Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Tăng Cân Khi Mang Thai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Tăng Cân Khi Mang Thai

Biện pháp cân hàng tuần hoặc hàng tháng giúp chăm sóc sức khỏe tốt cho người mang thai dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình mà có thể điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi mang thai bạn không thể cứ leo lên leo xuống trên chiếc cân hàng truyền thống được, mang thai đã rất mệt mỏi, nếu thai càng lớn hơn bạn sẽ rất vất vả điều này, vì vậy nếu có thể hãy trang bị cho gia đình một chiếc cân điện tử nhỏ gọn hợp với túi tiền của gia đình bạn.

Để biết có béo phì lúc mang bầu hay không người mang thai kiểm soát như sau:

Tăng khoảng 1-2kg trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.

Tăng khoảng 5kg trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kì.

Tăng khoảng thêm 6kg giai đoạn cuối thai kì.

Việc tăng cân hợp lí như thế này giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh hơn do không tăng quá đột ngột hay rơi vào tình trạng tăng cân chậm thiếu cân cũng như không nên vượt quá 15kg sẽ gây nên các bệnh khác ảnh hưởng có thể là: tăng huyết áp, sảy thai, tiền sản giật, bệnh đái tháo đường thai kỳ, máu đông, khó sanh, sinh non,…

Kết hợp tăng giảm cân như thế nào cho phù hợp ?

KHI MẸ DƯ CÂN: Bổ sung thêm nhiều chất rau và hoa quả song song việc hạn chế ăn các chất béo, quá nhiều dinh dưỡng, kết hợp ăn rau hoa quả trước bữa ăn có thể bổ sung thành phần nhiều rau trong bữa ăn. Không nên dung nạp thêm nhiều chất Carbohydrate(tinh bột), không nên ăn nhiều đồ ăn ngọt nhiều đường.

Hãy bắt đầu một ngày bằng bữa sáng giàu dinh dưỡng gồm một lượng vừa đủ protein, carbohydrate, chất xơ và một lượng nhỏ chất béo có lợi.

Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm từ sữa ít béo. Không nên dùng các thức ăn chế biến sẵn, khoai tây chiên đóng gói, và các món tráng miệng có nhiều đường.

Nếu bạn hay đói hãy dự trữ các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như phô mai ít béo, sữa chua, cà rốt và trái cây tươi như táo hoặc chuối. Bằng cách này, bạn sẽ ít thấy thèm các món ăn vặt.

Chọn những “món thay thế” cho thức ăn nhiều chất béo. Chẳng hạn như sữa chua mát lạnh thay cho kem, bánh mì tròn thay cho bánh rán, bỏng ngô thay cho khoai tây chiên.

Uống nhiều nước lọc thay nước trái cây.

Tập thể dục thường xuyên với sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn thấy khó khăn để bắt đầu hoặc duy trì lịch tập, hãy tìm một người bạn tập để cùng đi bộ hoặc đi bơi với mình, như thế bạn sẽ có thêm động lực. Chỉ cần 20 phút đi bộ mỗi ngày cũng tạo nên sự khác biệt cho sức khỏe của bạn đấy.

KHI MẸ THIẾU CÂN: với những bà bầu lười ăn, không thể cung cấp nhiều chất thì ngoài việc ăn kèm rau xanh, bổ sung càng nhiều chất dinh dưỡng trong thành phần ăn, nhiều protein hay carbohydrate. Vì mẹ lười ăn, ăn không ngon miệng nên cũng phải có sự hỗ trợ của các loại vitamin tổng hợp, và nên gặp bác sĩ trong quá trình mang thai để điều chỉnh hợp lí, uống đúng thuốc đúng liều.

Uống sữa lắc mỗi ngày, bạn có thể chế biến sữa lắc với trái cây để bổ sung vitamin C. Bạn cũng có thể ăn thêm kem để có thêm calorie và canxi.

Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất béo tốt như trái bơ hoặc các loại hạt.

Thử ăn trái cây khô nếu có thể. Trái cây khô không dễ gây no như trái cây tươi khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn và có thêm lượng calorie lành mạnh.

Thêm vào các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ

Ngoài ra, cần phải cung cấp các loại vitamin cho cơ thể như vitamin A giúp tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, vitamin A có trong thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại rau củ có màu xanh thẫm như: rau muống, rau cải, củ dền, cà rốt hoặc các loại trái cây có màu đỏ như: đu đủ, cà chua, gấc…

Cung cấp vitamin D và canxi cho cơ thể để giúp phát triển xương cho cả mẹ và bé, thiếu vitamin D và canxi có thể gây còi xương cho trẻ khi được sinh ra. Thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D như: cá, tôm, cua…

Chất sắt cũng không thể thiếu trong quá trình mang thai vì nếu thiếu sắt sẽ gây tình trạng thiếu máu cho người mẹ và chất sắt đóng vai trò trong việc trữ thêm oxy trong hồng cầu của bạn và cho sự phát triển trí não của bé, chất sắt có trong các loại thực phẩm như: thịt bò, cá, trứng, trái cây sấy, bánh mì và các loại rau xanh…

Tuy nhiên, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng tùy theo mức độ tăng cân của thai kỳ:

Nếu không muốn bị tăng cân quá nhiều thì các thai phụ nên chọn thức ăn ít đường, béo, hay những thức ăn chiên xào, thức ăn đóng hộp. Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn chế biến bằng luộc, hấp. Cung cấp nước cho cơ thể vì nó quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn cảm giác đói và thèm ăn. Tránh nhịn ăn vì có thể sẽ làm bạn thấy đói và có hiện tượng ăn bù vào bữa sau.

Còn với những thai phụ bị nghén nhiều thì nên tránh những thức ăn có mùi khó chịu. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và tốt nhất là nên có những đồ ăn vặt hay ăn nhẹ ở quanh mình.

Các thai phụ cũng cần lưu ý là nên đi thăm khám thường xuyên để các bác sĩ có lời khuyên trong việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất hợp lý trong thai kỳ.

Vì vậy tăng giảm cân hợp lí rất quan trọng với bà bầu và việc tăng hay thiếu cân để điều chỉnh hiệu quả nên dùng cân thường xuyên để theo dõi tình trạng của bản thân trong quá trình mang thai. Ngoài ra bà bầu phải kết hợp đi bộ 1000 bước mỗi ngày thể dục để tốt cho sức khỏe cho dù ở tình trạng nào, cũng như đốt bớt lượng mỡ thừa, vận động dễ sanh sau này.

Hướng Dẫn Tăng Cân Đúng Cách Khi Mang Thai

Hướng dẫn tăng cân đúng cách khi mang thai: Tăng cân khi mang thai như thế nào là bình thường? Theo các chuyên gia khoa sản, cân nặng khi mang bầu của mẹ suốt 9 tháng mang thai chỉ cần tăng từ 10-14kg là đủ. Bài viết hướng dẫn mẹ tăng cân đúng cách khi mang thai sao cho hợp lý và khoa học.

Tăng cân đúng cách khi mang thai tốt hay không tốt?

Việc tăng cân đúng cách khi mang thai là cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên tăng cân như thế nào là hợp lý thì không phải ai cũng biết cách. Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến các mẹ thường ăn uống nhiều khiến việc tăng cân không thể kiểm soát, thậm chí có những người còn tăng đến 20-30kg.

Việc tăng cân khi mang thai quá nhiều như thế này là không hề cần thiết nếu không muốn nói là có thể gây những tác dụng phụ như khiến mẹ và bé béo phì, tiểu đường thai kỳ và gặp khó khăn trong vấn quá trình sinh nở. Vậy làm thế nào để tăng cân đúng cách khi mang thai và “hãm” cân nặng ở một con số khoa học?

Trọng lượng cơ thể mà chị em nên tăng khi mang bầu sẽ dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi mẹ có. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của mẹ.

Đối với mẹ bầu đơn thai, nếu chỉ số BMI:

Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m)

– BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg

– 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg

– 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg

– BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ

– 18 <= BMI < 23: tăng từ 16,8 đến 24,5 kg

– 23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg

1. Hạn chế chất béo

Để tăng cân đúng cách khi mang thai và kiểm soát để cân nặng không tăng lên quá nhiều trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

2. Ưu tiên đồ luộc, hấp

Thực phẩm mà mẹ nên lựa chọn để bổ sung vào cơ thể là các loại dầu ăn thay vì mỡ động vật và các thực phẩm nhiều mỡ khác. Với thức ăn hàng ngày chị em nên sử dụng dầu oliu, vừa tốt cho sức khỏe lại không làm mẹ tăng cân nhiều trong thai kỳ.

3. Tránh đồ ngọt, đồ ăn nhanh

Các món ăn chiên, xào với quá nhiều dầu mỡ chỉ làm các mẹ bầu béo phì thêm thôi chứ không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho em bé. Để hạn chế việc tăng cân, các mẹ nên thường xuyên ăn các món luộc, hấp… vừa giữ được hương vị của thức ăn vừa khiến chúng ta đỡ béo hơn.

Để tăng cân đúng cách khi mang thai thì mẹ nên tránh đồ ngọt và thức ăn nhanh. Những thức phẩm này không hề tốt cho con thể mà còn khiến mẹ bầu tăng cân khá nhanh. Nếu như trước khi mang thai, mẹ có thói quen nhâm nhi vài miếng bánh ngọt mỗi tuần thì khi bầu bí nên “cấm miệng” luôn mà thay bằng những thực phẩm khác lành mạnh hơn như ăn hoa quả chẳng hạn.

5. Uống đủ nước

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp mẹ nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp chị em bầu bớt ốm nghén.

6. Tập thể thao thường xuyên

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì để tăng cân đúng cách khi mang thai, hãy nhấm nháp những loại đồ ăn mẹ thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

7. Kiểm soát trọng lượng

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể mẹ bớt mệt mỏi và giảm triệu chứng buồn nôn. Điều này cũng giúp mẹ bớt ăn uống những đồ ăn vặt khi mẹ thấy đói nhưng thực sự chỉ là khát. Mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn nếu mẹ tập thể thao hoặc vận động nặng.

Việc này nói thì dễ nhưng làm được khá khó. Tập luyện thể thao sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, bớt đau đớn và kiểm soát cân nặng rất tốt. Những môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu là đi bộ, yoga, bơi lội…

Muốn tăng cân đúng cách khi mang thai thì ngay từ những ngày đầu mang thai, mẹ nên sắm riêng cho mình một chiếc cân. Điều này sẽ giúp việc kiểm soát cân nặng trở lên dễ dáng hơn. Hàng tuần, khi thức giấc mẹ nên kiểm tra cân nặng của mình xem tuần này có tăng cân hay không, tăng bao nhiêu.

Khi thấy cân tăng quá nhiều so với chuẩn, mẹ hãy hạn chế việc ăn uống và kiểm soát kỹ lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bằng cách này mẹ sẽ kiểm soát cân nặng tốt hơn và đạt mục tiêu tăng cân đúng cách khi mang thai.

Mức Tăng Cân Chuẩn Khi Mang Thai

Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức:

BMI = trọng lượng/(chiều cao)2

Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) – tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 thì nên tăng khoảng 9 – 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:

+ Thai kì đầu: 1,5 – 2kg (trong 3 tháng)

+ Thai kì giữa và cuối: 1 – 2kg/tháng.

– Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 – 20kg.

– Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 – 300g/tuần.

– Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 – 600g/mỗi tuần sau đó.

Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,…

Mức tăng cân chuẩn ở phụ nữ có thai

Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Nếu tăng dưới 3 kg trong quý giữa của thai kỳ thì nghĩa là bạn cần bồi dưỡng thêm.

Tăng bao nhiêu cân là chuẩn – Mức tăng cân trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu nên biết phần 3

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù chân khi mang thai, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…

Cách Tăng Cân Khi Mang Thai: Bao Nhiêu Thì Đúng Chuẩn?

Tăng cân là “món quà khuyến mãi” mặc định cho tất cả bà bầu khi mang thai. Tuỳ vào thể trạng và từng giai đoạn của thai kỳ, bà bầu sẽ có cách tăng cân khi mang thai khác nhau. Vậy tăng bao nhiêu thì đúng chuẩn?

Bà bầu nên nhớ gì về cách tăng cân khi mang thai?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng cân khi mang thai?

Thai nhi tăng khoảng 30g mỗi ngày kể từ tuần thứ 26 của thai kỳ. Sức khoẻ và cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Thông thường, cân nặng của bà bầu khi mang thai sẽ gồm những yếu tố sau: Trẻ: 3.200g – 3.600g.

Nhau thai: 500g – 900g.

Dịch ối: 900g.

Sự phì đại tuyến vú: 500g.

Tử cung: 900g.

Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.

Mỡ cơ thể: 2.300g.

Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g

Cách tăng cân khi mang thai thế nào thì hợp chuẩn?

BMI là chỉ số khối cơ thể, được tính bởi công thức:

Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)

BMI thể hiện tình trạng dinh dưỡng của một người. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng trước khi có thai của người mẹ, chúng ta có mức tăng cân tiêu chuẩn như sau:

Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9):

Mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:

3 tháng đầu: tăng 1 kg

3 tháng giữa: tăng 4 – 5 kg

3 tháng cuối: tăng 5 – 6 kg

Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5):

Mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Nếu tăng cân quá nhiều, bà bầu sẽ dễ bị tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sinh mổ do bé quá to. Tỉ lệ phù chân, sưng chân cao dẫn đến di chuyển khó khăn.

Bà bầu phải đối mặt với nguy cơ tim, gan và thận bị chèn ép, nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2. Nếu tăng cân quá ít, bà bầu sẽ dễ sinh non hoặc sinh bé thiếu cân.

Lý do là vì bé chậm tăng trưởng trong tử cung dẫn đến thai suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cân quá ít sẽ dễ dẫn đến tình trạng mẹ thiếu sữa sau sinh cho con bú.

Cách tăng cân khi mang thai hợp khoa học nhất

Hạn chế tinh bột

Bà bầu không nên kiêng, cắt giảm hoàn toàn tinh bột ra khỏi thực đơn của mình. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, bắp luộc, khoai lang luộc,… Đó là những sản phẩm ít tinh bột bà bầu nên dùng thử.

Chia thành nhiều bữa nhỏ

Thói quen ăn uống thất thường không đều đặn luôn khiến bà bầu tăng cân không kiểm soát. 3 bữa trong ngày: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và 2 bữa ăn nhẹ là số bữa ăn bà bầu cần đảm bảo.

Tránh các đồ uống ngọt

Những đồ uống ngọt chứa lượng lớn đường khiến mẹ bầu cũng tiêu thụ hàm lượng calo lớn hơn mức bình thường. Có bà bầu nghén ngọt. Tất cả món uống đều bỏ thêm rất nhiều đường dù đó là nước cam hay thực phẩm đóng gói.

Bên cạnh đó, thay thế bằng các đồ uống như sữa không béo, nước, hoặc các đồ uống không đường khác là những sự lựa chọn tuyệt vời!

Thường xuyên tập thể dục

Những bài vận động đơn giản luôn mang đến những tác dụng không ngờ. Điển hình là bài tập thể dục đơn giản nhất là đi bộ. Chỉ 20 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Bổ sung đầy đủ chất xơ

Rau quả, trái cây tươi là nguồn chất xơ vô tận. Những tình trạng khó khăn về tiêu hóa thường gặp khi mang thai như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, trĩ… sẽ được chất xơ giải quyết hết. 25 đến 30gram/ngày là lượng chất xơ cần có.

Mẹ bầu cần uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày. Cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày đem lại lợi ích lớn cho cơ thể phụ nữ nói chung và bà bầu nói riêng.

5 thực phẩm giúp mẹ tăng cân khi mang thai dễ dàng hơn

Đây là thực phẩm quan trọng giúp bổ sung các dưỡng chất DHA cần thiết, giúp phát triển trí não cho thai nhi. Duy trì 2-3 bữa ăn cá một tuần sẽ giúp bạn cải thiện nhiều thứ đấy!

Nước dừa

Trong một lít nước dừa chứa tới 40gram glucid, 2 – 3gram acid amin, 4gram chất khoáng. Do đó, 1 tuần 3 trái dừa sẽ thanh lọc cơ thể rất tốt!

Nước mía

Theo Đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón. Bên cạnh đó, khoa học cũng đã nghiên cứu và kết luận rằng đường trong cây mía chiếm tới 70%, còn lại là các chất béo, đạm và bột.

Như vậy, uống nước mía mẹ đã cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Sữa dành cho bà bầu

Sữa bầu là loại thức uống được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai. Nó bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe bà mẹ và em bé.

Nhất là những chất dễ bị thiếu hụt khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo có lợi cho não như omega 3, omega 6, DHA, ARA…

Trứng

Trứng chứa nhiều axit amin cần thiết cho mẹ và thai nhi, đặc biệt lòng đỏ trứng gà giúp phát triển cơ bắp và trí thông minh cho trẻ.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!