Top 7 # Xem Nhiều Nhất Giảm Tăng Cân Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Tăng Cân Khi Mang Thai

Biện pháp cân hàng tuần hoặc hàng tháng giúp chăm sóc sức khỏe tốt cho người mang thai dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình mà có thể điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi mang thai bạn không thể cứ leo lên leo xuống trên chiếc cân hàng truyền thống được, mang thai đã rất mệt mỏi, nếu thai càng lớn hơn bạn sẽ rất vất vả điều này, vì vậy nếu có thể hãy trang bị cho gia đình một chiếc cân điện tử nhỏ gọn hợp với túi tiền của gia đình bạn.

Để biết có béo phì lúc mang bầu hay không người mang thai kiểm soát như sau:

Tăng khoảng 1-2kg trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.

Tăng khoảng 5kg trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kì.

Tăng khoảng thêm 6kg giai đoạn cuối thai kì.

Việc tăng cân hợp lí như thế này giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh hơn do không tăng quá đột ngột hay rơi vào tình trạng tăng cân chậm thiếu cân cũng như không nên vượt quá 15kg sẽ gây nên các bệnh khác ảnh hưởng có thể là: tăng huyết áp, sảy thai, tiền sản giật, bệnh đái tháo đường thai kỳ, máu đông, khó sanh, sinh non,…

Kết hợp tăng giảm cân như thế nào cho phù hợp ?

KHI MẸ DƯ CÂN: Bổ sung thêm nhiều chất rau và hoa quả song song việc hạn chế ăn các chất béo, quá nhiều dinh dưỡng, kết hợp ăn rau hoa quả trước bữa ăn có thể bổ sung thành phần nhiều rau trong bữa ăn. Không nên dung nạp thêm nhiều chất Carbohydrate(tinh bột), không nên ăn nhiều đồ ăn ngọt nhiều đường.

Hãy bắt đầu một ngày bằng bữa sáng giàu dinh dưỡng gồm một lượng vừa đủ protein, carbohydrate, chất xơ và một lượng nhỏ chất béo có lợi.

Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm từ sữa ít béo. Không nên dùng các thức ăn chế biến sẵn, khoai tây chiên đóng gói, và các món tráng miệng có nhiều đường.

Nếu bạn hay đói hãy dự trữ các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như phô mai ít béo, sữa chua, cà rốt và trái cây tươi như táo hoặc chuối. Bằng cách này, bạn sẽ ít thấy thèm các món ăn vặt.

Chọn những “món thay thế” cho thức ăn nhiều chất béo. Chẳng hạn như sữa chua mát lạnh thay cho kem, bánh mì tròn thay cho bánh rán, bỏng ngô thay cho khoai tây chiên.

Uống nhiều nước lọc thay nước trái cây.

Tập thể dục thường xuyên với sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn thấy khó khăn để bắt đầu hoặc duy trì lịch tập, hãy tìm một người bạn tập để cùng đi bộ hoặc đi bơi với mình, như thế bạn sẽ có thêm động lực. Chỉ cần 20 phút đi bộ mỗi ngày cũng tạo nên sự khác biệt cho sức khỏe của bạn đấy.

KHI MẸ THIẾU CÂN: với những bà bầu lười ăn, không thể cung cấp nhiều chất thì ngoài việc ăn kèm rau xanh, bổ sung càng nhiều chất dinh dưỡng trong thành phần ăn, nhiều protein hay carbohydrate. Vì mẹ lười ăn, ăn không ngon miệng nên cũng phải có sự hỗ trợ của các loại vitamin tổng hợp, và nên gặp bác sĩ trong quá trình mang thai để điều chỉnh hợp lí, uống đúng thuốc đúng liều.

Uống sữa lắc mỗi ngày, bạn có thể chế biến sữa lắc với trái cây để bổ sung vitamin C. Bạn cũng có thể ăn thêm kem để có thêm calorie và canxi.

Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất béo tốt như trái bơ hoặc các loại hạt.

Thử ăn trái cây khô nếu có thể. Trái cây khô không dễ gây no như trái cây tươi khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn và có thêm lượng calorie lành mạnh.

Thêm vào các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ

Ngoài ra, cần phải cung cấp các loại vitamin cho cơ thể như vitamin A giúp tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, vitamin A có trong thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại rau củ có màu xanh thẫm như: rau muống, rau cải, củ dền, cà rốt hoặc các loại trái cây có màu đỏ như: đu đủ, cà chua, gấc…

Cung cấp vitamin D và canxi cho cơ thể để giúp phát triển xương cho cả mẹ và bé, thiếu vitamin D và canxi có thể gây còi xương cho trẻ khi được sinh ra. Thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D như: cá, tôm, cua…

Chất sắt cũng không thể thiếu trong quá trình mang thai vì nếu thiếu sắt sẽ gây tình trạng thiếu máu cho người mẹ và chất sắt đóng vai trò trong việc trữ thêm oxy trong hồng cầu của bạn và cho sự phát triển trí não của bé, chất sắt có trong các loại thực phẩm như: thịt bò, cá, trứng, trái cây sấy, bánh mì và các loại rau xanh…

Tuy nhiên, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng tùy theo mức độ tăng cân của thai kỳ:

Nếu không muốn bị tăng cân quá nhiều thì các thai phụ nên chọn thức ăn ít đường, béo, hay những thức ăn chiên xào, thức ăn đóng hộp. Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn chế biến bằng luộc, hấp. Cung cấp nước cho cơ thể vì nó quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn cảm giác đói và thèm ăn. Tránh nhịn ăn vì có thể sẽ làm bạn thấy đói và có hiện tượng ăn bù vào bữa sau.

Còn với những thai phụ bị nghén nhiều thì nên tránh những thức ăn có mùi khó chịu. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và tốt nhất là nên có những đồ ăn vặt hay ăn nhẹ ở quanh mình.

Các thai phụ cũng cần lưu ý là nên đi thăm khám thường xuyên để các bác sĩ có lời khuyên trong việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất hợp lý trong thai kỳ.

Vì vậy tăng giảm cân hợp lí rất quan trọng với bà bầu và việc tăng hay thiếu cân để điều chỉnh hiệu quả nên dùng cân thường xuyên để theo dõi tình trạng của bản thân trong quá trình mang thai. Ngoài ra bà bầu phải kết hợp đi bộ 1000 bước mỗi ngày thể dục để tốt cho sức khỏe cho dù ở tình trạng nào, cũng như đốt bớt lượng mỡ thừa, vận động dễ sanh sau này.

Mức Tăng Cân Chuẩn Khi Mang Thai

Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức:

BMI = trọng lượng/(chiều cao)2

Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) – tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 thì nên tăng khoảng 9 – 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:

+ Thai kì đầu: 1,5 – 2kg (trong 3 tháng)

+ Thai kì giữa và cuối: 1 – 2kg/tháng.

– Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 – 20kg.

– Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 – 300g/tuần.

– Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 – 600g/mỗi tuần sau đó.

Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,…

Mức tăng cân chuẩn ở phụ nữ có thai

Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Nếu tăng dưới 3 kg trong quý giữa của thai kỳ thì nghĩa là bạn cần bồi dưỡng thêm.

Tăng bao nhiêu cân là chuẩn – Mức tăng cân trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu nên biết phần 3

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù chân khi mang thai, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…

Tăng Cân Khi Mang Thai Tháng Thứ 4

Đừng quá lo nếu mẹ tăng cân khi mang thai tháng thứ 4

Nếu là người luôn quan tâm đến cân nặng của mình thì việc nhìn những con số trên bàn cân tăng lên có thể khiến mẹ cảm thấy thật đáng sợ. Nhất là khi mẹ đang mang thai thì không thể có một thân hình mảnh mai như trước được đâu, chúng mình cần phải tăng cân trong giai đoạn này để đảm bảo sự phát triển của bé yêu đấy mẹ ạ! Mẹ phải chấp nhận rằng mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ trải qua rất nhiều thay đổi, và thậm chí mẹ sẽ không lấy được vóc dáng thời con gái sau khi em bé ra đời. Do đó, thay vì cứ tập trung vào số đo cân nặng thì hãy dành thời gian tập trung vào sức khỏe và tập thể dục giúp có ích cho cả 2 mẹ con.

Khi mang thai, mẹ không chỉ sống vì mình mà còn còn vì bé yêu trong bụng nữa. Sự phát triển của bé là kết quả của những gì mẹ làm: lối sống, tâm sinh lý và nhiều điều vượt xa tầm kiểm soát của mẹ. Nỗi sợ bị mất kiểm soát cân nặng có thể gây khó khăn cho mẹ trong vấn đề ăn uống, do đó, thay vì tập trung vào nhu cầu của mình, mẹ hãy tập trung lắng nghe nhu cầu của em bé trong bụng. Nếu mẹ không hấp thu đủ lượng calories và chất dinh dưỡng, em bé sẽ không thể phát triển đầy đủ và cơ thể mẹ có thể sẽ không sản xuất đủ lượng sữa khi bé chào đời, vì vậy, tăng cân khi mang thai là điều rất cần thiết đấy.

Kiểm soát việc tăng cân khi mang thai tháng thứ 4

Có một sự khác biệt lớn giữa việc tăng cân do quá chiều chuộng bản thân (chẳng hạn như ăn đêm, ăn đồ ăn nhiều năng lượng, ít vận động) với việc mẹ tăng cân khi mang thai cho những lý do hoàn hảo và đẹp đẽ nhất: cho bé yêu của mẹ và hệ thống hỗ trợ của bé đang tăng trưởng bên trong mẹ.

Theo cái nhìn của nhiều người, một người phụ nữ mang thai không những đẹp bên ngoài mà còn đẹp cả bên trong. Nhiều phụ nữ cũng như hầu hết những người bạn đời của họ và nhiều người khác nữa đều cho rằng bụng bầu tròn thì dáng vẻ nữ tính của họ mới đáng yêu và cuốn hút nhất. Thay vì tiếc nuối thời gian thon gọn lúc xưa (mẹ sẽ lấy lại vóc dáng sớm thôi), thì hãy cố gắng làm quen với vóc dáng lúc mang thai của mình và chào đón những đường cong mới (và còn vui hơn khi trông thấy chúng ngày càng lớn – điều đó chứng tỏ bé yêu trong bụng của mẹ cũng đang phát triển). Miễn là mẹ ăn uống lành mạnh và không tăng cân khi mang thai quá mức theo khuyến cáo thì chẳng có lý do gì khiến mẹ phải cảm thấy mình “mập” cả – chỉ là mang thai thôi mà. Những số đo cơ thể tăng lên là hoàn toàn bình thường và chấp nhận được vì đây là những thay đổi từ việc mang thai mang lại, chúng sẽ sớm biến mất sau khi bé yêu chào đời.

Nếu mẹ lỡ tăng cân khi mang thai vượt quá những khuyến cáo, thì dù có chán nản cũng không giúp mẹ ốm bớt (và nếu mẹ là người sản xuất hóc môn estrogen đặc trưng nhiều hơn các bà mẹ khác thì điều đó sẽ còn thôi thúc mẹ ăn nhiều socola bạc hà hơn nữa), nhưng việc kiểm soát lại thói quen ăn uống có thể giúp mẹ đấy. Kiểm soát ăn uống không có nghĩa là ngăn cản mẹ tăng cân khi mang thai (điều đó không tốt trong suốt thai kỳ) – nó chỉ giúp làm chậm quá trình tăng cân xuống mức tốt hơn khi việc tăng cân quá nhanh thôi. Thay vì cắt giảm những yêu cầu về chế độ ăn uống khi mang thai, mẹ chỉ cần thực hiện chúng một cách hiệu quả hơn (như là một ly sinh tố với sữa chua để cung cấp lượng canxi cần thiết thay vì một cây kem).

Kiểm tra sự tăng cân khi mang thai không phải là cách duy nhất giúp cho ngoại hình của mẹ trông đẹp hơn. Nhưng tập thể dục cũng là một cách có thể giúp mẹ kiểm soát cân nặng khi mang thai đấy, tập thể dục sẽ giúp số cân tăng lên vào đúng những chỗ cần thiết trên cơ thể (nhiều hơn ở phần bụng, ít hơn ở phần hông và đùi). Điểm cộng khác của việc luyện tập thể dục đó là nó sẽ làm mẹ cảm thấy vui vẻ hơn (sẽ khó có thể cảm thấy chán nản khi mẹ tập thể dục vì nó thúc đẩy cơ thể sản xuất ra endorphin cao).

Tạo dáng chụp hình khi mang thai

Nếu mẹ đang cảm thấy tự ti, sợ phải chụp hình thì hãy tham khảo những bí quyết giúp chụp hình cho mẹ bầu. Thậm chí nếu mẹ muốn quên đi dáng vẻ lúc mang thai của mình, một ngày nào đó, đứa con sắp chào đời sẽ cực kỳ thích thú nếu được ngắm nhìn những bức hình đầu tiên của chúng khi còn trong bụng mẹ – và chắc là mẹ cũng sẽ như vậy cho mà xem. Để lưu lại quãng thời gian mang thai của bạn cho con cháu sau này xem, hãy nhờ ai đó chụp cho mẹ một tấm hình mỗi tháng. Hãy mặc gì đó vừa vặn (hoặc hở bụng) để có những tấm hình đầy ấn tượng và sau đó sắp xếp chúng vào một quyển album hoặc đăng tải chúng lên một kho ảnh trực tuyến (nhằm dễ dàng chia sẻ chúng với gia đình và bạn bè), nếu mẹ có những tấm hình siêu âm của bé, mẹ có thể đính kèm chung luôn vào album.

Tăng Cân Khi Mang Thai Bao Nhiêu Là Đủ

Trong quá trình mang thai, việc thai phụ tăng cân là rất cần thiết cho thai nhi. Mỗi một giai đoạn thai kỳ là một quá trình cơ thể thai phụ cần phải bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cả người mẹ lẫn thai nhi.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ?

Khi mang thai cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu có sự thay đổi, biểu hiện rõ rệt nhất đó là việc cân nặng tăng lên.

Riêng với mỗi giai đoạn thì biểu đồ tăng cân khi mang thai của bà bầu sẽ có sự thay đổi khác nhau và tùy theo tình trạng dinh dưỡn trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:

Với tình trạng dinh dưỡng bình thường: Mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Cụ thể:

Tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu: tăng 1 kg

Tăng cân khi mang thai 3 tháng giữa: tăng 4 – 5 kg

Tăng cân khi mang thai 3 tháng cuối: tăng 5 – 6 kg

Với tình trạng dinh dưỡng gầy: Mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì: Mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.

Cách tính tăng cân khi mang thai

Cách tính cân nặng cần tăng cho bà bầu cần dựa trên chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai. BMI là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị thừa cân hay quá gầy hay không.

Cách tính: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)

Thông qua chỉ số BMI trước khi mang thai sẽ đánh giá được tình trạng cơ thể của người mẹ để từ đó đưa ra mức cân nặng cần tăng khi mang thai. Có thể tự đánh giá chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê sau đây:

Nguy cơ trong việc tăng cân không điều độ Tăng cân quá ít

Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú

Có thể gây sẩy thai.

Tăng cân quá nhiều

Ảnh hưởng đến mẹ:

Thai phụ tăng cân quá mức có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường và dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp.

Mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són tiểu. Cơ thể quá thừa cân cũng khiến mẹ bầu thấy khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác.

Mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy mẹ sẽ bị mệt mỏi, cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, phù chân. Việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo.

Tỷ lệ mổ lấy thai cao khi thai to ở những thai phụ có khung chậu bình thường hay hẹp. Việc mổ lấy thai trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn đối với các bà bầu béo phì vì lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc gây tê, truyền tĩnh mạch.

Khi tăng cân quá mức trong thai kỳ sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì khiến da chùng không săn chắc sau khi sinh con, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.

Ảnh hưởng đến con:

Thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, dẫn đến xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.

Khi thai quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt.

Rối loạn chuyển hóa sau sinh: những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm khác.

Thai nhi quá to dẫn đến sinh khó, các bé dễ bị chấn thương trong khi sinh.