Top 9 # Xem Nhiều Nhất Tập Yoga Nguyễn Hiếu Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

7 Bài Tập Yoga Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Yoga không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe, duy trì vóc dáng, giảm căng thẳng mệt mỏi mà còn có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh lý về xương khớp và đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Các bài tập Yoga nhẹ nhàng giúp kéo dãn các nhóm cơ, thúc đẩy tuần hoàn mà không gây tổn thương vị trí thoái hóa.

Yoga tốt cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Khi ngồi làm việc hoặc hoạt động sai tư thế, cổ sẽ phải gánh chịu áp lực kéo dài khiến các nhóm cơ, dây chằng bị co rút và thắt chặt. Không chỉ gây ra các cơn đau khó chịu mà tình trạng này còn gây cản trở tầm hoạt động của cổ. Yoga sẽ giúp xoa dịu và chữa lành những cơn đau do các bệnh lý về xương khớp giúp thư giãn tâm trí, loại bỏ căng thẳng, tăng cường sức đề kháng và làm săn chắc cơ thể.

Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, khi luyện tập đúng cách yoga sẽ phát huy được tác dụng, làm tăng cường sức mạnh lên các cơ. Một số động tác phải đứng yên và duy trì chúng trong một khoảng thời gian sẽ giúp cơ bắp được thư giãn và một số sẽ được kéo căng. Cơ bắp khi được kéo căng sẽ làm tăng giới hạn chuyển động của cơ thể, giúp phần lưng, cổ thoải mái hơn mỗi khi vận động.

Cơ bắp khỏe sẽ hỗ trợ cho vùng cột sống, khiến phần đốt sống cổ bị tổn thương sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực, gây đau đớn cho cơ thể. Bên cạnh đó, Yoga còn giúp cho quá trình lưu thông máu, vận chuyển chất dinh dưỡng được tốt hơn đến các bộ phận khác trên cơ thể, hỗ trợ quá trình chữa lành bệnh nhanh hơn.

7 bài tập Yoga để chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bài tập 1: Đẩy cằm

Tác dụng: Giúp kéo căng phần cột sống cổ trước và sau.

Các bước thực hiện:

Ngồi khoanh chân trên sàn, lưng uốn cong.

Đan hai bàn tay vào nhau sau đó dùng hai ngón tay cái đẩy cằm ngửa lên trên, đầu ngả ra sau tối đa, cổ kéo căng.

Trở về tư thế ban đầu rồi tiếp tục vòng tay sau đầu, ấn nhẹ đầu xuống dưới, cổ kéo căng tối đa.

Mỗi động tác giữ nguyên khoảng 5s, lặp lại 10 lần rồi chuyển.

Bài tập 2: Cổ vai gáy

Tác dụng: Kéo căng cơ 2 vai, cổ và cơ lưng dưới cánh tay.

Các bước thực hiện:

Ngồi khoanh chân trên sàn nhà, hít vào, đưa hai tay đan vào nhau và dãn căng người rồi từ từ thở ra, tay đưa về sau gáy.

Tiếp tục hít vào áp sát hai cánh tay vào tai sao cho song song, cùi chỏ hướng về trước.

Thở ra, gập người về phía trước, cùi chỏ chạm xuống sàn.

Đưa cùi chỏ vào sát nhau rồi ngẩng nhẹ đầu lên.

Hít vào và trở về tư thế ban đầu.

Thực hiện bài tập thể dục thoái hóa đốt sống cổ này 10 lần/ngày.

Động tác 3: Cổ vai gáy – cánh tay

Tác dụng: Giảm tê mỏi cổ vai gáy và cánh tay, tạo sức bền cho cơ thể.

Nằm úp người, phần thân người dưới bụng tiếp xúc thảm, hai cánh tay mở rộng vuông góc sao cho cùi chỏ và vai tạo thành đường thẳng.

Hít vào, sau đó thở ra rồi chạm vai phải xuống sàn, đầu giữ cao, mắt nhìn thẳng vào cùi chỏ tay trái.

Hít vào, trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.

Các động tác thực hiện:

Bài tập 4: Vai mở dựa tường

Tác dụng: Giảm đau mỏi cổ vai gáy, tê bì cánh tay, luyện tập sự dẻo dai của cột sống cổ.

Đứng úp mặt vào tường, hai tay đưa lên cao, song song với nhau.

Từ từ lùi người ra sau, khủy tay và bàn tay vẫn giữ nguyên, áp sát tường cho đến khi lưng tạo thành một đường thẳng song song với sàn nhà, cổ giữ thẳng, hai bả vai căng dãn tối đa.

Các động tác thực hiện:

Bài tập 5: Biến thể rắn hổ mang

Đây là tư thế uốn lưng có tác dụng mở phổi, vai và ngực, hỗ trợ cột sống khỏe và linh hoạt hơn, kéo dãn cổ và lưng hiệu quả. Bên cạnh đó giúp các cơ quan và vùng bụng dưới săn chắc hơn.

Nằm sấp xuống sàn nhà sau đó 2 tay buông xuôi, 2 chân đan vào nhau giống như khi ngồi khoanh chân

Từ từ di chuyển tay lên phía trên ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn.

Nâng người lên bằng tay, hít vào và nâng đầu lên cao, dùng hai khủy tay làm trụ.

Ngước cổ lên trên, lưng uốn cong, hai tay úp vào nhau và để sát cổ.

Giữ nguyên khoảng 15-30s rồi trở về tư thế ban đầu.

Cách thực hiện:

Bài tập 6: Con lạc đà

Ngồi quỳ gối trên sàn, sau đó đứng bằng đầu gối, tay để cạnh hông.

Hít vào, sau đó uốn lưng về phía sau, hai tay ôm lấy hai cổ chân.

Cổ hướng lên trên, thả lỏng tối đa, không xoay hay nghiêng sang hai bên.

Giữ nguyên tư thế khoảng 30s rồi chuyển động tác.

Tác dụng: Bài tập thoái hóa đốt sống cổ này ngoài việc giảm đau mỏi cổ, vai gáy thì nó còn giúp kéo căng cột sống lưng, cải thiện hệ tiêu hóa và thư giãn nội tạng.

Các bước thực hiện:

Bài tập 7: Xoay cổ

Bài tập này rất đơn giản, bạn có thể thực hiện bất cứ vị trí hay thời gian nào trong ngày. Các bước thực hiện như sau:

Ngồi trên ghế, chân duỗi thoải mái.

Ngửa cổ ra sau tối đa và bắt đầu động tác xoay cổ theo vòng tròn từ trái qua phải, sau đó đổi bên.

Thực hiện bài tập này khoảng 1-2 phút.

Tác dụng: Làm thẳng cột sống lưng và kéo dãn khớp vùng cổ, giúp cổ linh hoạt hơn và đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng.

Những lưu ý khi tập yoga

Để việc mang lại hiệu quả từ các bài tập luyện tránh mang thêm đau đớn cho cơ thể, khiến bệnh ngày càng xấu đi, người bệnh cần lưu ý một vấn đề sau:

Đầu tiên là cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập để bác sĩ có thể tư vấn cho bạn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, phù hợp với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bạn nên tránh thực hiện các động tác đòi hỏi quá nhiều kĩ thuật khó khi chưa thành thạo.

Khi tập luyện, cần kiên trì, từ tốn, đi từ cơ bản chắc chắn rồi mới tập lên trình độ cao hơn.

Trong quá trình luyện tập bất kỳ một tư thế nào gây đau hoặc khó chịu thì thay đổi tư thế khác và bỏ qua động tác đó luôn

Tập thêm việc hít thở để giúp chuyển động cơ thể được linh hoạt hơn

Hãy nhẹ nhàng và thả lỏng với chính bản thân mình. Đừng quá lo lắng về việc luyện tập mà hãy tận hưởng với quá trình thực hành của mình.

Nên tập yoga ít nhất là 10 – 20 phút mỗi ngày.

Nếu bạn đã thực hiện các bước giảm đau cổ và nó không cải thiện tốt hơn hoặc cơn đau của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đi khám bác sĩ để có giải pháp phù hợp

Bên cạnh việc tập luyện đúng cách, tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống một cách khoa học, tăng cường vận động, tránh những thói quen xấu, ngồi một chỗ quá lâu, tránh những hoạt động sai tư thế nhằm duy trì hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái đau.

Bài Tập Yoga Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Hướng dẫn 5 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp tăng cường lưu thông máu, khí huyết trong máu, tăng cường chuyển hóa chất và giúp phục hồi các chấn thương.

Sữa dưỡng ẩm cho da mặt khô tốt nhất

Cách đánh son môi lâu trôi cho bạn gái

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và nguyên nhân gây bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Người bệnh không thấy có cảm giác khác thường nhưng sau đó, những triệu chứng sau:

Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.

Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…

Nguyên nhân gây bệnh

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc. Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

5 bài tập yoga chữa thoái hỏa đốt sống cổ hiệu quả

Yoga là phương pháp khí công cho nên điều quan trọng nhất là phải tập trung điều hòa nhịp thở của bạn theo từng động tác. Phương pháp yoga rất tốt cho sức khỏe, các động tác không làm đè nén lên tim và các bộ phận khác mà hết sức nhẹ nhàng điều chuyển tư thế cùng nhịp thở sâu giúp tăng cường lưu thông máu, khí huyết trong máu, tăng cường chuyển hóa chất và giúp phục hồi các chấn thương. Vì vậy tập yoga sẽ là cách trị thoái hóa đốt sống cổ rất hiệu quả.

1. Tư thế “tựa đầu” chữa thoái hóa đốt sống cổ

2. Tư thế massage vùng cổ một trong những bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Vẫn trong tư thế ngồi, bạn hãy làm nóng hai lòng bàn tay của mình. Thực hiện vòng tay phải sang phía cổ bên trái và xoa nhẹ từ gáy xuống đến cổ vòng ra trước ngực, tiếp tục luôn phiên với bên còn lại cũng như vậy. Chú ý hơi thở vẫn phải thật đều và sâu, thực hiện bài tập này lặp đi lặp lại khoảng 10 lần mỗi bên sẽ giúp vùng cổ được xoa bóp nhẹ nhàng rất thoải mái, cơn đau nhanh chóng biến mất.

3. Tư thế “ưỡn cổ” – bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

4. Bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống – Tư thế “đứa bé”

5. Tư thế “vặn mình thư giãn”

Với bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống này, phần cột sống của bạn sẽ được kéo giãn, thư giãn, giúp hạn chế việc bị đau nhức vùng lưng.Hướng dẫn:

Một số lưu ý cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.

Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.

Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

Bài viết Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

5 Bài Tập Yoga Cho Người Bị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, biểu hiện bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp.

Nhiều người cho rằng người bị thoái hóa đốt sống cổ thì không nên tập yoga vì có nguy cơ làm tổn thương cột sống. Thật ra, rủi ro này chỉ xảy ra khi bạn thực hiện sai động tác hoặc thực hiện quá sức. Nếu bạn bỏ qua phần khởi động cũng sẽ có nguy cơ bị chấn thương trong yoga khiến tình trạng nặng hơn.

1. TƯ THẾ CON MÈO

Làm giảm căng thẳng ở cột sống

Kéo căng cơ lưng, vùng ngực và nhẹ nhàng massage vùng bụng

Cách thực hiện:

– Bạn chống hai tay và hai gối trên sàn, hai bàn chân duỗi thẳng mở rộng bằng hông.

– Khi hít vào, bạn võng lưng, đưa bụng xuống, đẩy hông lên cao nhất có thể, lưng duỗi thẳng và đẩy cổ lên cao thả lỏng.

– Khi thở ra, bạn ấn tay vào mặt đất, siết chặt chân để trụ vững cơ thể, hóp bụng, cong lưng lên cao nhất có thể và cúi đầu nhìn vào đùi.

– Bạn liên tiếp thực hiện các động tác trên và hít thở đều đặn trong 5 nhịp thở.

Lưu ý:

Những người bị chấn thương cổ nên giữ cho đầu thẳng với thân, không nên gập đầu về phía trước hoặc phía sau khi thực hiện động tác. Phụ nữ mang thai và những người bị chấn thương lưng chỉ nên đưa cột sống về trung tính giữa các tư thế, không để bụng rớt xuống hay nâng quá cao.

2. TƯ THẾ CÂY CẦU

Tư thế cây cầu (bridge pose) sẽ mang lại cho cơ thể bạn những lợi ích sức khỏe sau:

Giảm đau cổ, đau lưng và đau đầu

Hỗ trợ điều trị loãng xương và viêm xoang

Tăng cường sức mạnh của lưng, mông và đùi sau

Cách thực hiện:

– Đầu tiên, bạn nằm xuống sàn trong tư thế nằm ngửa, hai tay đặt xuôi hông, đùi và đầu gối gập, phần thân người thư giãn. Khoảng cách giữa hai bàn chân là rộng bằng vai. Duỗi thẳng tay và dùng hai bàn tay nắm lấy cổ chân hoặc đan tay vào nhau.

– Sau đó, bạn hít sâu, từ từ nâng lưng lên, cảm nhận độ căng của lưng hoặc cổ. Đùi và bắp chân vuông góc, đầu gối thẳng với hông và hai bàn chân nhấn xuống sàn.

– Tiếp theo, phần hông và ngực sẽ được nâng lên trong khi cổ chạm sàn, mắt nhìn lên trần nhà. Giữ tư thế tầm 30 giây hoặc lâu hơn, thở đều và chậm rãi.

– Bạn từ từ đưa cơ thể nằm xuống, thở chậm và sâu rồi thư giãn.

Lưu ý:

Khi cuộn vai xuống dưới, bạn hãy để vai gần với tai để cổ không bị kéo dài. Nâng đỉnh vai nhẹ nhàng hướng về tai và đẩy vai bên trong, mở ngực để phần vai chạm sàn. Bạn cũng nên để đầu và cổ thẳng, không nên xoay cổ sang trái hay sang phải gây ra những tổn thương không mong muốn.

Bạn không nên thực hiện tư thế này nếu bị chấn thương cổ, vai, đầu gối hay lưng để tránh tình trạng nặng hơn.

3. BÀI TẬP BỌ NGỰA NẰM NGỬA

Bài tập này có tác dụng thư giãn vùng xương cổ, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Cách thực hiện:

Ban đầu, người bệnh thực hiện tư thế nằm ngửa như nằm trên võng

Dùng 2 tấm kê cứng độ cao khoảng 20 cm: một tấm kê dưới đầu, một tấm kê ở dưới lưng gần vai

Buông lỏng 2 tay sang ngang, 2 chân co lại.

Giữ nguyên tư thế này từ 10 – 15 phút mỗi lần tập.

Mỗi ngày thực hiện từ 2 -3 lần.

Lưu ý:

Giữ thẳng lưng và cổ trong lúc tập, tránh nằm sai tư thế.

Không nên dùng tấm kê cao quá sẽ gây mỏi cổ, mỏi lưng.

4. BÀI TẬP NGOÁI CỔ NHÌN THEO

Giảm đau cổ, mỏi cổ

Làm tăng sự linh hoạt của cột sống cổ

Thực hiện:

Người bệnh nằm sấp 2 để tay song song với thân người

Từ từ chống tay chéo góc khoảng 45 độ rồi xoay cổ sang trái chếch về phía sau, giữ nguyên vị trí trong 2 phút

Thực hiện tương tự với bên còn lại.

Mỗi ngày thực hiện từ 3- 5 lần mỗi lần từ 10 – 15 phút.

Lưu ý:

Nếu bị chấn thương vùng cổ bạn không nên thực hiện tư thế này vì có thể khiến các tình trạng trên trở nên nặng hơn hoặc gặp rủi ro ngoài ý muốn.

5. BÀI TẬP XOAY NỬA VÒNG CẦU

Tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho phần lưng, cổ

Làm giảm sự căng cứng các khối cơ ở vai, phần thân trên và lưng dưới.

Cách thực hiện:

Người bệnh ngồi thẳng người, chân phải vắt chéo qua chân trái, tay trái ôm chân phải, tay phải chống về đằng sau một góc khoảng 45 độ đầu nghiêng sang phải 180 độ.

Giữ nguyên tư thế này từ 1 – 2 phút rồi đổi bên với động tác tương tự.

Lưu ý:

Khi xoay nửa người, bạn lưu ý nâng phần thân trên khi vặn người chứ không ngồi gù cong lưng. Nếu gập gối khiến bạn cảm thấy đau, bạn có thể duỗi thẳng chân ngay trước mặt.

Bạn không nên thực hiện bài tập ngồi xoay nửa vòng cầu nếu bị chấn thương cột sống, đau hoặc chấn thương lưng và đang mang thai.

Áp Dụng Ngay 6 Bài Tập Yoga Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ “Siêu Hot” Này

Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập yoga không?

Yoga là một môn thể dục bắt nguồn từ Ấn Độ. Đây là những tư thế nhẹ nhàng, không cần đòi hỏi quá nhiều về sức mạnh nhưng lại có hiệu quả cao trong việc duy trì sự dẻo dai của cột sống. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng nếu bị thoái hóa cột sống thì không nên tập yoga vì có thể gây nguy hiểm, rất dễ gây ra những tổn thương tới đốt sống. Điều này cũng có lý, nhưng những tổn thương trong khi tập chỉ gặp phải khi bạn tập sai tư thế mà thôi. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong khi tập yoga, bạn cần phải lưu ý:

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia. Việc nắm được tình trạng bệnh sẽ giúp bạn có được bài tập phù hợp.

– Khởi động kỹ trước khi tập để cơ thể làm quen, tránh được việc các khớp xương bị “sốc”.

– Nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia.

– Không luyện tập quá sức.

Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

6 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

– Hai chân đứng thẳng vai, hai tay buông xuôi áp lòng bàn tay vào bắp đùi, từ từ quay đầu sang bên trái 90 o.

– Giữ nguyên tư thế này khoảng 5-10 giây rồi tiếp tục trở về vị trí ban đầu.

– Thực hiện động tác tương tự với bên ngược lại.

– Gập cổ về phía trước sao cho cằm gần chạm tới ngực.

– Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây, rồi trở về vị trí ban đầu.

– Sau đó tiếp tục thực hiện với bên ngược lại.

Bài tập này có tác dụng sâu đến vùng xương cổ, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người bệnh.

Bài tập xỏ kim chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bước 1: Tạo thế 4 chân đầu áp sát đất, tay phải duỗi qua bên trái, tay trái đưa về phía trước.

Bước 2: Hít thở sâu giữ nguyên tư thế từ 2 – 4 phút, thực hiện đều đặn từ 5- 10 nhịp.

Một vòng cầu là 360 o, nửa vòng cầu là 180 o. Bài tập yoga này sẽ giúp giảm thiểu các cơn đau đốt sống cổ nhanh chóng và hiệu quả.

Bài tập yoga xoay nửa vòng cầu

– Người bệnh ngồi thẳng người, chân phải vắt chéo qua chân trái, tay trái ôm chân phải, tay phải chống về đằng sau một góc khoảng 45 o, đầu nghiêng sang phải 180 o.

– Giữ nguyên tư thế này từ 1 – 2 phút rồi đổi bên với động tác tương tự.

Bài tập ngoái cổ nhìn theo

– Ngoái cổ nhìn theo là tên của bài tập yoga trị thoái hóa đốt sống cổ này. Đúng như tên gọi, tư thế này bệnh nhân cần thực hiện giống như đang ngoái cổ nhìn theo một điều gì đó.

– Người bệnh nằm sấp 2 tay song song với thân.

– Từ từ chống tay chéo góc khoảng 45 o rồi xoay cổ sang trái chếch về phía sau, giữ nguyên vị trí trong 2 phút rồi thực hiện với bên còn lại.

– Mỗi ngày thực hiện từ 3- 5 lần mỗi lần từ 10 – 15 phút.

Bài tập ngắm sao nhìn trời

Đây cũng là một bài tập mà nhiều người bệnh rất thích. Tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau trong lúc tập nhưng khi tập xong lại cực kỳ thư thái và thoải mái.

– Chống 2 tay và chân song song, ngửa cổ lên trời vừa phải một góc khoảng 45 o, mắt nhìn phía trước.

Gập cổ xuống nhìn phía dưới rồi lại tiếp tục thực hiện động tác 1.

– Nằm ngửa, thẳng lưng trên sàn, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau.

– Hai tay đặt xuống phía dưới mông.

– Hít sâu, nâng cao ngực, ngửa cổ ra sau, mở rộng lồng ngực, dồn trọng lực lên hai cánh tay.

– Giữ yên tư thế trong 45 giây đến một phút, hít thở đều.

Những lưu ý khi tập yoga chữa đốt sống cổ

Khi áp dụng những bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ kể trên, bạn cần chú ý những điều sau:

– Mỗi lần chỉ nên tập từ 5-10 nhịp.

– Giữ thẳng lưng và vai trong lúc tập.

– Hít thở đều đặn.

– Tập thường xuyên mỗi ngày, hoặc mỗi khi cảm thấy đau nhức vùng cổ.

– Giữ tinh thần được thoải mái, thanh thản.

– Hạn chế bẻ, vặn cổ.

– Áp dụng thêm những biện pháp giảm đau như mát-xa, bấm huyệt, xoa bóp, vật lý trị liệu,…

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên áp dụng các bài tập tại nhà hoặc ngay tại nơi làm việc để tình trạng nhanh thuyên giảm. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ, ngăn chặn tiến bệnh tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…

Điển hình trong dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe này là sản phẩm Cốt Thoái Vương . Sản phẩm được chiết xuất từ thành phần chính là dầu vẹm xanh , có hoạt tính sinh học cao, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy sản phẩm có tác dụng giảm đau, cải thiện vận động cho bệnh nhân mắc bệnh lý cột sống như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa… Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhiều thành phần mạnh gân cốt khác như:

– Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.

– Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, xương khớp.

– Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K2 giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Vitamin K2 là chất “xúc tác” giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.

– Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống nhờ đó giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

– MSM (methylsulfonylmethane) giúp nuôi dưỡng đĩa đệm, đốt sống, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống tiến triển.

Như vậy, những thành phần có trong Cốt Thoái Vương đã tạo nên một công thức độc đáo giúp cải thiện và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, đau vai gáy, cứng cổ,… hiệu quả an toàn nhờ ưu điểm vừa tác động làm giảm triệu chứng (phần ngọn) lại vừa bổ sung dinh dưỡng cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa (phần gốc).

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

– Sau 2 – 4 tuần: Các triệu chứng đau, cứng cổ được cải thiện, vận động dễ dàng hơn.

– Sau 1 tháng – 3 tháng: Cảm giác đau, cứng cổ, vận động khó, hoa mắt, chóng mặt không còn nữa.

– Duy trì từ 3 – 6 tháng: Ngăn chặn các cơn đau tái phát, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường sức khỏe cột sống.

Xuất hiện hơn 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Ông Nguyễn Văn Buôn (sinh năm 1966, ở ấp Xóm Đồng, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh – SĐT: 0944.036.332 ) bị thoái hóa cột sống cổ hành hạ trong suốt 2 năm và phải nghỉ làm. Chỉ sau 2 tháng dùng Cốt Thoái Vương, ông Buôn thấy tình trạng thuyên giảm, sức khỏe bình phục. Ông đã có thể lao động dễ dàng, không còn tê tay, đau vai, có thể chạy xe cả ngày. Ông không còn bị mất ngủ, ăn uống cũng ngon miệng hơn. Đặc biệt, ông cũng không còn chóng mặt nữa. Ông tiếp tục dùng Cốt Thoái Vương với liều 2 viên/ngày thêm 1 tháng nữa. Theo đánh giá của ông, chỉ sau 3 tháng dùng sản phẩm này, tình trạng đã giảm rất nhiều. Hiện tại, ông đã vác được bao lúa nặng khoảng 50kg. Ông còn đeo bình xịt thuốc cỏ nặng 40kg, mỗi đợt xịt 9-10 bình trên cả gần 80 sào ớt nhưng vẫn không thấy đau nhức gì. Cùng theo dõi chia sẻ của ông Buôn TẠI ĐÂY !

Ông Buôn đã giảm cải thiện chứng thoái hóa cột sống cổ

* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Cốt Thoái Vương có ưu điểm gì? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn qua video này!

Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng

1. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoàn thành năm 2010 do chuyên gia Nguyễn Văn Thông thực hiện đã cho thấy: Nhóm dùng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện vận động cột sống thắt lưng tốt hơn so với nhóm không sử dụng Cốt Thoái Vương.

2. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương trong hỗ trợ trị chứng đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoàn thành năm 2011 do chuyên gia Nguyễn Văn Chương thực hiện đã cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân trở về mức độ nhẹ ở nhóm dùng Cốt Thoái Vương cao hơn so với nhóm không sử dụng Cốt Thoái Vương, 88% trường hợp giảm đau tốt và rất tốt, không có bệnh nhân nào bị ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, công thức máu.

3. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương đối với bệnh nhân đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống hoàn thành năm 2009 do chuyên gia Đỗ Thị Phương thực hiện đã cho thấy: Sản phẩm Cốt Thoái Vương giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng như hội chứng cột sống, hội chứng rễ, các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đau thần kinh tọa,… và không gây tác dụng phụ.

Cốt Thoái Vương vinh dự được trao nhiều giải thưởng cao quý

Liên tiếp nhiều năm liền, Cốt Thoái Vương vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 – sản phẩm, dịch vụ tốt Nhất cho Gia đình và Trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn; Giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng; “Danh hiệu Thương hiệu gia đình tin dùng” do Tạp chí gia đình và trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội bình chọn.

Danh hiệu Thương hiệu gia đình tin dùng của Cốt Thoái Vương

Danh Hiệu: Top 100 – sản phẩm, dịch vụ tốt Nhất cho Gia đình và Trẻ em

Mới đây năm 2019, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam”.

Cúp và giải thưởng uy tín của Cốt Thoái Vương

Qua những thông tin được cung cấp ở trên chắc hẳn mọi người đã biết đến những bài tập yoga chữa thoái hoá đốt sống cổ đơn giản nhưng tốt cho việc phục hồi, cải thiện bệnh. Hãy áp dụng những biện pháp này để giảm tình trạng đau nhức và giúp bạn thoải mái hơn.

Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng