Top 7 # Xem Nhiều Nhất Tập Yoga Như Thế Nào Cho Tốt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Tập Yoga Tại Nhà Như Thế Nào Cho Tốt?

Không phải lúc nào bạn cũng có thể đến lớp tập yoga cùng huấn luyện viên và mọi người. Vì thế, việc dành ra ít nhất 20 phút đế tự tập yoga tại nhà là rất quan trọng. Lý do vì khi bạn không có thời gian đến với trung tâm yoga, bạn vẫn cần phải duy trì việc tập luyện diễn ra hàng ngày để cả quá trình tập yoga phát huy hiệu quả. Tuyệt đối không nên bỏ tập vài bữa và dồn vào tập một bữa thật nhiều. Việc làm này thường không có ích và đôi khi còn gây ra tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe của bạn.

Để những việc khác không làm ảnh hưởng đến quãng thời gian tập yoga, bạn nên sắp xếp công việc sao cho bạn có thể hoàn toàn tập trung tâm trí vào bài tập yoga, tránh việc vừa tập nhưng đầu óc lại bị phân tâm bởi những việc khác. Việc tập các tư thế yoga nhưng không có sự tập trung sẽ không mang lại nhiều hiệu quả và thậm chí có thể gây chấn thương cho chính bạn.

Hãy nhớ: Luôn luôn tập trung tâm trí vào bài tập để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Do tập luyện tại nhà nên bạn có thể tùy nghi chọn lựa vị trí tập tốt nhất theo ý bạn.

Trước tiên, hãy chọn nơi trong nhà có không khí thông thoáng nhất. Vì trong yoga rất chú trọng việc hít thở, nếu không khí bạn đưa vào cơ thể không là không khí tốt nhất thì năng lượng bạn đưa vào cơ thể cũng không phải là năng lượng tốt nhất. Thêm nữa, không khí trong lành sẽ mang lại tinh thần sảng khoái sau buổi tập.

Tiếp theo, bạn hãy chọn vị trí rộng rãi nhất có thể trong nhà. Vì bạn biết đấy, đồ đạc trong nhà sẽ giới hạn diện tích hoạt động và vì thế bạn sẽ không cảm thấy thoải mái trong khi tập. Quan trọng hơn là bạn có thể gặp chấn thương nếu bất cẩn va phải món gì đó phải không?

Việc chọn một nơi thật sự yên tĩnh để tập yoga tại nhà cũng quan trọng không kém. Thử nghĩ xem, bạn có thể hoàn toàn tập trung tâm trí trong khi bản thân cứ bị phân tâm bởi các âm thanh khác không?

Đừng nghĩ khi ở nhà thì ta có thể mặc thoải mái bất cứ bộ đồ ở nhà nào, chỉ khi đến lớp mình mới cần mặc đồ tập dành cho yoga.

Om shanti.

Mẹ Bầu Tập Yoga Tốt Cho Thai Nhi Như Thế Nào?

Tập yoga đã và đang ngày càng phổ biến hiện nay. Không chỉ tốt đối với mọi người mà theo nhiều nghiên cứu khoa học thì tập yoga đặc biệt tốt đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Vậy, cụ thể mẹ bầu tập yoga tốt cho thai nhi như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Tác dụng của Yoga đối với thai nhi như thế nào?

Tập yoga không chỉ giúp phát triển trong bụng mẹ khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao trí tuệ bé khi ra đời:

Khi tập yoga sức khỏe của bé cũng được cải thiện hơn rất nhiều ngay từ trong bụng mẹ. Bởi lẽ, khi mẹ vận động trong lúc tập yoga cũng là lúc bé vận động theo. Điều này giúp cho bé được sinh ra rắn chắc, khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn.

Không chỉ vậy, mẹ tập yoga tránh được nguy cơ mắc các bệnh rối loạn về tâm lý, góp phần tạo nên sự phát triển trí tuệ cho bé sau này.

Mẹ bầu tập yoga giúp gia tăng sự kết nối giữa mẹ và bé- mối quan hệ bền chặt ngay từ trong bụng mẹ.

Một số những nghiên cứu cho thấy, tập yoga không chỉ tốt cho thai nhi mà còn có tác dụng tốt đối với mẹ bầu, cụ thể:

yoga giúp mẹ khỏe mạnh trong thời gian mang bầu, đặc biệt là trong thời kỳ ốm nghén. Vì vậy, tập yoga 30 phút nhẹ nhàng mỗi ngày tác dụng rất lớn trong việc cải thiện lưu thông máu, tăng độ săn chắc cho các cơ của người mẹ.

Ngoài ra, tập yoga còn giúp tâm trạng người mẹ trở nên thoải mái, vui tươi, tránh những yếu tố trầm cảm trong thời kỳ thai nghén.

Tập yoga hỗ trợ mẹ, giúp mẹ bầu dễ sinh thường, giúp mẹ bầu có thể điều chỉnh được cảm xúc trong quá trình sinh, điều này có nghĩa giúp các mẹ sẽ bớt cảm giác sợ hãi khi sinh, từ đó tử cũng sẽ dễ dàng mở rộng và đón em bé chào đời một cách thuận lợi.

Lưu ý khi mẹ bầu tập Yoga

Khi tập yoga mẹ bầu nên có giáo viên hướng dẫn. Thông thường, các bài tập yoga được được cho là khá an toàn đối với người mới tập nhưng có thể việc di chuyển không đúng cách, các động tác tập luyện không đúng có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất các mẹ bầu cần bắt đầu bằng các bài yoga với giáo viên hướng dẫn sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ chấn thương không mong muốn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả bà mẹ bầu và thai nhi.

Chỉ nên tập Yoga khi mẹ bầu chắc chắn cảm thấy thoải mái và bạn cũng lưu ý nên tránh các tư thế yoga không phù hợp cho người mang thai , có một số bài tập không phù hợp với mẹ bầu, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến em bé như những tư thế gây áp lực lên bụng, lưng và những tư thế kéo giãn cơ thể nhiều.

Mẹ bầu tập yoga cần sử dụng các đạo cụ như gối và đệm. Vì chúng có tác dụng để giữ thăng bằng và nâng đỡ cơ thể khi cần thiết. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần theo dõi lượng mồ hôi thoát ra bởi việc tiết mồ hôi quá mức sẽ gây nên tình trạng mất nước nhanh chóng, lúc này cần duy trì lượng nước cho cơ thể.

Chú ý rằng, mẹ bầu tập yoga những không nên tập quá nhiều, hãy luôn chú ý thở đúng cách để giúp tăng lưu lượng ôxi trong buồng phổi, cho phép cơ thể và tâm trí được thư giãn.

Một lưu ý cuối cùng cho các mẹ bầu tập yoga đó là chỉ nên tập yoga khi thai đã được trên ba tháng tuổi, và thai đã ổn định. Tuyệt đối không tập khi có những dấu hiệu bất thường của thai nhi.

Mong rằng với những kiến thức mà Lily & WeCare cung cấp đã giúp mẹ bầu có thêm hiểu biết về yoga và những lợi ích của yoga đối với thai nhi, mong rằng bạn sẽ biết cách để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé.

Tập Yoga Bà Bầu Như Thế Nào Cho Đúng?

Bà bầu là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc sức khoẻ cao nhất. Trong thời kì mang bầu, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi nhất định. Lúc này ngoài việc chăm lo về chế độ dinh dưỡng nhất định thì mẹ bầu cũng cần vận động nhẹ nhàng phù hợp để hỗ trợ duy trì vóc dáng và giúp con sinh ra khoẻ mạnh hơn. Ngày nay nhiều người chọn yoga bà bầu là phương pháp tập luyện hiệu quả và tích cực trong thai kì. Vậy bà bầu cần tập yoga như thế nào cho đúng?

Những lưu ý dành cho mẹ bầu

Nếu như mẹ bầu có điều kiện đi học tại các trung tâm dạy yoga hoặc mua những khoá học do các giảng viên chuyên nghiệp hướng dẫn như những khoá học do Edumall phát hành thì sẽ dễ dàng hơn, bởi bạn có thể được hướng dẫn kĩ lưỡng và được tư vấn tập luyện phù hợp nhất. Tuy nhiên không ít mẹ bầu không có điều kiện về thời gian cũng như tài chính để tham gia các khoá học yoga, thay vào đó các mẹ chọn các tập yoga tại nhà. Khi đó, bà bầu cần để ý đến rất nhiều vấn đề để đảm bảo sức khoẻ mẹ và bé.

Trước hết là về thời gian tập. Nhìn chung điều này tuỳ thuộc vào thể trạng cụ thể của từng mẹ bầu, tuy nhiên nếu như cơ thể người phụ nữ không có bất thường gì thì họ có thể tập yoga từ sau tháng thứ 3, sau khi trải qua thời kì thai nghén.

Mẹ bầu có thể tập 30 phút mỗi ngày tại nhà và duy trì việc tập một cách đều đặn. Bài tập yoga cho bà bầu tập trung vào việc tập thở và kết hợp với những động tác vận động nhẹ nhàng, tránh việc tập luyện quá sức dẫn đến phản tác dụng. Nếu được tập luyện đúng cách, yoga sẽ mang lại rất nhiều tác động tích cực cho phụ nữ mang bầu như giúp cơ thể họ khoẻ mạnh và dẻo dai hơn, tránh việc tăng cân quá mức và giúp đứa trẻ sinh ra khoẻ mạnh thông minh hơn. Yoga cũng giúp mẹ bầu tránh được việc stress, nguy hiểm hơn là trầm cảm khi mang bầu.

Một số tư thế tập yoga mà mẹ bầu có thể áp dụng

Mẹ bầu có thể tham khảo một số tư thế tập yoga sau để tự tập tại nhà:

Tư thế hình cây:

Tư thế vặn người:

Mẹ bầu có thể tập đơn giản bằng cách đứng thẳng trên nền nhà, giơ tay lên cao quá đầu và vặn người qua trái phải nhẹ nhàng.

Tập Yoga Có Lợi Cho Xương Khớp Như Thế Nào???

Yoga được biết đến như “phép màu” giúp kéo dài vẻ đẹp thanh xuân và tuổi thọ. Vậy Yoga tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người như thế nào?

Yoga bắt nguồn từ Ấn Độ và ngày nay được phổ biến khắp thế giới. Phương Tây đã sớm nghiên cứu tác động của yoga lên cơ thể con người. Một khi đã hiểu chúng, bạn sẽ càng có thêm động lực để theo đuổi phương pháp luyện tâm và luyện thân này.

1. Tác dụng đối với xương

– Nhiều động tác trong yoga giúp các vùng sụn được vận động, tránh tình trạng sơ cứng vì ít được sử dụng.

– Giảm đau cổ mãn tính: Một nghiên cứu của Đức được công bố trên tạp chí Pain cho thấy tập luyện yoga Iyengar (một loại Hatha yoga có kết hợp sử dụng các đạo cụ) trong 4 tuần sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm cường độ đau cổ mãn tính ở người lớn.

– Một số nghiên cứu chứng minh yoga có thể chống loãng xương. Nhiều tư thế bạn cần phải dùng tay để nâng đỡ cả trọng lượng cơ thể.

– Một số động tác uốn cong hay xoắn giúp cột sống dẻo dai, kéo giãn và khỏe khoắn hơn.

– Các động tác của yoga giúp “hàn gắn” cơ thể.

– Giảm đau lưng mãn tính: Các nhà nghiên cứu tại Đại học West Virginia (Mỹ) nhận thấy rằng tập Iyengar Yoga có hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện tâm trạng cho những người có vấn đề về lưng, ví dụ như bị những cơn đau mãn tính.

– Phát triển cơ bắp, Cơ bắp khỏe đẹp khiến con người trông “phong độ” hơn. Cơ bắp còn bảo vệ chúng ta khỏi bệnh viêm khớp và đau lưng – những căn bệnh thường gặp ở tuổi già. Khác với tập gym, cơ bắp trong yoga được xây dựng dựa trên sự cân bằng giữa sức mạnh và linh hoạt.

2. Giúp máu lưu thông tốt hơn

Các bài thư giãn trong yoga làm tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt ở tay và chân. Sự hít thở đúng cách giúp tiếp thêm oxy vào buồng phổi, máu và tế bào. Đó là lý do người tập yoga có thể tránh đau tim và đột quỵ.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Khi các cơ bắp được kéo căng và co bóp, bạch huyết (một chất lỏng nhớt làm tăng tế bào miễn dịch) được sản sinh. Hệ thống bạch huyết giúp con người chống lại sự nhiễm trùng, tiêu diệt các tế bào ung thư và đảo thải chất độc trong tế bào.

4. Giúp trái tim khỏe mạnh

– Việc hít thở rất quan trọng trong yoga và làm nhịp tim tăng cao với một số động tác khó. Yoga cải thiện tối đa việc hấp thụ oxy của trái tim. Nó giúp giảm nguy cơ đau tim và bệnh trầm cảm.

– Sau vài năm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Như là một phần của một lối sống lành mạnh, tập yoga có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, cholesterol và đường trong máu, theo kmột kết quả nghiên cứu được công bố trên ấn phẩm của trường Đại học Y tế Harvard.

5. Giảm huyết áp

Nhiều thử nghiệm đã chứng minh, nếu bị bệnh huyết áp cao thì yoga là phương pháp hoàn hảo cho bạn.

6. Giảm lượng đường trong máu

– Yoga cũng rất có ích với những người mắc bệnh tiểu đường. Nó giảm lượng đường trong máu bằng nhiều cách và khuyến khích người tập giảm cân.

– Ổn định mức đường huyết với bệnh nhân tiểu đường: Những bệnh nhân bị tiểu đường nếu tập yoga lâu dài có thể giúp lượng đường trong máu ổn định, theo một nghiên cứu Chăm sóc bệnh tiểu đường năm 2011 được công bố trên Reuters.

7. Cải thiện hệ thần kinh

– Một số người tập yoga có thể kiểm soát cơ thể và tập trung tinh thần đến phi thường. Những thiền sư thậm chí không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, tiếng ồn…

8. Giải phóng căng thẳng

– Tập yoga làm tăng cortisol và adrenaline (hai hormone đóng vai trò quan trọng để giảm stress). Qua các bài tập, chân, tay, cơ thể thậm chí lưỡi và mắt của bạn cũng có thể “giải thoát” khỏi sự mệt mỏi.

– Tập yoga có thể làm giảm hoạt động của các protein dễ gây viêm trong cơ thể, nhờ đó sẽ giúp bạn khỏe mạnh và kiểm soát tâm trạng tốt hơn. Kết quả này đã được các nhà nghiên cứu từ Đại học California (Mỹ) công bố năm ngoái.

9. Tăng cường chức năng phổi

Một nghiên cứu của Đại học Ball State (Ấn Độ) thấy rằng tập Hatha yoga trong vòng 15 tuần có thể làm tăng đáng kể chức năng của phổi, Người tập yoga có khuynh hướng hít thở sâu, chậm và hiệu quả hơn người thường. Bên cạnh đó, nó thúc đẩy quá trình lọc, loại bỏ bụi bẩn của không khí trước khi vào phổi.

10. Làm dịu nỗi đau

Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2013 của ngân hàng gen NCBI, thiền định và asana (tư thế tạo cho người tập cảm giác thoải mái về thể xác và tinh thần) làm giảm đau ở người bị viêm khớp, đa xơ cứng và nhiều bệnh khác. Mặt khác, tinh thần mạnh mẽ giúp bạn chiến thắng cơn đau thể xác.

11. Hỗ trợ sự hồi phục

Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được những lợi ích “chồng chéo” của yoga. Ví dụ hít thở làm thay đổi hệ thần kinh, phổi và tim. Các động tác làm phát triển cơ bắp lẫn xương sống… Sự liên kết này là nhân tố quan trọng giúp cơ thể hồi phục.