Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tăng Cân Khi Mang Bầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Học Cách Tăng Ít Cân Trong Khi Mang Bầu

Nhiều bà mẹ trẻ cho rằng khi mang thai số cân nặng tăng lên của mỗi người phụ thuộc nhiều vào thể trạng và cơ địa của từng người. Nhưng thực tế cho thấy, các mẹ có thể kiểm soát được mức độ tăng cân dựa trên việc ăn uống khoa học và rèn luyện hợp lý.

Chỉ tăng 8 kg trong quá trình mang thai

Chị Lê Thanh Hằng (diễn viên múa, hiện đang sinh sống và làm việc ở Thái Nguyên) đã trải qua hai lần sinh nở song lần mang bầu nào chỉ cũng chỉ tăng đúng 8kg. Chị Hằng tâm sự: “Nhiều người nghĩ do công việc của mình coi trọng vóc dáng nên mình mới phải kiểm soát cân nặng khi mang thai song mình nghĩ rằng quan trọng nhất vẫn là đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tăng cân nhiều không có nghĩa là càng khỏe mạnh. Trái lại, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng vừa giúp thai nhi hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa giúp mẹ không cảm thấy nặng nề vì bị tăng cân quá nhiều. Không những vậy, tăng cân vừa đủ còn giúp chị em sau khi sinh nhanh chóng lấy lại dáng, không phải đau đầu, khổ tâm vì bị xấu đi sau mỗi lần mang thai”.

Với suy nghĩ như vậy nên cả hai lần mang thai, chị Hằng đều chỉ tăng đúng 8kg. Chia sẻ về cách ăn uống để “vào con mà ít vào mẹ”, chị Hằng cho biết: “Hai lần mang thai, mình đều để ý đến việc tiêu thụ tinh bột. Thường thì mỗi bữa mình chỉ ăn khoảng 1 bát cơm thôi và chia nhỏ các bữa để không cảm thấy bị đói. Ngoài ra, mình tăng cường uống sữa bầu, ăn thêm khoai lang, các loại đậu, các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, hải sản…”.

Tăng cân đều và không nhiều suốt cả thai kỳ nên cả hai lần mang bầu, chị Thanh Hằng đều vẫn đi diễn, đi múa cho đến tháng thứ 6 của thai kỳ mà hầu hết mọi người đều không hay biết chị đang mang thai.

Ngoài duy trì chế độ ăn uống khoa học thì vận động nhẹ nhàng cũng là một cách giúp bà mẹ 2 con này kiểm soát tốt cân nặng trong quá trình mang thai. Rất may mắn là chị không bị ốm nghén nhiều nên mang thai khoảng 2 tháng, chị đã bắt đầu đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút. Đồng thời, những lúc rảnh rỗi, chị thường tập các bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu dựa trên các clip được hướng dẫn ở trên mạng.

Theo chị, việc đi bộ và tập luyện sẽ giúp cho máu lưu thông trong cơ thể tốt, tránh được nguy cơ bị phù nề, tâm trạng cũng thư thái, không bị mệt mỏi. Và một tác dụng khác mà ít bà bầu nào nghĩ tới đó là việc luyện tập cũng giúp cho da đàn hồi tốt hơn nên khả năng bị rạn da khi mang bầu cũng thấp.

1 tháng sau sinh cân nặng đã trở về vạch xuất phát

Vì kiểm soát được cân nặng mà hai lần trải qua thai kỳ của chị Thanh Hằng đều hết sức nhẹ nhàng: không ốm nghén nhiều, không rạn da, ít mệt mỏi, căng thẳng… Sau khi sinh, chỉ 1 tháng chị đã về lại được đúng “xuất phát điểm” và cơ thể không khác lúc chưa mang thai là mấy.

Gặp chị Hằng ở thời điểm hiện tại, khi chị mới sinh bé thứ 2 được khoảng 6 tháng, thân hình thanh mảnh, làn da trắng hồng, ít ai nghĩ rằng chị đã từng trải qua 2 lần vượt cạn. Hỏi về bí quyết chăm sóc bản thân của mình, bà mẹ 2 con tâm sự: “Đúng là sau sinh, mình về dáng rất nhanh. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều quá trình mang thai và sinh nở cũng ảnh hưởng tới da dẻ, sức khỏe của bạn. Mình cũng vậy. Thế nên ngay từ lúc mang thai, khi bụng bắt đầu phát triển nhanh, mình thường bôi kem rạn da đều đặn hàng ngày, kết hợp với tập luyện, ăn uống khoa học.

Sau khi sinh, mình tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng ít tinh bột, tập luyện mỗi ngày 30 phút cho cơ thể săn chắc trở lại, uống nhiều nước giúp tăng độ ẩm, chống lão hóa cho da. Ăn nhiều rau xanh, tăng cường uống các loại nước cam, nước ép cà rốt… cũng là một cách chăm sóc da rất hiệu quả. Đặc biệt, mỗi khi đi ra ngoài, mình luôn chú trọng bôi kem chống nắng đầy đủ, đeo kính mát…Với vòng hai, ngay sau khi sinh khoảng 1 tuần, mình đã áp dụng đắp bột nghệ với sữa chua. Với những vùng da bị thâm và rạn (dù không nhiều), mình tích cực dùng bã cafe trộn với sữa tươi massage đều đặn, hiệu quả giảm rạn rõ rệt. Sau mỗi lần tắm, mình dùng gừng và nghệ hạ thổ trộn với rượu bôi khắp người. Đây là phương pháp dân gian giúp các bà đẻ nhanh chóng lấy lại làn da trắng hồng, lại có tác dụng giúp lưu thông máu, tránh được hậu sản”.

Mức Tăng Cân Hợp Lý Cho Cho Bà Bầu Khi Mang Thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng thai nghén, nhiều bà bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân, nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng đến 2 kg.

Trong khi đó, với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:

Đối với phụ nữ có mức cân nặng bình thường trước khi có thai: Sự tăng cân khi mang thai hợp lý nên duy trì 0,4 kg/tuần.

Đối với phụ nữ có cân nặng thấp hơn: Mức độ tăng cân cần duy trì 0,5 kg/tuần.

Đối với phụ nữ đã thừa cân trước đó: Mức tăng cân nên hạn chế, còn khoảng 0,3 kg/tuần.

Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng trong khoảng từ 1 – 2 kg, tam cá nguyệt thứ hai tăng 4 – 5kg, tam cá nguyệt cuối tăng 5 – 6 kg.

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của từng bà bầu khác nhau, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người mẹ nào có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho thai phụ là:

Khoảng 11,3 – 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.

Khoảng 12,7 – 18,3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.

Khoảng 7 – 11,3kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai

Khoảng 16 – 20,5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

Lưu ý về tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu nên tăng cân trong khoảng 1,5 đến 2 kg mỗi tháng. Ngoài ra, nên kiểm tra cân nặng đều đặn và thăm khám bác sĩ để được tư vấn nếu tăng ít hơn 1 kg hay quá 3 kg mỗi tháng. Việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé:

Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ.

Tăng cân quá ít dễ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non.

Phụ nữ mang thai nên lưu ý trong thai kỳ, việc ăn uống là cho cả hai mẹ con, nhưng không đồng nghĩa với việc “ăn gấp đôi”. Điều quan trọng là người mẹ phải đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai bằng dinh dưỡng hoặc luyện tập.

Cần nhấn mạnh, thời kỳ mang thai không phải là khoảng thời gian thích hợp cho vấn đề giảm cân, giữ dáng. Vì vậy, phụ nữ khi có thai không nên ăn kiêng, bỏ bữa.

Thai phụ trung bình tăng khoảng 11,3 – 16kg khi mang thai

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/muc-tang-can-hop-ly-cho-cho-ba-bau-khi-mang-thai-a181622.html

Bà Bầu Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh Khi Mang Thai ?

Nguyên tắc giúp thai nhi tăng cân nhanh

Để đưa ra được chế độ ăn phù hợp, mẹ bầu cần biết những nguyên tắc cần thiết để con yêu trong bụng tăng cân nhanh và đúng chuẩn :

Thứ nhất: Về cơ bản sự tăng cân của thai nhi tỉ lệ thuận với sự tăng cân của mẹ. Trong 9 tháng của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 9-14kg là phù hợp, tuỳ thuộc vào chiều cao, cân nặng của chị em trước khi mang thai. Không cần thiết phải tăng cân quá nhiều vì béo phì thai kỳ có thể gây ra biến chứng sản khoa, khó sinh nở.

Thứ hai : Thiết lập chế độ dinh dưỡng, khoa học để đáp ứng sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Nếu thai nhi quá nhẹ cân so với tiêu chuẩn thì việc bổ sung thực phẩm giàu protein hay nguồn đạm cao là rất cần thiết. Để thai nhi tăng cân nhanh, lúc này mẹ bầu cần bổ sung thêm 15 gram đạm mỗi ngày.

Thứ ba : Mẹ bầu có lối sống lành mạnh, năng động sẽ giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời tăng cân nhanh.

Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh

Từ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi, thai nhi sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện các cơ quan, chức năng bộ phận trong cơ thể, đồng thời cũng tăng cân nhanh chóng. Nếu mẹ bầu đang muốn bổ sung dinh dưỡng để thai nhi tăng cân đúng chuẩn, mẹ bầu có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng sau :

Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi

Các chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, bơ, dầu thực vật và đặc biệt là omega 3 có trang hải sản, có vai trò quan trọng giúp não bộ và hệ thần kinh của thai nhi khoẻ mạnh và phát triển toàn diện hơn.

Đây cũng là những dưỡng chất giúp thai nhi tăng cân nhanh vào 3 tháng cuối. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung từ 70-80g chất béo loại này trong bữa ăn của mình.

Ngược lại, thực phẩm chứa chất béo bão hoà đã qua chế biến như thịt rán, khoai tây chiên,…bà bầu cần hạn chế ăn

Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khoẻ

Trong cả thai kỳ, đây là hai khoáng chất quan trọng giúp bé yêu phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, đặc biệt vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung 1500mg canxi, 27mg sắt mỗi ngày.

Ngoài sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, các loại cá, tôm, tép nhỏ cũng rất giàu canxi. Bên cạnh đó, thịt bò, bí đỏ, gan động vật lại rất giàu sắt

Sữa : C ó rất nhiều loại sữa uống cũng như chế phẩm từ sữa cho bà bầu lựa chọn giúp phát triển xương và chiều cao của thai nhi. Trong trường hợp thai nhi hơi nhẹ cân, bà bầu nên tăng cường uống 2-3 ly sữa bầu mỗi ngày vào các bữa phụ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho bà bầu ngoài việc bổ sung canxi, còn có thêm các dưỡng chất như DHA, cholin, kẽm giúp bé yêu thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Trứng : Trứng chứa nhiều axit amin cần thiết cho mẹ và thai nhi, đặc biệt lòng đỏ trứng gà giúp phát triển cơ bắp và trí thông minh cho trẻ. Trứng gà, trứng chim cút được chứng minh là có dinh dưỡng cao hơn hẳn. Khi thắc mắc, mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, nhiều chị em truyền tai nhau mẹo đánh lòng đỏ trứng gà cùng mật ong và sữa ăn thường xuyên sẽ giúp thai nhi trắng trẻo lại tăng cân nhanh.

Tuy nhiên vào những tháng cuối của thai kỳ, hàng tuần mẹ bầu nên ăn thêm 3-4 quả trứng vịt lộn sẽ giúp thai nhi tăng cân tốt. Một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng, 600mg cholesterol, 12.4 lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho và đặc biệt 13.6mg protein (nhiều hơn cả trứng gà), cùng các vitamin tốt cho sức khoẻ như vitamin A, B, C,…nhưng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân cần hạn chế ăn trứng vịt lộn để tránh tắc nghẽn mạch máu do cholesterol cao.

Thịt bò : 100g thịt bò có chứa tới 36g protein, tức là chứa hàm lượng đạm cao. Thịt bò ít mỡ nên mẹ bầu ăn nhiều cũng không sợ bị tăng cân. Nếu các mẹ bị thiếu máu thai kỳ thì rất cần phải bổ sung thịt bò thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Hạt bí ngô : Ngoài bí ngô có tác dụng chống táo bón cho phụ nữ mang thai thì hạt bí ngô còn chứa đến 33g protein. Đây là món ăn vặt dễ ăn dễ mẹ bầu nhâm nhi mà lại giúp bé yêu tăng cần nhanh chóng.

Gan động vật : Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bà bầu cần hạn chế ăn gan động vật nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể ăn được. Bạn chỉ cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều gan động vật, còn thỉnh thoảng bổ sung gan trong bữa ăn hàng ngày thì không vấn đề gì.

Vitamin và chất xơ tăng sức đề kháng

Những tháng cuối của thai kỳ mẹ và bé cần có sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân gây bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, tăng sự dẻo dai cho cuộc sinh gần kề.

Do vậy chị em cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, các khoáng chất và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì,…để bà bầu hấp thu canxi và sắt tốt hơn.

Gạo lứt : So với gạo trắng thì gạo lứt rất nhiều năng lượng, khoáng chất và chất xơ giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu có ăn thêm gạo lứt như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.

Quả bơ : Vào tháng cuối của thai kỳ nếu mẹ muốn con tăng cân nhanh thì nên ăn từ 2-3 quả bơ trong một tuần sẽ giúp cải thiện tình hình cân nặng của thai nhi một cách nhanh chóng, vì trong 1 quả bơ có đến 40g protein.

Nước cam : Không chỉ giàu vitamin C, nước cam còn giàu chất xơ và sắt. Mẹ bầu có thể pha nước cam với một thìa mật ong uống hàng ngày để thai nhi tăng cân nhanh, hiệu quả.

Các Loại Sữa Tăng Cân Nên Dùng Khi Mang Thai Cho Bà Bầu

Sữa tăng cân giàu năng lượng cho bà bầu

Sữa tăng cân cho bà bầu là loại sữa giàu năng lượng là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo). Đối với đối tượng người mang thai, có thể cân nhắc để sử dụng sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase. Loại sữa này nên được áp dụng vào chế độ dinh dưỡng từ tháng thứ 2 của thai kỳ.

Sữa tươi bổ sung lợi khuẩn cho bà bầu

Sữa tươi tăng cân cho bà bầu là sản phẩm sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê… sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím…) được đóng gói vào hộp, bịch, chai… Sữa tươi thuộc nhóm sữa béo, vì thế có thể phù hợp với nhiều đối tượng muốn tăng cân khác nhau. Do đặc thù thành phần thiên nhiên nên người tiêu dùng có thể sử dụng cho các đối tượng khác nhau.

Sữa bột tăng cân chất lượng cao nên dùng khi mang thai cho bà bầu

Sữa bột để tăng cân cho bà bầu hay còn gọi là sữa nguyên kem, sữa béo là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên.

Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ… với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau nên hiệu quả cho đối tượng phụ nữ mang thai.

Một số loại sữa tăng cân cho bà bầu bạn có thể tìm tham khảo.

Theo : thuoctieuhoa.com