Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tập Yoga Rối Loạn Tiền Đình Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Rối loạn tiền đình là căn bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở những người lớn tuổi. Nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nếu không chữa trị kịp thời.

Tiền đình là bộ phận nằm sau ốc tai của cơ thể, duy trì sự cân bằng những hoạt động của cơ thể như nằm, đứng, xoay người,… Tương ứng với mỗi hoạt động, tiền đình cũng sẽ di chuyển theo và giúp cơ thể cân bằng.

Triệu chứng rối loạn tiền đình khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người, nhưng tựu chung lại có một số triệu chứng thường thấy như sau:

Những người mắc bệnh rối loạn tiền đình có thể thiếu tập trung, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý trong cuộc sống, họ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, chẳng hạn như ra khỏi giường sau khi thức dậy.

Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Khi đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, và có thể thực hiện một số kỹ thuật như:

Thiếu máu: Với phụ nữ có thể là thiếu máu sau sinh, hoặc có thể là bị chấn thương gây mất máu nhiều với cả nam và nữ.

Khi cơ thể lão hóa, xuất hiện tình trạng suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, gây ra rối loạn tiền đình.

Cơ thể mệt mỏi và căng thẳng thường xuyên.

Áp lực công việc cao trong một thời gian dài, làm việc với máy vi tính quá nhiều mà không có sự nghỉ ngơi hợp lý.

Huyết áp thấp khiến thiếu máu não.

Uống quá nhiều rượu bia.

Cơ thể bị nhiễm độc do hóa chất hoặc do sử dụng thuốc không phù hợp.

Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người.

Ghi điện rung giật nhãn cầu là một nhóm các xét nghiệm vùng da quanh mắt, đo chuyển động mắt để đánh giá dấu hiệu thuộc về các vấn đề thần kinh hay là rối loạn tiền đình.

Xét nghiệm xoay vòng là một trong những cách đánh giá mắt và tai hoạt động như thế nào.

Xét nghiệm âm ốc tai đo sự đáp ứng của tế bào tóc với các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào ống tai để cung cấp thông tin nhằm xác định tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào

MRI não tạo ra hình ảnh cắt ngang của các mô cơ thể được quét dựa trên từ trường và sóng radio để phát hiện sự bất thường trong não.

Tùy vào tình trạng rối loạn tiền đình, ở giai đoạn đầu, cấp tính hay mạn tính và thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng những loại thuốc khác mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc và các liệu pháp tiền đình không đạt kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn cho bệnh nhân tiến hành phẫu thuật.

Bên cạnh việc điều trị bằng Tây y, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả như:

Mộc nhĩ là thành phần chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả, món canh mộc nhĩ giúp thông mạch, giảm dần những triệu chứng của rối loạn tiền đình theo thời gian.

Thịt nạc thăn cắt mỏng. Ngâm mộc nhĩ đến khi nở ra, rửa sạch rồi sắc sợ chỉ. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước vừa đủ dùng, nấu cho đến khi sôi, nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức. Sử dụng món canh mộc nhĩ này hàng ngày trong 1 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng giảm dần.

Bạn có thể kết hợp một số loại lá như lá quýt, bưởi, sả, cúc tần, chanh, hương nhu,… để nấu thành nồi lá xông. Đây là phương pháp khá hiệu quả với những người bị rối loạn tiền đình thời gian dài, việc xông hơi sẽ điều hòa khí huyết, thanh lọc giải độc cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể.

Nếu rối loạn tiền đình khiến bạn đau đầu, hãy giã nát 2 củ hành và 2 lá bưởi rồi đắp lên thái dương, rồi dùng băng cố định lại. Việc này giúp lưu thông khí huyết, tăng lưu lượng máu lên não, huyết áp ổn định hơn và cơn đau đầu giảm rõ rệt.

Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như:

Rửa sạch và hầm kỹ rồi ăn hoặc hấp với gừng tươi, tỏi, hành.

Làm sạch óc heo, trộn đều với trứng rồi đem chiên lên.

Làm sạch óc heo, chần qua nước sôi. Sắc nhỏ lá ngải cứu và diếp cá. Hấp cách thủy óc heo và lá ngải cứu khoảng 40 phút, rồi cho rau diếp cá vào và ăn lúc còn nóng.

Đây là một trong những loại vitamin hỗ trợ sự khỏe mạnh của hệ thống thần kinh, thiếu hụt chất này sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt. Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, cam, táo, chuối, quả óc chó, hạnh nhân, các loại ngũ cốc, khoai lang, các loại đậu,…

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, bổ sung 600g vitamin C mỗi ngày kết hợp với những loại vitamin khác trong 8 tuần sẽ kiểm soát được các triệu chứng rối loạn tiền đình. Vitamin C có nhiều trong những loại rau quả và trái cây có múi như cam, bưởi, chanh, cải xoăn, ổi,…

Vitamin D hỗ trợ rất tốt cho những người đang trong giai đoạn điều trị rối loạn tiền đình, nó khắc phục chứng xơ cứng tai – một trong những triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Vitamin D có trong các loại cá, sữa, trứng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành,…

Thành phần này có tác dụng sửa chữa khiếm khuyết trong tiền đình, giảm bớt vấn đề về cân bằng ở người lớn. Những thực phẩm có chứa nhiều folate như các loại rau màu xanh đậm, các loại hạt, các loại đậu,…

Bên cạnh đó, người bị rối loạn tiền đình nên kiêng chất béo vì nó khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình không nên sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích như caffein, rượu bia, vì chúng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra đau đầu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác, khiến quá trình điều trị bệnh bị ảnh hưởng.

Thả lỏng người, ngồi úp hai bàn tay lên gáy theo chiều ngang từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và ngược lại. Để 4 đầu ngón tay ở chính giữa chỗ hõm sau gáy, day nhẹ dọc cột sống cổ theo vòng xoáy khoảng 20 lần. Có thể kết hợp với dầu để tăng hiệu quả.

Ngồi thẳng trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, lưng thẳng, giữ nguyên hai vai, gập cằm tối đa. Hít vào, thở ra, ngửa cổ ra sau để ụ chẩm tiếp xúc với vai, giữ khoảng 30 giây rồi từ từ trở về vị trí ban đầu. Sau đó nghiêng đầu sang hai bên, kết hợp với hít thở đều đặn.

Ngồi thẳng trên ghế, chân vuông góc với đùi, gập đầu vuông góc với thân một cách nhẹ nhàng, quay cổ, kết hợp với việc hít thở.

Bước nhanh về trước 5 bước, dừng đột ngột, nghỉ khoảng 10 giây, rồi bước về sau, thực hiện những bước như vừa rồi, thực hiện 5-10 lần.

Bên cạnh những bài tập thể dục, bạn cũng có thể chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng như yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh để gân cốt dẻo dai hơn, thúc đẩy sự lưu thông máu trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuyệt đối tránh những môn vận động mạnh như bóng chuyền, bóng đá,… vì nó khiến người tập có thể bị ù tai, chóng mặt, khó thở, và có thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng.

Một số vấn đề cần lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

Ăn nhạt hơn so với bình thường, nêm ít đường, ít muối hơn trước.

Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sự tuần hoàn máu trong cơ thể, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các triệu chứng rối loạn tiền đình với cơ thể.

Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, sau khoảng 1 tiếng, bạn nên chủ động di chuyển hoặc vận động cơ thể, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.

Tập thể dục thường xuyên, chọn những bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể, không chọn những bài tập xoay chuyển đột ngột vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Không đứng lên ngồi xuống quá nhanh, hạn chế ngoảnh cổ nhiều, không leo trèo quá cao hay không đọc sách báo khi ngồi trên xe.

Bài Tập Yoga Ngăn Chặn Rối Loạn Tiền Đình

1. Tư thế trái núi: Là động tác đơn giản nhưng rất tốt cho việc giữ cân bằng.

– Đứng thẳng toàn thân, hai chân rộng bằng vai, hít thở sâu và hóp bụng dưới lại.

– Tiếp theo, nâng cao lồng ngực, rướn dài các đốt sống lên cao, hai tay vươn lên qua khỏi đầu kẹp sát mang tai. Chắp 2 bàn tay lại, khuỷu tay thẳng thả lỏng, giữ nguyên tư thế này trong khoảng từ 1-3 phút và hít thở thật đều.

2. Tư thế đứng gập người về phía trước:

– Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng xuôi thân mình, hít vào phình bụng lên và nâng hai tay qua khỏi đầu kéo duỗi các đốt sống lên cao.

– Thở ra hóp bụng vươn dài. Gập người về phía trước, cúi người xuống hai tay chạm sàn hoặc ôm lấy phần cổ chân. Thả lỏng đỉnh đầu, cổ và vai gáy, giữ nguyên tư thế này khoảng từ 1-3 phút và hít thở sâu.

– Lưu ý: Nếu thấy choáng nhẹ thì nên đặt 2 tay lên gối và nâng người dậy từ từ, không nâng người đột ngột.

3. Tư thế con cá: Giúp tăng cường chức năng hô hấp, khi hệ hô hấp hoạt động tốt thì máu và ôxy sẽ được đưa lên não và cơ thể nhanh hơn.

– Nằm ngửa trên thảm, 2 chân khép sát, 2 tay buông dọc theo người, lòng bàn tay úp xuống. Tiếp đến, nghiêng bên phải lót tay trái dưới lưng, nghiêng bên trái lót tay phải dưới lưng. Cùi chỏ tay thẳng và ấn sâu cùi chỏ tay dưới sàn, chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ. Hít vào và đẩy ngực lên, nâng đầu vai lên khỏi sàn, thở ra từ từ hạ nhẹ nhàng đầu xuống và thư giãn.

4. Tư thế cây cầu: Tác dụng mở căng lồng ngực, giúp cho hơi thở sâu đồng thời tái tạo năng lượng cho cơ thể.

– Nằm ngửa trên thảm, đầu gối gập cong, lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt, đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.

– Hít vào nhẹ nhàng, đẩy hông lên cao, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5- 10 phút.

5. Co gối chạm trán:

– Nằm ngửa trên sàn, hít vào và co gối nâng 2 chân lên. Thở ra, hai tay ôm gối và ép vào bụng.

– Gối và ngón chân chụm sát nhau, nâng cổ, nâng đầu lên và đặt cằm giữa hai gối. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, hít thở thật sâu.

Lưu ý

– Muốn mang lại hiệu quả cao cần phải kiên trì, chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Việc tập luyện đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác.

– Thời gian tập chuỗi động tác tối thiểu trong khoảng 30 phút, trong đó có phần khởi động và thư giãn sau bài tập. Dưới quãng thời gian này việc tập sẽ không có tác dụng nhưng tập dài quá cũng có thể làm cho các cơ nhức mỏi.

– Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.

– Người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.

– Trước khi bước vào bài tập, cần khởi động kỹ và đúng cách nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập.

– Nên tập trên một tấm thảm hoặc chiếu, không nên tập trên nền đất hay sàn gạch vì có thể cảm lạnh, mất vệ sinh.

Hoàng Lam Giang

Tập Yoga Giúp Ngăn Chặn Rối Loạn Tiền Đình

Nhờ vậy mà không khí sẽ được đưa vào bên trong cơ thể đi đến não bộ giúp lượng ôxy có thể lưu thông đến các bộ phận khác bên trong cơ thể để điều hòa các hoạt động của não bộ trở nên bình thường trở lại. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ khắc phục được nhanh các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững… do rối loạn tiền đình gây ra.

Tư thế trái núi: Là động tác đơn giản nhưng rất tốt cho việc giữ cân bằng.

– Đứng thẳng toàn thân, hai chân rộng bằng vai, hít thở sâu và hóp bụng dưới lại.

– Tiếp theo, nâng cao lồng ngực, rướn dài các đốt sống lên cao, hai tay vươn lên qua khỏi đầu kẹp sát mang tai. Chắp 2 bàn tay lại, khuỷu tay thẳng thả lỏng, giữ nguyên tư thế này trong khoảng từ 1-3 phút và hít thở thật đều.

Tư thế đứng gập người về phía trước:

– Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng xuôi thân mình, hít vào phình bụng lên và nâng hai tay qua khỏi đầu kéo duỗi các đốt sống lên cao.

– Thở ra hóp bụng vươn dài. Gập người về phía trước, cúi người xuống hai tay chạm sàn hoặc ôm lấy phần cổ chân. Thả lỏng đỉnh đầu, cổ và vai gáy, giữ nguyên tư thế này khoảng từ 1-3 phút và hít thở sâu.

– Lưu ý: Nếu thấy choáng nhẹ thì nên đặt 2 tay lên gối và nâng người dậy từ từ, không nâng người đột ngột.

Tư thế con cá: Giúp tăng cường chức năng hô hấp, khi hệ hô hấp hoạt động tốt thì máu và ôxy sẽ được đưa lên não và cơ thể nhanh hơn.

– Nằm ngửa trên thảm, 2 chân khép sát, 2 tay buông dọc theo người, lòng bàn tay úp xuống. Tiếp đến, nghiêng bên phải lót tay trái dưới lưng, nghiêng bên trái lót tay phải dưới lưng. Cùi chỏ tay thẳng và ấn sâu cùi chỏ tay dưới sàn, chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ. Hít vào và đẩy ngực lên, nâng đầu vai lên khỏi sàn, thở ra từ từ hạ nhẹ nhàng đầu xuống và thư giãn.

Tư thế cây cầu: Tác dụng mở căng lồng ngực, giúp cho hơi thở sâu đồng thời tái tạo năng lượng cho cơ thể.

– Nằm ngửa trên thảm, đầu gối gập cong, lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt, đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.

– Hít vào nhẹ nhàng, đẩy hông lên cao, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5- 10 phút.

Co gối chạm trán:

– Nằm ngửa trên sàn, hít vào và co gối nâng 2 chân lên. Thở ra, hai tay ôm gối và ép vào bụng.

– Gối và ngón chân chụm sát nhau, nâng cổ, nâng đầu lên và đặt cằm giữa hai gối. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, hít thở thật sâu.

Lưu ý

– Muốn mang lại hiệu quả cao cần phải kiên trì, chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Việc tập luyện đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác.

– Thời gian tập chuỗi động tác tối thiểu trong khoảng 30 phút, trong đó có phần khởi động và thư giãn sau bài tập. Dưới quãng thời gian này việc tập sẽ không có tác dụng nhưng tập dài quá cũng có thể làm cho các cơ nhức mỏi.

– Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.

– Người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.

– Trước khi bước vào bài tập, cần khởi động kỹ và đúng cách nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập.

– Nên tập trên một tấm thảm hoặc chiếu, không nên tập trên nền đất hay sàn gạch vì có thể cảm lạnh, mất vệ sinh.

Theo suckhoedoisong.vn

Rối Loạn Tiền Đình Uống Thuốc Gì ?

Việc dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình giúp người bệnh giảm dần các triệu chứng đang gặp phải. Từ đó có thể lấy lại thăng bằng trong cuộc sống, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả làm việc và cuộc sống. Vậy bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.

I. Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì để điều trị?

Khi bị rối loạn tiền đình, việc dùng các loại thuốc để hỗ trợ điều trị sẽ giúp người bệnh cắt được cơn đau đầu, chóng mặt, giảm nhanh các tình trạng rối loạn tiền đình và ngăn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu đi:

1. Các loại thuốc Tây y

Việc điều trị Tây y cho người rối loạn tiền đình sẽ giúp cắt giảm các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi những khó chịu khi bị rối loạn tiền đình gây ra hiệu quả:

Thuốc Flunarizine: Thuốc này giúp giảm nhanh các tình trạng hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra. Bạn nên tránh dùng trong thời gian lâu và ban ngày vì nó có thể gây buồn ngủ, trầm cảm, thậm chí là chứng Parkinson.

Thuốc Vinpocetin: Thuốc này ngoài việc hạn chế các dấu hiệu rối loạn tiền đình còn giúp lưu thông máu lên não khá hiệu quả. Nhưng cũng cần cẩn thận vì thuốc này gây tụt huyết áp tạm thời và rối loạn giấc ngủ.

Thuốc Cinnarizin: Thuốc này có tác dụng giảm choáng váng, hoa mắt, đau đầu, ù tai, chóng mặt… nhanh chóng sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút. Nhưng cũng cần phải cẩn thận vì Cinnarizin có thể gây rối loạn tiêu hóa và buồn ngủ cho người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thêm những loại thuốc khác như Tanganil, Ginko biloba… để cắt các cơn đau và triệu chứng khó chịu khác một cách nhanh chóng. Sau khi dùng thuốc và nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ thấy khỏe hơn.

Nhược điểm chung mà các loại thuốc Tây y đem đến là người bệnh sẽ gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa loại thuốc Tây y chỉ giúp điều trị triệu chứng chứ không trị bệnh tận gốc. Do đó, bạn cần được chỉ dẫn tận tình và tỉ mỉ từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh những sai lầm khi dùng thuốc.

2. Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y

Trong Đông y, việc điều trị một căn bệnh nào cũng cần biết được căn nguyên, nguồn gốc gây bệnh từ đó mà có phương hướng điều trị thích hợp. Đối với chứng rối loạn tiền đình cũng vậy, Đông y quan niệm tằng tình trạng này là khí huyết lưu thông không đều, khí nghịch bốc lên gây hoa mắt, ù tai, chóng mặt… kéo dài khiến cơ thể suy nhược trầm trọng.

Các bài thuốc Đông y được chiết xuất từ dược thảo tự nhiên, không có tác dụng phụ như Tây y, giúp đánh sâu vào gốc rễ của bệnh. Khí huyết lưu thông nhiều sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và dần bình phục, thậm chí là ngăn ngừa tái phát:

#Bài thuốc 1:

Thành phần: Dạ giao đằng, phục thần, xuyên khung, câu đằng, thảo thuyết minh, bạch truật, cát căn.

Công dụng: Giúp người rối loạn tiền đình an thần, bổ huyết, giảm chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.

#Bài thuốc 2:

Thành phần: Xuyên khung, thạch xương bồ, hải đới căn, cát căn, đại giả thạch.

Công dụng: Tăng sức đề kháng, cân bằng khí huyết, bổ thận, khắc phục tình trạng mất ngủ, khó chịu.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên gặp trực tiếp lương y để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương thuốc điều trị cho thích hợp với cơ địa của bản thân.

II. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình

Khi dùng thuốc điều trị chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần phải lưu ý đến đặc tính của thuốc để dùng thuốc cho có kết quả, tránh gây những tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

Cần nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm việc thuốc kích ứng dạ dày, tránh gây đau cho vùng thượng vị.

Với những loại thuốc có thể gây buồn ngủ thì không nên dùng khi tính chất công việc đòi hỏi sự tỉnh táo và tập trung như lái xe, vận hành máy mọc hoặc làm việc ở địa hình cao, nguy hiểm.

Người cao tuổi khi dùng thuốc Tây chữa rối loạn tiền đình thì không dùng dài ngày để tránh gây rối loạn vận động và các cảm giác trầm cảm.

Khi dùng thuốc, tránh dùng cùng với rượu bia, các chất kích thích để không gây bùn ngủ hoặc làm giảm công dụng của thuốc.

Bên cạnh những lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình, người bệnh cũng cần phải chú ý đén các vấn đề sinh hoạt để giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh:

Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, không ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế, nhất là khi ngồi văn phòng, trước máy tính.

Không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột để tránh bị choáng váng, mất thăng bằng gây té ngã.

Cần giảm tình trạng lo âu, căng thẳng, tránh hoảng hốt để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Khi đi ô tô nên hạn chế đọc sạch báo, tuyệt đối không trèo cây để hạn chế chóng mặt gây tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi chứng rối loạn tiền đình kéo theo các biến chứng như đau nhức đầu dữ dội, sốt trên 38 độ C, mắt mờ, giảm thính giác, thị lực… thì cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngày và điều trị kịp thời để không bị các bệnh lý nặng như u não, tai biến mạch máu não, tim mạch…

Song Lam