Cân nặng không phải là thước đo phản ánh sự phát triển hay tình trạng sức khỏe của trẻ có tốt hay không nên mẹ đừng bao giờ lấy sự tròn trịa, mập mạp của bé để tự hào rằng mình nuôi con tốt con khỏe mạnh vì mẹ nên biết thừa cân quá mức về lâu dài cực kỳ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

1. Béo phì thừa cân

– Cân nặng chuẩn của bé là thước đo để mẹ biết bé có đang thừa hay thiếu dinh dưỡng hay không chứ hoàn toàn không phải dựa vào chuẩn để bồi bổ cho bé vượt chuẩn càng nhiều càng tốt.

– Tăng cân nhanh sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng béo phì – đây là căn bệnh cực kỳ khó điều trị hơn cả bệnh suy dinh dưỡng.

– Đối với trẻ sơ sinh thì béo phì có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chiều cao của trẻ , còn đối với các bé lớn hơn thì béo phì có thể làm khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý,…

2. Dậy thì sớm và những nguy cơ về mặt sức khỏe

– Thừa cân sẽ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở các bé gái do sự dư thừa của các tết bào chất béo trong cơ thể. Theo các nghiên cứu cho thấy bé gái thừa cân sẽ bị dậy thì sớm vào độ tuổi từ 7-8 tuổi với các biểu hiện như ngực phát triển, kinh nguyệt có sớm.

– Thừa cân dẫn đến hệ xương khớp còn non yếu của trẻ phải chịu một áp lực lớn dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, đau khớp, chân vòng kiềng.

– Dễ mắc phải bệnh sỏi thận do thừa cân, béo phì ít vận động, uống ít nước.

– Nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường khi còn nhỏ do cơ thể có quá nhiều chất béo làm cản trở việc điều tiết lượng insulin có tác dụng điều hòa đường huyết trong cơ thể.

Vì những hệ lụy nguy hiểm đó mà mẹ nên thay đổi suy nghĩ và có cách nhìn khoa học đúng đắn hơn về sự phát triển cân nặng của trẻ. Để bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt hãy luôn cố gắng duy trì cân nặng và chiều cao của trẻ phù hợp với độ tuổi phát triển, tập cho bé lối sống khoa học lành mạnh, cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh và da đạng thực phẩm.

Bé Tăng Cân Quá Nhanh Mẹ Phải Làm Sao?

Để hạn chế tình trạng bé tăng cân quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này thì điều quan trọng nhất mà mẹ cần làm chính là kiểm soát cân nặng của trẻ và áp dụng những biện pháp tối ưu sau.

1. Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ

– Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời nếu bé tăng cân quá nhanh và thường có mức cân nặng vượt cân nặng chuẩn của trẻ thì mẹ hãy cẩn thận vì tỷ lệ trẻ bị béo phì là rất cao.

– Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên và đều đặn mỗi tháng để kịp thời có giải pháp khắc phục trước khi quá muộn.

– Tốt nhất là hãy cho bé tập ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho bé vẫn là sữa mẹ hay sữa công thức trong vòng 1 năm đầu đời.

– Ngoài ra, trong các bữa ăn phụ mẹ hãy cho bé ăn nhiều trái cây, hay nước hoa quả tốt hơn là các món ăn kẹo bánh đường cao nhưng dinh dưỡng lại thấp.

– Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, kém năng động, quấy khóc nhiều hơn.

7. Không nên cho trẻ xem tivi nhiều

– Tuyệt đối không nên cho trẻ xem tivi khi còn nhỏ, nhất là vừa ăn vừa xem tivi điều này sẽ tạo thói quen sinh hoạt xấu ở trẻ, khiến trẻ mất tập trung khi ăn uống và rất dễ gây nên tình trạng béo phì.

– Nhiều cha mẹ thì cứ cho con ăn theo ước lượng và ép con ăn bằng hết khẩu phần của mình mặc dù bé đã no, thói quen này khiến bé bị thừa cân béo phì và rất dễ rơi vào tình trạng chán ăn, sợ bữa ăn.

9. Đừng lấy thức ăn làm phần thưởng

– Nhiều mẹ có thói quen lấy bánh kẹo, thức ăn ra làm phần thưởng cho trẻ mỗi khi muốn bé hợp tác, điều này sẽ tạo thành một thói quen xấu khiến trẻ tìm đủ mọi cách để được thưởng nhiều hơn chỉ để ăn kẹo, bánh.

Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh

Có rất nhiều thắc mắc khác nhau của các mẹ mới sinh con gửi đến chúng tôi, nhất là vấn đề xoay quanh sữa non cho trẻ sơ sinh trong những ngày tháng đầu đời. Hôm nay chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của các mẹ: – Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ “hoàn toàn” mà vẫn bị thừa cân, béo phì?

Vì sao cho trẻ bú mẹ hoàn toàn mà vẫn béo phì thừa cân?

Béo phì là một tình trạng nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư và giảm tuổi thọ. Bú sữa công thức khi bé còn quá nhỏ có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

Theo cơ sở sinh lý học:

Chắc các mẹ cũng còn nhớ trong 1 bài viết trước đây, chúng tôi có đề cập đến chức năng “lập trình đầu đời” (early-life programming) của sữa non?

Cơ thể loài người có cơ chế vận động giúp chống hấp thụ dư thừa, chống tiếp nhận tế bào bất thường, bắt đầu ngay từ lúc mới sinh và bị ảnh hưởng rất nhiều nếu những cữ bú đầu tiên của bé là sữa mẹ hay là sữa công thức.

Sữa non của mẹ có chức năng “lập trình” hữu hiệu, tạo cho hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh những thông số hấp thụ và trao đổi chất tối ưu. Cơ chế này giúp hạn chế tình trạng thừa cân trong giai đoạn sơ sinh và các giai đoạn tiếp theo trong đời.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì chỉ có một nửa mức bình thường của hocmon leptin trong máu so với ở những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Leptin là hocmon giúp điều chỉnh mức độ hấp thụ và chuyển hóa năng lượng và chúng chỉ được tìm thấy trong sữa mẹ.

Việc bú mẹ cũng giúp tạo ra lượng insulin có ảnh hưởng lâu dài trên khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Hơn nữa, mức độ protein có trong sữa mẹ tương đối thấp so với sữa công thức cũng giúp ổn định trọng lượng cơ thể trẻ về sau này.

Cả nước ối và sữa mẹ cũng giúp thai nhi và trẻ sơ sinh tiếp xúc với hương vị thức ăn, ảnh hưởng đến sở thích hương vị và lựa chọn thực phẩm ăn dặm của trẻ. Như vậy, việc tiếp xúc với thức ăn lành mạnh thông qua việc hấp thụ thức ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn cho con bú giúp bé có thiên hướng chấp nhận các loại thực phẩm lành mạnh hơn, khi bắt đầu quá trình ăn dặm và sau khi cai sữa. Những tiếp xúc đầu tiên với hương vị đầu tiên rất quan trọng trong việc xác định sở thích về thực phẩm về sau trong đời.

Cơ sở khoa học này cũng sẽ giúp các mẹ lý giải tại sao có những bé được cho rằng bú mẹ 100% vẫn bị béo phì, nếu bé không được bú đầy đủ sữa non trong những ngày đầu. Bổ sung sớm sữa công thức khiến bé thiếu các hoocmon cần thiết cho lập trình đầu đời, bé dễ bị giãn dạ dày, và thừa đạm, khi bé “bị” bú những cử đầu là 30ml sữa công thức, thay  vì được bú 5ml-7ml sữa non của mẹ.

Y tế và sức khoẻ cộng đồng

Sự phát triển rầm rộ của các loại sữa công thức trên thị thị trường và việc các mẹ sử dụng sữa bò thay vì sữa mẹ cho con bú cũng gây ra tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ.

Báo cáo sức khoẻ y tế mới đây của Mỹ cho biết tỉ lệ các bệnh béo phì ở bé không được bú mẹ hoặc ở mẹ không cho con bú khá cao, là 13 tỷ USD mỗi năm.

Giải pháp trong trường hợp bé bú sữa mẹ mà vẫn béo phì

Các mẹ hãy tham khảo các bài viết khác của chúng tôi về sữa non, khớp ngậm đúng, tư thế cho bú tốt nhất để đảm bảo con bú sữa non ngay từ đầu, tránh tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ để có một khởi đầu hoàn hảo, đảm bảo cho con sức khoẻ lâu dài!

Dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời là rất quan trọng, các bà mẹ cần biết cách cung cấp cho bé đủ dưỡng chất, làm sao để giảm thiểu các bệnh trẻ em ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

Lo Lắng Vì Con Tăng Cân Quá Nhanh

Hiện tại con tôi vừa tròn 4 tháng, 9.9kg, dài 65cm. Tôi cho cháu bú sữa ngoài không nhiều và sữa mẹ cũng rất ít mà sao cháu tăng cân nhanh quá khiến tôi thực sự lo lắng.

Chào bác sỹ, cháu nhà tôi lúc sinh cân nặng 3,2kg. Tháng đầu cháu tăng 1,3kg, tháng thứ 2 tăng 1,7kg, tháng thứ 3 tăng 2,1kg, tháng thứ 4 tăng 1,6kg. Hiện tại cháu vừa tròn 4 tháng, 9.9kg, dài 65cm. Hiện cháu vừa bú mẹ kết hợp với bú bình. Một ngày cháu bú bình khoảng 3 lần, mỗi lần 70ml. Cháu bú mẹ cũng không nhiều lắm vì mẹ cháu kém sữa. Từ tháng thứ 3 tôi đã cho cháu bú thêm bình 1-2 lần/ngày. Tháng này cháu ăn ít hơn các tháng trước và nghịch, khám phá xung quanh nhiều hơn.

Tôi rất lo lắng vì cháu tăng cân quá nhanh. Liệu từ tháng này trở đi, cháu có bớt tăng cân đi không thưa bác sỹ? Và trong giai đoạn này tôi có thể làm gì để giúp cháu có sự phát triển đúng với độ tuổi? Cháu hiện đang uống sữa Enfalac A+. Rất mong nhận được sự tư vấn quý báu của bác sỹ. Trân trọng cám ơn bác sỹ. (Mẹ bé Trần Ngọc Hương – [email protected])

Chào bạn!

Sữa của bạn là nguồn năng lượng chính giúp bé tăng trưởng (tháng thứ 3 cho bé ăn thêm sữa công thức bé tăng 2,1kg, gấp gần 3 lần tốc độ tăng cân trung bình). Như vậy trước tiên bạn không nên cho bé ăn thêm sữa công thức, bé chỉ cần bú mẹ là đủ (chế độ ăn của mẹ cần hạn chế các thức ăn béo ngọt,giàu bột đường…). Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục duy trì tới 24 tháng tuổi. Bạn cũng nên lưu ý nếu bé có kèm theo biểu hiện như chậm lẫy bò, ngủ không sâu, bẹp đầu, rụng tóc… hoặc các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên xem xét đưa bé tới gặp bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa để nhận được sự thăm khám và tư vấn cụ thể.

Chúc bé luôn khỏe mạnh, thông minh!

Ngồi máy tính quá nhiều dễ mắc bệnh , bệnh và . Đến nhà thuốc nam An Dược để có bài tập và bài thuốc nam hay điều trị bệnh hiệu quả!