Top 5 # Xem Nhiều Nhất Tăng Cân Trong Quá Trình Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Tăng Cân Trong Quá Trình Mang Thai

Vợ tôi mang bầu. Vậy thì tăng cân như thế nào là bình thưởng

Từ khi mang thai đến lúc sinh con, cơ thể phải chịu nhiều thay đổi. Mỡ tích tụ khắp nơi, da mất sự đàn hồi, cơ không săn chắc. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì tất cả sẽ đâu lại vào đấy nếu có phương pháp hợp lý.

Khi mang thai

Hãy tạm ngừng các chế độ ăn kiêng và chấp nhận lên cân: Việc lên cân trong thời gian mang thai là cần thiết, nhưng phải dần dần: rất ít trong ba tháng đầu tiên, 2,5-3 kg cho đến tháng thứ 5, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7 là 3,5-4 kg và khoảng 4,5-5 kg cho đến lúc sinh. Số cân trung bình tăng 10-12 kg.

Tăng khẩu phần ăn nhiều năng lượng. Không nói đến chuyện ăn cho hai người, nhu cầu của phụ nữ mang thai thậm chí còn lên đến 2.000 – 2.200 kcal/ngày vào thời điểm đầu, tăng lên 2.500 kcal/ngày sau đó.

Vào đầu thai kỳ, nguồn năng lượng này được dự trữ dưới dạng protein và mỡ. Sau đó, nó được sử dụng cho việc phát triển ngực, tử cung và lượng máu cung cấp cho thai nhi.

Coi chừng lên cân quá nhiều:Tùy theo hình thể của bạn khi bắt đầu mang thai, sự tăng cân trong quá trình mang thai sẽ không giống nhau. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg.

Vì vậy, nếu bạn là người “tròn trịa” trước đó thì có thể giảm nguồn cung cấp thực phẩm; thay vì 2.500 kcalo, chỉ nên bổ sung 1.800 kcalo/ngày, nhất là trong những tháng cuối, đồng thời giảm chất béo và đường, tuyệt đối không nên ăn vặt.

Tình trạng lên cân nhiều trong thời gian mang thai không phải là không nguy hiểm. Vì một bà mẹ quá nặng cân sẽ có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao và tiểu đường, đẻ khó, sau đó phát triển thành bệnh béo phì rất khó chữa. Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói.

Hơn bao giờ hết, chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.

Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, thịt đỏ, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).

Để rõ ràng hơn, 2.500 calo hằng ngày mà bạn cần tương đương với: 500 ml sữa, 2 hộp sữa chua, 50g pho mát, 200 g thịt, 250 g bánh, 200 g khoai tây, 200 g rau xanh, 300 g trái cây, 20 g bơ, 15 g dầu và 35 g đường. Cuối cùng đừng quên uống thật nhiều nước.

Đừng bỏ thể thao:Chú ý những môn thể thao nhiều nguy cơ. Nguy hiểm đầu tiên có thể xảy ra với phụ nữ mang thai chơi thể thao là ngã và chấn thương, vì vậy nên tránh các hoạt động mạnh. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai, tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm…

Thể thao và mang thai không phải là không hợp nhau, ngược lại, hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…) và chuẩn bị cho việc sinh nở.

Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa). Nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.

3 Giai Đoạn Tăng Cân Quan Trọng Trong Suốt Quá Trình Mang Thai Mà Mẹ Không Thể Không Biết

3 Giai Đoạn Tăng Cân Quan Trọng Trong Suốt Quá Trình Mang Thai Mà Mẹ Không Thể Không Biết Bổ sung dinh dưỡng thai kỳ cho bà bầu theo từng giai đoạn là rất quan trọng bởi lẽ những chất dinh dưỡng mà mẹ dung nạp vào cơ thể không chỉ để nuôi mỗi bản thân mẹ không, mà còn phải để nuôi thai nhi cho khỏe mạnh nữa.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ra sao, thì em bé sẽ đương nhiên nhận được chế độ dinh dưỡng đó thông qua dây rốn.. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng, với mỗi giai đoạn của thai kỳ, thì các dưỡng chất cần bổ sung cho mẹ sẽ có chút khác nhau không?

1. giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ Lúc này thai nhi còn rất nhỏ và chưa thể hấp thu nhiều dưỡng chất. Do đó, giai đoạn này không cần đòi hỏi mẹ phải ăn nhiều hay tăng cân. Nhưng đặc biệt, các dưỡng chất trong giai đoạn này cần chủ yếu để góp phần vào việc hình thành hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của cơ thể. Nhờ đó mà đảm bảo cũng như giảm thiểu được các nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi xuống mức thấp nhất. Chính vì vậy mà mẹ bầu cần tập trung bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất quan trọng sau đây: – Acid folic: đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, nó rất quan trọng với sự phát triển của dây não, hộp sọ và cột sống của thai nhi. Nhu cầu khuyến cáo cho bà bầu là 300-400microgram/ ngày. Nguồn cung cấp acid folic: Rau có màu xanh đậm (rau bina, cải bó xôi), các loại đậu như đậu phộng, đậu lăng; các loại hạt như: ngũ cốc nguyên hạt; và các loại trái cây (trái bơ, trái cam)

Lynn Vo Pregnancy Vui lòng bấm ĐĂNG KÝ (SUBSCRIBE) để nhận video mới nhất của LV :

G+ :

Blog :

Fanpage:

Website:

Recommended videos:

5 Cách Kiểm Tra GIỚI TÍNH Thai Nhi Tại Nhà

CẢNH BÁO: Nếu Bạn “DÍNH” 9 Triệu Chứng Này. Bạn Phải Lo Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh

BÍ QUYẾT GIÚP MẸ VƯỢT QUA WONDER WEEKS CÙNG CON

BẬT MÍ 8 Mẹo Nhìn Sơ Một Cái Là Biết Ngay Giới Tính Thai Nhi

Bảng Cân Nặng Thai Nhi 2019; Những Gì Mẹ Cần Biết Về Tăng Cân Khi Mang Thai

11 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm

Làm Sao Để Phân Biệt SỞI Và SỐT PHÁT BAN? Cái Nào Thật Sự NGUY HIỂM?

CƯỜI RA NƯỚC MẮT: Xuân 2019 Lần Đầu Tiên Evy Nuôi Heo Đất

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình Khó Ngủ?

Siêu Âm Đo ĐỘ MỜ DA GÁY là Gì? Độ Mờ Da Gay Bao Nhiêu Là An Toàn Cho Baby?

3 Phương Pháp Đơn Giản Thử Thai Tại Nhà

Tuần 11- Con NẾM Biết Được Nước Ối Rồi Nè Mẹ!

Tuần 12- Mẹ Vỗ Bụng là Con Vặn Mình Đó Nha Mẹ!!

Tuần 14- Con Biết Nhăn Mặt, Nhíu Mày Rồi Nè Mẹ ơi

Tuần Thai 27: Mỗi Ngày Có Nửa Lít Nước Ối Đi Qua Hệ Tiêu Hóa Của Bé Con

bà bầu kiêng ăn gì, quá trình mang thai, mẹ bầu nên ăn gì, cẩm nang bà bầu, trái cây tốt cho bà bầu, mỹ phẩm cho bà bầu, sữa bà bầu #dinhdưỡngthaikỳchobàbầu #quátrìnhmangthai #LynnvoPregnancy #dấuhiệumangthai #bàbầu #BàBầuĂnGì

=============================================

Tăng Cân Quá Mức Ở Thời Kỳ Mang Thai

Kiểm soát vấn đề cân nặng ở phụ nữ mang thai là không dễ dàng. Với tâm lý chung khi mang thai cần phải ăn cho hai người, nên rất nhiều phụ nữ đã tăng quá cân quá mức khi mang thai. Bạn biết rằng, việc Mang thai không phải là ăn tất cả những gì bạn muốn giống như cảm giác thèm ăn và không kiểm soát được.

Điều này được ví như chuyến du ngoạn ” một đi không trở lại” của các chất giàu năng lượng đến hông và mông… Khi mang thai tuần thứ 22, một số người sẽ khuyến khích bạn chú tâm vào chiếc cân và đặt tay tránh xa khỏi hộp bánh quy, tất nhiên trừ khi bạn đã thay loại thực phẩm làm từ đậu nành vào trong hộp.

Biến chứng: tăng cân quá mức làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp và tiểu đường, thậm chí còn làm tăng các nguy cơ đối với thai nhi. Bạn càng tăng cân, việc thai nhi cũng lớn lên là điều dễ hiểu, tạo áp lực trong việc quản lý thai nghén, và gây rủi ro cho em bé. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu đẻ thường thì chắc chắn sẽ phải dùng đến các dụng cụ hỗ trợ như kẹp hoặc hút chân không. Tuy nhiên, phần lớn mẹ thừa cân quá mức sẽ chọn biện phápsinh mổ và gây ra hệ quả cho cả bản thân và em bé, như thời gian hồi phục lâu hơn (7 ngày đối với sinh mổ so với 2-3 ngày khi sinh thường), phải cách ly em bé và hạn chế việc nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Tăng cân bao nhiêu là đủ. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như có thể dựa vào mục tiêu tăng cân của bạn trước khi mang thai; cho người bắt đầu làm mẹ; hay làm thế nào để đạt được cân nặng lý tưởng của bạn. Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có lời khuyên chung về mức tăng cân hợp lý khi mang thai là dựa trên chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể được tính theo cân nặng (kg) và chiều cao (m) bằng công thức:

Nếu bạn BMI bình thường (18,5-25) thì chỉ được tăng 7-12kg.

Nếu BMI thấp (dưới 18,5) thì cân nặng cần tăng có thể là 12-15kg.

Nếu BMI cao (trên 25) thì cân nặng chỉ được tăng khoảng 6-7kg.

Tổng hợp

Tăng Cân Quá Sớm Khi Mang Thai, Lợi Hay Hại?

Điều gì xảy ra khi mẹ bầu tăng cân quá sớm trong thai kỳ?

Mẹ bầu tăng cân sớm có tác động tới kích thước của trẻ khi chào đời. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu, việc tăng cân sớm ngay khi bắt đầu mang thai ở phụ nữ có thể dẫn tới việc em bé to bất thường khi sinh. Hơn thế nữa, những trẻ sơ sinh này có thể gặp nguy cơ cao về sức khỏe sau này.

Việc tăng cân của mẹ sẽ ảnh hưởng đến kích thước của trẻ, chính vì thế mẹ cần phải kiểm soát cân nặng chặt chẽ để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường và không gặp phải bất cứ vấn đề gì sau khi chào đời.

Mẹ tăng bao nhiêu cân là đủ khi mang thai?

Thông thường, một người phụ nữ chỉ nên tăng 10 đến 15kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng nhiều hơn. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Ốm nghén cùng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn có thể sẽ làm mẹ bầu sụt một vài cân. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các mẹ bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân.

Mức tăng cân lý tưởng của mẹ trong suốt thai kỳ sẽ là:

– Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg

– Tam cá nguyệt thứ hai: 500gr / tuần, tương đương với 5 – 6kg trong 3 tháng

– Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr / tuần, tương đương với 3 – 5kg trong 3 tháng

Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ duy trì cân nặng phù hợp trong thai kỳ

– Cắt giảm đồ ăn vặt giúp mẹ bầu không tăng cân quá nhanh: Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng của mẹ tăng nhanh chóng nhưng chúng lại không mang lại nhiều calo cho cơ thể. Hãy cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga trong chế độ ăn uống hàng ngày và luôn đảm bảo bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé.

– Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ: Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của mẹ trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ trở lên tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa và khẩu phần ăn mỗi bữa cũng ít đi. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp mẹ nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định.

– Ăn bữa sáng đầy đủ: Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến cơ thể muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả mẹ và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.

– Đừng ăn cho hai người: Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, bạn là người biết rõ nhất ăn như thế nào là đủ chất cho cả hai mẹ con. Vì vậy, đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng tăng lên không ngờ đấy.

– Uống đủ nước: Sự thiếu nước đôi khi làm mẹ cảm thấy đói. Nếu mẹ đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể mẹ cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

– Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân. Ngoài ra thể dục đều đặn còn giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh.

Earthmama xin giới thiệu đến mẹ sản phẩm kem trị rạn da organic Bio Mama.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé