Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tập Yoga Sau Khi Sảy Thai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Lưu Ý Hữu Ích Về Mang Thai Sau Khi Sảy Thai

Sảy thai là trải nghiệm có thể khiến bạn kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần. Thông thường, quá trình hồi phục về thể chất sau khi sảy thai chỉ cần một vài tuần, nhưng để trở về trạng thái tinh thần bình thường sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Nếu bạn, vì một lý do gì đó, đã đánh mất đứa con của mình, thì chắc chắn bạn sẽ cần một thời gian khá lâu để có thể hồi phục hoàn toàn – và đó là một điều hết sức tự nhiên.

Tuy nhiên, có một sự thật quan trọng khác bạn cũng cần biết và yên tâm rằng, sảy thai không phải là việc kết thúc quá trình sinh nở. Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai và có một thai kỳ an toàn sau khi phá thai hoặc bị sảy thai.

Nếu bạn đang lên kế hoạch để mang thai sau khi vừa bị sảy thai, thì có rất nhiều điều bạn nên biết.

Đánh giá mức độ sảy thai

Mặc dù một số phụ nữ chỉ bị sảy thai một lần duy nhất, nhưng có một số ít phụ nữ khác sẽ phải trải qua tình trạng này nhiều hơn một lần. Trong một số trường hợp, sảy thai còn xảy ra trước cả khi họ biết mình mang thai. Thông thường, các ca sảy thai thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

Do vậy, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng nên tự đánh giá lại sức khỏe của bản thân xem mình đã sẵn sàng mang thai hay chưa, để tránh nguy cơ bị sảy thai thêm lần nữa.

Sẵn sàng cho việc mang thai sau khi sảy thai

Hỏi ý kiến bác sỹ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn đã đủ để mang thai và sinh nở tiếp theo chưa. Bác sỹ sẽ khám sức khỏe, cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết phải làm.

Hãy trao đổi với bác sỹ về thời điểm thụ thai tốt nhất và những việc cả hai bạn cần phải làm để sãn sàng cho thời điểm tốt nhất đó

Lưu ý rằng, chỉ khi cả hai bạn đã sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần để thụ thai trở lại, thì bạn mới lập kế hoạch cho việc mang thai tiếp theo.

Các xét nghiệm cần làm trước khi lên kế hoạch mang thai

Nếu bạn đã sẵn sàng về mặt tinh thần, bác sỹ thường sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn để xem xem bạn đã sẵn sàng để mang thai thêm lần nữa hay chưa. Có rất nhiều xét nghiệm kiệm tra cần được tiến hành để khẳng định chắc chắn về khả năng mang thai trở lại và liệu cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai hay chưa.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường có thể phát hiện được các vấn đề tiềm ẩn về hormone hoặc hệ miễn dịch. Dựa theo tiền sử sảy thai của bạn, bác sỹ có thể sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm máu.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể

Một trong số những yếu tố tiềm ẩn gây ra tình trạng sảy thai nhiều lần là do nhiễm sắc thể. Bạn và chồng có thể sẽ được chỉ định các xét nghiệm để phân tích bất cứ bất thường nào về nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn.

Siêu âm thường được tiến hành để kiểm tra tình trạng tử cung và cổ tử cung của bạn. Tùy từng trường hợp màcụ thể mà siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo được thực hiện. Thông thường, bác sỹ sẽ kiểm tra toàn diện bên trong tử cung của bạn trước khi quyết định rằng bạn đã sẵn sàng để có thai.

Nội soi buồng tử cung

Đây là quá trình mà một thấu kính nhỏ gọi là ống nội soi sẽ được đưa vào cơ thể thông qua âm đạo – cổ tử cung để đi vào tử cung. Bác sỹ sẽ mở rộng buồng tử cung của bạn bằng việc bơm nước muối sinh lý vào để xem xét niêm mạc tử cung và các ống dẫn trứng. Thủ thuật này thường được tiến hành để xem xét tình trạng của các ống dẫn trứng và của tử cung.

Chụp cản quang tử cung vòi trứng (Hysterosalpingography)

Đây là thủ thuật mà chất cản quang sẽ được đưa vào cơ thể để làm nổi bật buồng tử cung cũng như ống dẫn trứng trong quá trình chụp sử dụng tia X. Thủ thuật này chỉ được thực hiện nếu bác sỹ sản phụ khoa muốn xem xét kỹ lưỡng hơn tử cung của bạn để xác định khả năng mang thai trong tương lai.

Siêu âm bơm nước buồng tử cung (Sonohysterogram)

Nước sẽ được bơm vào tử cung của bạn thông qua âm đạo và cổ tử cung. Sau đó bác sỹ sẽ kiểm tra niêm mạc tử cung thông qua việc siêu âm.

Thời điểm tốt nhất để mang thai trở lại sau khi sảy thai

Sau khi sảy thai, nếu tử cung của bạn đã trở lại hoạt động bình thường thì bạn hoàn toàn có thể mang thai được. Tuy nhiên, trạng thái tinh thần của bạn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định bạn đã sẵn sàng để mang thai hay chưa.

Chưa có một định nghĩa nào về thời gian lý tưởng để mang thai trở lại sau sảy thai cả. Đa số các chuyên gia đều khuyến nghị rằng nên đợi ít nhất khoảng 6 tháng trước khi mang thai trở lại. Thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn và đặc biệt là số lần sảy thai trước đó của bạn.

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp mang thai giả (là khi nhau thai phát triển thành một khối u nang bất thường, thay vì phát triển thành bào thai) thì việc sảy thai là không thể tránh được. Và hầu hết các trường hợp này sẽ được khuyên nên chờ đợi nhiều hơn 6 tháng để lên kế hoạch mang thai thêm lần nữa.

Đảm bảo sức khỏe để mang thai sau khi sảy thai

Khi bạn lên kế hoạch mang thai thêm lần nữa sau khi vừa sảy thai, thì việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lối sống lành mạnh sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chế độ dinh dưỡng và lối sống cũng có thể có tác động tích cực về lâu dài, vì sẽ đảm bảo cho bạn có thể có một em bé khỏe mạnh mà không gặp phải các biến chứng. Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là ưu tiên hàng đầu cả trước và trong khi thụ thai.

Bổ sung axit folic

Bạn cần phải bổ sung axit folic một vài tháng trước khi thụ thai. Axit folic sẽ giúp bảo vệ thai nhi và làm tăng khả năng thụ thai của bạn. Folate hoặc axit folic còn được mệnh danh là các siêu anh hùng trong quá trình mang thai. Folate được cho là có thể đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cột sống em bé cũng như hệ thần kinh trung ương. Axit folic giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong suốt giai đoạn trước sinh.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tức là có chỉ số BMI bình thường rất quan trọng khi bạn lên kế hoạch mang thai lần tiếp theo. Thiếu cân hoặc thừa cân thường sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt, và có thể sẽ là yếu tố góp phần gây sảy thai thêm lần nữa.

Do vậy, hãy theo dõi chặt chẽ cân nặng của bạn nếu bạn đang muốn có thai trở lại. Ăn uống đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang có một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Rất nhiều người chuẩn bị mang thai sẽ ăn uống bồi bổ rất nhiều và nghĩ rằng việc này sẽ có ích, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, duy trì cân nặng khỏe mạnh và mức độ thức ăn nạp vào mới là tiêu chuẩn hàng đầu để giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.

Luyện tập thể thao

Mặc dù bạn có thể sẽ lo ngại rằng luyện tập quá mức có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai trước đó, nhưng luyện tập một cách vừa phải là rất cần thiết để giữ cơ thể khỏe mạnh. Luyện tập là việc bắt buộc để đảm bảo rằng cơ thể bạn đủ độ linh động và dẻo dai để chuẩn bị cho giai đoạn mang thai rất dài sắp tới.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu luyện tập. Nếu bạn lo ngại rằng luyện tập là nguyên nhân của những lần sảy thai trước, thì hãy thư giãn. Hãy nhờ sự trợ giúp của một huấn luyện viên để giúp bạn có những bài tập cơ bản, đảm bảo an toàn nhưng vẫn hữu ích với bạn.

Tránh sử dụng đồ uống có cồn và các loại thuốc

Nếu bạn nghiện rượu hoặc thuốc, hay thuốc lá từ trước, thì đây chính là thời điểm bạn nên từ bỏ tất cả những thói quen này. Rượu và thuốc rất nguy hiểm cho sự phát triển của em bé. Bạn nên từ bỏ tất cả những thói quen này hoàn toàn trước khi lên kế hoạch thụ thai. Phụ nữ hút thuốc cũng thường sẽ có tỷ lệ thụ thai thấp hơn so với phụ nữ không hút thuốc.

Yoga và ngồi thiền

Các liệu pháp thay thế thuốc như tập yoga và ngồi thiên có thể giúp bạn giữ cân bằng cả về tâm trí và cơ thể. Đảm bảo rằng bạn đã luyện tập yoga hoặc tập thiền trước khi thụ thai, Ngoài ra, yoga còn giúp bạn loại bỏ được các suy nghĩ tiêu cực. Sau khi thụ thai, duy trì sự cân bằng về thể chất và tinh thần cũng có ích rất nhiều cho em bé nằm trong bụng.

Nghỉ ngơi hợp lý

Trong khi bạn duy trì việc luyện tập thường xuyên và đều đặn, thì việc nghỉ ngơi hợp lý trong suốt cả ngày cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang đi làm và muốn thụ thai, thì hãy cố gắng không để bản thân mình quá căng thẳng khi đi làm. Hít thở sâu và duy trì việc ngồi thiền để giúp cân bằng lại cuộc sống của bạn.

Cảm xúc của bạn

Mang thai là một thử thách lớn với tất cả phụ nữ. Nếu bạn đã từng bị sảy thai, thì việc mang thai trở lại càng khiến bạn cảm thấy nặng nề và áp lực hơn. Thích thú quá mức, lo lắng, sợ hãi, hay phấn khích cùng một lúc đều là những trạng thái cảm xúc hết sức bình thường. Bạn có thể sẽ hạnh phúc vì mình mang thai trở lại những cũng lo lắng vì mình đã từng bị sảy thai trước đây, bạn có thể sẽ không dám thông báo tin vui này cho gia đình vì lo lắng.

Nhưng, bạn nên chia sẻ những cảm xúc này với chồng của mình. Nếu bạn cảm thấy cảm xúc của mình đi quá giới hạn chịu đựng, thì việc đến gặp chuyên gia tâm lý để giúp bạn giải quyết vấn đề cũng là một điều dễ hiểu.

Muốn Có Em Bé Sau Sảy Thai

Hiện tượng Sảy Thai?

Sảy thai là hiện tượng mất thai ngoài ý muốn trước tuần thứ 20 của thai kỳ và không may đây lại là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ. Khoảng từ 10%-25% thai kỳ kết thúc do sảy thai và hậu quả để lại cho bạn là nỗi lo âu, buồn phiền và băn khoăn về việc muốn có em bé sây sảy thai.

Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng sảy thai là bất thường về nhiễm sắc thể, và hiện tượng này ít khi xảy ra hơn một lần. Hầu hết phụ nữ từng sảy thai sau đó vẫn mang thai và sinh con khỏe mạnh, miễn là không có yếu tố đe dọa nghiêm trọng nào phát sinh và chỉ có chưa đến 5% thai phụ bị sảy thai hai lần liên tiếp.

Để giúp mong muốn có em bé sau khi sảy thai thực hiện thành công, trước tiên các mẹ cần hồi phục về mặt thể chất để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh việc sảy thai lần 2.

Cần đợi một đến hai tháng trước khi cố gắng thụ thai lần nữa.

Rất khó để ổn định cảm xúc sau khi sảy thai và bạn có thể cảm thấy mình nên thử có thai lại càng sớm càng tốt để vượt qua chuyện này. Một số người cảm thấy trống rỗng và muốn lấp đầy sự trống rỗng ấy bằng cách cố gắng có thai lại sau vài ngày hoặc vài tuần sau sảy thai. Nhưng khuyến nghị được đưa ra là bạn cần cho cơ thể thời gian để hồi phục và nghỉ ngơi bằng cách đợi ít nhất một hoặc hai tháng, hay hai kỳ kinh nguyệt mới thử có thai lần nữa.

Về mặt thể chất, chỉ cần vài giờ cho đến vài ngày để cơ thể hồi phục từ quá trình sảy thai và kinh nguyệt của bạn sẽ quay lại trong vòng bốn đến sáu tuần. Nhưng điều quan trọng là không nên vội vàng trong thời gian bạn còn đang đau buồn và bạn nên dành thời gian để chấp nhận và vượt qua sự mất mát đó.

Một số chuyên gia hành nghề y lại khuyên nên đợi sáu tháng trước khi cố gắng có thai lại, nhưng không có nghiên cứu nào xác nhận phải cần thiết đợi lâu đến vậy mới thụ thai sau một lần sảy thai. Nếu bạn khỏe mạnh, bạn đã có ít nhất một kỳ kinh sau đó, và bạn đã sẵn sàng để có thai lại, thì bạn không cần phải đợi

Tìm ra bất cứ vấn đề y khoa hoặc biến chứng nào do sảy thai gây ra.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất cứ nguy cơ hoặc biến chứng nào có thể xảy ra do sảy thai gây nên.

Một số truờng hợp biến chứng của sảy thai sẽ gây ra hiện tượng mang thai giả. Có nghĩa là có một khối u không phải ung thư phát triển trong dạ con của mẹ. Hiện tượng này xảy ra khi nhau thai phát triển thành một túi khối bất thường và ngăn không cho có thai. Nếu bạn mang thai giả, bạn nên đợi từ sáu tháng đến một năm trước khi thử thụ thai lại lần nữa.

Ở trường hợp khác, nếu bạn bị sảy thai vì có thai ngoài tử cung hay đã từng có thai ngoài tử cung trước kia, bác sĩ sẽ kiểm tra ống dẫn trứng của bạn để đảm bảo một bên hoặc cả hai bên đều không bị tắc hay tổn thương. Nếu bạn bị tắc hay tổn thương một bên ống dẫn trứng, bạn sẽ có nguy cơ có thai ngoài tử cung một lần nữa.

Cần nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ có thể xảy ra nếu bạn đã có hai hay nhiều lần sảy thai.

Phụ nữ đã từng hơn một lần bị sảy thai trong đời nên đi kiểm tra để xác định liệu có vấn đề sâu xa nào đó trước khi cố gắng có thai lại lần nữa. Bác sĩ có thể tiến hành các kiểm tra như:

Kiểm tra yếu tố hooc-môn: Bác sĩ sẽ kiểm tra mức giáp trạng của bạn và có thể là cả mức hooc-môn prolactin và progesterone. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bạn sau đó kiểm tra lại vào một ngày khác để kiểm tra mức độ.

Chụp cản quang tử cung vòi trứng: Kiểm tra này được tiến hành nhằm kiểm tra hình dạng và kích thước của tử cung và xem có bất cứ vết sẹo nào ở tử cung hay không, cũng như các polyp, u xơ hoặc vách ngăn. Những bất thường này có thể ảnh hưởng đến quá trình cấy trứng khi thụ tinh trong ống nghiệm IVF nên cần phải xem xét tử cung xem có xuất hiện những vấn đề này không. Bác sĩ cũng có thể tiến hành nội soi tử cung ở bên trong tử cung, đây là cách kiểm tra dùng một chiếc camera nhỏ đi qua cổ tử cung của bạn.

Các kiểm tra khác có thể được tiến hành bao gồm kiểm tra máu hoặc thậm chí xét nghiệm ADN của cả cha và mẹ hoặc tiến hành siêu âm.

Tiến hành kiểm tra và điều trị khi bị lây nhiễm.

Để đảm bảo mang thai thuận lợi sau khi sảy thai, bạn nên tiến hành kiểm tra xem mình có bị lây nhiễm như các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không và tiến hành điều trị cho bất cứ bệnh lây nhiễm nào trước khi cố gắng thụ thai lại. Những loại lây nhiễm nhất định có thể làm tăng nguy cơ sảy thai lần nữa, bao gồm:

Chlamydia: Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), thường không có triệu chứng gì cả. Nếu bạn hoặc đối phương có thể bị nhiễm, hãy đi kiểm tra và điều trị trước khi cố gắng mang thai.

Lây nhiễm ở tử cung hoặc âm đạo: Bác sĩ có thể kiểm tra cho bạn xem có bị lây nhiễm gì ở những vùng này không và tiến hành điều trị.

Nhiễm khuẩn Listeria: Loại nhiễm khuẩn này do ăn phải phô mai hoặc sữa không hợp vệ sinh.

Toxoplasmosis: Loại lây nhiễm này truyền qua các loại hoa quả, rau cũng như thịt bẩn. Phải luôn nấu thịt thật kỹ và rửa sạch hoa quả và rau trộn. Đeo găng tay khi vệ sinh khay vệ sinh cho mèo và khi làm vườn, vì mèo mang loại vi khuẩn lây nhiễm này trong ruột của chúng.

Parvovirus: Đây là lây nhiễm do virus. Nó có thể gây sảy thai, mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai khi bị nhiễm virus này đều có thai kỳ bình thường.

Tìm các biện pháp trị liệu hoặc tư vấn nếu bạn cảm thấy buồn bã hoặc chán nản.

Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến nhóm hỗ trợ hoặc nhà tư vấn để bạn và đối phương có thể cùng vượt qua giai đoạn đau buồn và vượt qua lần sảy thai này. Nói chuyện với những người từng trải qua mất mát như bạn có thể giúp bạn tìm được một chút yên bình và thân thuộc. Vượt qua giai đoạn đau buồn cùng nhau giúp thắt chặt thêm mối quan hệ của bạn và đối phương cũng như chuẩn bị tốt hơn cho cả hai người với lần mang thai tiếp theo.

Bạn cũng có thể tìm đến gia đình và bạn bè hỗ trợ. Đôi khi, chỉ cần có ai đó ở bên bạn lắng nghe nỗi lo âu và sợ hãi về việc cố gắng có thai lần nữa cũng đã giúp ích rồi.

Duy trì một chế độ ăn cân bằng và có cân nặng lành mạnh.

Để giảm nguy cơ bị sảy thai lần nữa, bạn nên ăn một chế độ ăn cân bằng thật tốt, có chứa cả bốn nhóm thực phẩm: hoa quả và rau, protein, sản phẩm từ sữa và lương thực.

Đảm bảo chế độ ăn hằng ngày của bạn có chứa năm phần hoa quả tươi hoặc đông lạnh, 170g hoặc chừng đó protein như thịt, cá, trứng, đậu nành hoặc đậu phụ, ba đến bốn phần rau tươi hoặc đông lạnh, sáu đến tám phần lương thực như bánh mì, cơm, mì, ngũ cốc ăn sáng, và hai đến ba phần sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai cứng.

Điều quan trọng nữa là bạn cần duy trì cân nặng lành mạnh so với độ tuổi và tạng người.Tránh bị thiếu cân hoặc thừa cân. Bạn có thể tính toán Chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng bảng tính trực tuyến và xác định xem mình cần tiêu thụ bao nhiêu calo một ngày để duy trì cân nặng lành mạnh.

Tập thể dục hằng ngày, nhưng tránh hoạt động căng thẳng.

Khi bạn đang phục hồi sau sảy thai, bạn cần tránh tập thể dục quá căng thẳng và chỉ nên tập trung vào hoạt động nhẹ nhàng, như đi bộ, tập yoga hoặc thiền. Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày giúp bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh và đầy năng lượng. Nó còn giúp đảm bảo cho cơ thể bạn luôn ở trạng thái tốt nhất và sẵn sàng thụ thai lần nữa.

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga còn có thể giúp bạn giảm căng thẳng hoặc lo âu bạn có thể đang phải trải qua do sảy thai. Kiểm soát được tình trạng căng thẳng của bản thân rất cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng mang thai.

Uống thêm vitamin tiền sản, axit folic và thực phẩm bổ sung.

Duy trì một chế độ ăn cân bằng và cân nặng lành mạnh nhờ tập thể dục sẽ cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất và khoáng chất cần thiết. Nhưng vitamin tiền sản và các loại thực phẩm bổ sung khác như axit folic đã được chứng minh làm giảm nguy cơ sảy thai và sinh non hoặc bị nhỏ so với tuổi thai. Nên nói chuyện với bác sĩ về thực phẩm bổ sung axit folic để giúp bạn phục hồi sau sảy thai.

Thực phẩm bổ sung axit folic có thể giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, xảy ra khi tủy sống của bé không phát triển bình thường. Khi bạn có thai, bạn sẽ được kê đơn uống thực phẩm bổ sung axit folic miễn phí.

Giảm tiêu thụ đồ chứa cồn, caffeine và hút thuốc.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu bia, hút thuốc và dùng caffeine có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

Hạn chế hoặc loại cồn ra khỏi chế độ ăn. Phụ nữ uống đồ uống có cồn hằng ngày hoặc uống nhiều hơn 14 đơn vị một tuần có nguy cơ sảy thai cao hơn. Chỉ uống một đến hai đơn vị cồn một tuần hoặc dừng hoàn toàn khi bạn đang cố gắng thụ thai. Nếu đối phương của bạn là người nghiện rượu bia nặng, nó cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Luôn giữ an toàn và giảm hút thuốc hoặc bỏ hẳn thuốc khi bạn đang cố thụ thai.

Phụ nữ có thai được khuyên nên hạn chế uống caffeine ở mức 200 mg một ngày hoặc chỉ hai tách cà phê. Nhớ rằng chất caffeine cũng có trong trà xanh, đồ uống tăng lực, và một số đồ uống nhẹ khác. Caffeine cũng có trong một số phương pháp trị cảm lạnh và cúm nhất định và có trong cả sô cô la. Cố gắng cắt giảm caffeine, đặc biệt khi bạn đang cố gắng thụ thai.

Tránh tất cả các loại thuốc, trừ khi cần thiết.

Trừ khi bác sĩ khuyên dùng một số loại thuốc nhất định để điều trị lây nhiễm hoặc vấn đề y khoa khác, nếu không bạn nên tránh tất cả các loại thuốc khi đang cố gắng mang thai. Tránh dùng thuốc không cần kê đơn, cũng như các liệu pháp thảo dược. Liệu pháp thảo dược không được quy định bởi Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nên bạn luôn phải kiểm tra lại với bác sĩ trước khi dùng bất cứ liệu pháp thảo dược hoặc thuốc nào.

Nếu bạn dùng thuốc kháng sinh để điều trị lây nhiễm, hãy đợi cho đến khi bạn dùng hết liều kháng sinh và bệnh lây nhiễm khỏi hẳn thì mới nên thụ thai.

Hoặc nếu bạn đang dùng thuốc vì có thai ngoài tử cung, hãy đợi ba tháng sau khi điều trị bằng thuốc methotrexate mới nên thử mang thai.

Nếu bạn đang được điều trị bệnh hoặc lây nhiễm, hãy đợi đến khi bạn uống hết thuốc trước khi thử thụ thai.

Việc không may bị sẩy thai hay thai lưu không có nghĩa là từ bây giờ trở đi bạn luôn có nguy cơ sẩy thai cao. Nhưng tất nhiên,nó hoàn toàn tự nhiên nếu bạn cảm thấy lo lắng rằng nó sẽ lại xảy ra. Việc quyết định khi nào nên bắt đầu hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và chồng bạn.

Hãy làm những gì bạn cảm thấy là tốt nhất vì thực tế không có điều gì gọi là đúng hay sai hoàn toàn. Đừng để những người khác gây áp lực lên bạn khi bạn chưa sẵn sàng. Cố gắng thụ thai trở lại sau khi bị sẩy thai có thể là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng để có thể cảm nhận đầy đủ hạnh phúc của việc làm mẹ.

Tư Thế Yoga Này Dễ Khiến Bà Bầu Sảy Thai Như Chơi

1. Tư thế yoga Revolved side angle pose (tư thế xoay người về 1 bên)

Khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai, bạn nên ngừng tập ngay động tác này.

Revolved side angle pose là tư thế yoga cơ bản, có độ vặn xoắn mạnh. Khi bạn luyện tập, lực tác động sâu vào vùng bụng nên dễ ảnh hưởng thai nhi. Nếu bạn tập gắng sức, có thể gây động thai hoặc sảy thai.

Giải pháp thay thế:

Nếu vẫn muốn tập động tác này, bạn chỉ nên nghiêng người, quay mặt về phía trong của chân trụ trước. Bạn đặt cánh tay phải chống xuống đất. Tay còn lại giơ qua đầu, mắt nhìn theo tay.

Cách tập này sẽ giúp giảm bớt lực tác động vào vùng bụng của bạn và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Thật ra, tư thế full wheel vẫn có thể luyện tập trong thai kỳ nếu bạn đã từng thực hiện nhuần nhuyễn trước đó. Song, đây không phải là động tác được khuyến khích cho mọi bà bầu.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái trong tư thế đó, hãy ngừng luyện tập.

Giải pháp thay thế:

Nếu tập tư thế này bạn thấy không thoải mái, hãy thử đổi qua tư thế cây cầu.

Tư thế upward plank (tấm ván ngược) cũng là gợi ý tốt nếu lực cánh tay của bạn đủ khỏe để nâng trọng lượng cơ thể. Upward plank rất tốt cho tim, giúp bà bầu tránh mắc các bệnh về tim mạch.

3. Bow pow (tư thế cánh cung)

Sau tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên tránh tập các tư thế nằm úp mặt. Khi lực cơ thể dồn xuống vùng bụng sẽ gây chèn ép nội tạng và ảnh hưởng đến thai nhi.

Giải pháp thay thế:

Bạn có thể chọn động tác camel post (con lạc đà) để thay thế. Động tác này giúp bạn mở rộng lồng ngực nên rất tốt cho tim và phổi.

Tuy nhiên, khi tập, bạn nên đặt hai bàn tay dưới hông hoặc mông để hỗ trợ lưng thay vì nắm vào hai cổ chân như bình thường.

4. Chaturanga to upward (cá sấu) – facing dog (chó úp mặt)

Đây là chuỗi tư thế yoga giảm mỡ bụng, mỡ vùng bắp tay và lưng trên rất hiệu quả. Khi tập, lực cơ thể dồn về cánh tay, lưng trên. Bạn buộc phải dùng cơ bụng để giữ cho sống lưng không bị võng, vì thế dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

5. Tư thế forward fold (đứng gập trước)

6. Tư thế yoga twisted chair (cái ghế vặn)

Đây là động tác chiếc ghế, gối vuông góc với mặt sàn, hai tay chắp phía trước và vặn người sang một bên. Ở tư thế này, khi bạn vặn xoắn người sẽ tạo ra lực tác động vào vùng bụng, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Hanako

Sảy Thai Bao Lâu Thì Tập Thể Dục Được Và Nên Tập Luyện Như Thế Nào?

Sảy thai bao lâu thì tập thể dục được và nên tập luyện như thế nào?

Sau sảy thai mẹ cần nghỉ ngơi và kiêng cữ cẩn thận, cho dù tình trạng của mẹ là sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hay hút thai. Để nhanh chóng hồi phục sau sảy thai mẹ cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng với các bài yoga, đi bộ, nghiêng xương chậu…Để biết sảy thai bao lâu thì tập thể dục được, nên tập với cường độ như thế nào, kết hợp nghỉ ngơi và tập như thế nào tốt cho sức khỏe của mẹ, mời ba mẹ tìm hiểu bài viết sau!

Tại sao mẹ nên tập thể dục sau sảy thai?

Sau sảy thai, hoặc thai lưu mẹ có nhiều điều phải suy nghĩ hơn là việc tập thể dục. Nhưng thực ra hoạt động nhẹ nhàng trong sáu tuần đầu sau khi sảy thai sẽ giúp lấy lại sức khỏe về cả thể chất và tinh thần.

Tập thể dục có rất nhiều lợi ích, vừa có thể làm giảm bớt cảm giác lo lắng hoặc trầm cảm vừa giúp mẹ làm quen lại với cảm giác có nhiều người xung quanh. Hoạt động đều đặn cũng làm giảm căng cơ và giúp mẹ ngủ ngon hơn.

Sảy thai bao lâu thì tập thể dục được?

Những tuần đầu sau sảy thai mẹ cần nghỉ ngơi và ổn định lại cảm xúc. Không nên vội vàng vận động hoặc làm việc ngay. 

Các mẹ nên đợi cho đến khi có hẹn tái khám với bác sĩ sản khoa trước khi bắt đầu tập thể dục. Kiểm tra lại với chuyên gia y tế trước khi bắt đầu chạy hoặc thử một loại bài tập mẹ chưa từng thực hiện trước đây. Tuy nhiên cũng có một số bài tập nhẹ nhàng mà mẹ có thể tập trong vài tuần đầu tiên.

Đi bộ

Đi bộ là cách tập thể dục tốt nhất khi mẹ bắt đầu. Đi bộ một mình sẽ giúp mẹ giải quyết những cảm xúc phức tạp và đau đớn trong cơ thể. Đi bộ với chồng, với người bạn thân hoặc một thành viên trong gia đình giúp cả hai dễ dàng nói chuyện cởi mở hơn về những gì đã xảy ra.

Đi bộ nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe của mẹ

Mẹ thường cảm thấy khó khăn khi bước ra ngoài sau khoảng thời gian khó khăn. Mẹ lo lắng rằng sẽ nhìn thấy những em bé khác, hoặc lo lắng rằng ngoại hình của mình trông giống như vẫn còn đang mang thai. Nhưng ngay khi cảm thấy đã sẵn sàng, mẹ hãy bắt đầu dạo bộ nhẹ nhàng trong không khí trong lành một lúc. Đi bộ ở một nơi có phong cảnh đẹp như trong rừng hoặc bên cạnh hồ cũng có thể giúp xoa dịu cảm xúc của mẹ.

Các bài tập cơ sàn chậu

Ngay cả khi mẹ sảy thai trong ba tháng đầu, cơ sàn chậu của mẹ vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi hormone thai kỳ. Lúc này các bài tập sàn chậu là rất quan trọng với mẹ. Vì vậy mẹ hãy cố gắng tập cơ sàn chậu càng sớm càng tốt. 

Tăng cường cơ sàn chậu sẽ giúp mẹ khỏi nguy cơ bị són tiểu và làm lành các mô xung quanh âm đạo tốt hơn. Các bài tập cải thiện sự lưu thông đến các cơ quan, giúp giảm sưng và bầm tím. Nếu mẹ có các vết khâu thì việc tập cơ sàn chậu cũng không gây đau đớn.

Bài tập cơ bụng dưới

Tập thể dục cơ bụng dưới giúp giảm mỡ bụng sau khi mang thai. Bài tập cơ bụng dưới kết hợp với bài tập cơ sàn chậu để hỗ trợ lưng và xương chậu.

– Hít vào và siết chặt cơ sàn chậu khi thở ra. Mẹ sẽ có cảm giác cơ được nén lại và nâng lên. Hãy tưởng tượng rằng mẹ đang gồng lên như khi nhịn đi tiểu. Khi đã siết chặt cơ sàn chậu, nhẹ nhàng hóp bụng lại. Mẹ sẽ cảm thấy cơ bụng dưới thắt chặt.

– Giữ tư thế này và đếm đến 10 mà không nín thở (có thể khó nhưng mẹ hãy kiên trì). Sau đó từ từ thư giãn cơ bắp. Đợi ít nhất năm giây và sau đó lặp lại. Cố gắng tránh di chuyển lưng hoặc siết quá chặt các cơ bụng phía trên thắt lưng.

Mẹ có thể chỉ siết chặt được một hoặc hai giây trong những ngày đầu. Đừng lo lắng vì mẹ đang làm rất tốt. Hãy luyện tập dần dần, mẹ sẽ nhanh chóng quen với các bài tập này.

Mẹ cũng nên thử các bài tập cơ bụng dưới bằng cách ngồi lên trên một quả bóng tập:

– Ngồi trên một quả bóng tập, đặt cả hai chân trên sàn. Tốt nhất là tập trên thảm hoặc mền để đảm bảo bóng không trượt ra khỏi người.

– Siết chặt cơ sàn chậu và cơ bụng dưới và sau đó nhẹ nhàng nhấc một chân khỏi sàn. Hãy nhớ hít thở đều. Giữ tư thế này trong tối đa năm giây, từ từ hạ chân xuống và thư giãn cơ bắp. Lặp lại từ 5 đến 10 lần trên cả hai chân.

Nghiêng xương chậu

Những bài tập nghiêng xương chậu rất hữu ích trong việc giúp cơ lưng chuyển động và co giãn nhẹ nhàng đồng thời hỗ trợ tập luyện cơ bụng. Các bài tập này cũng có thể giúp giảm đau lưng. Mẹ có thể thực hiện bài tập nghiêng xương chậu với tư thế nằm, ngồi hoặc trong khi ngồi trên một quả bóng tập.

Bài tập xương chậu giúp mẹ giảm đau lưng

– Nằm sấp trên sàn nhà hoặc trên giường. Đặt một cái gối ở dưới đầu, co đầu gối và ép sát bàn chân vào mông.

– Siết chặt cơ sàn chậu và siết cơ bụng dưới, rồi đè phần thắt lưng xuống sàn hoặc giường. Giữ tư thế này và đếm từ 1 đến 3, sau đó cong lưng lên khỏi sàn nhà hoặc giường. Lặp lại động tác khoảng 10 và cố gắng đừng nín thở.

– Ngồi trên ghế hoặc ghế đẩu và đặt chân trên sàn nhà.

– Siết chặt cơ sàn chậu và kéo cơ bụng dưới vào trong. Hạ lưng xuống và sau đó cong lên để đẩy ngực và mông ra ngoài. Lặp lại như vậy để mẹ có thể giãn lưng một cách nhịp nhàng.

– Ngồi trên một quả bóng tập, đặt hai chân trên sàn nhà. Mẹ nên tập trên thảm hoặc mền để đảm bảo bóng không trượt và lăn xung quanh.

– Dùng mông di chuyển quả bóng về trước và sau, đẩy xương chậu cùng di chuyển với bóng. Cố gắng giữ nguyên vai. Mẹ cũng có thể di chuyển bóng từ bên này sang bên kia để tập luyện cơ eo.

Động tác Leg Slide

– Nằm ngửa, co đầu gối và đặt bàn chân trên sàn nhà.

– Siết chặt cơ bụng và nới lỏng thắt lưng trong khi trượt bàn chân xa ra khỏi cơ thể, dần dần duỗi thẳng đầu gối. Mục đích của bài tập này là sử dụng cơ bụng ngăn thắt lưng của cong lên.

– Ngay khi cảm thấy lưng bắt đầu cong, hãy co đầu gối lại và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác từ 8 đến 10 lần.

Hãy chú ý đến hơi thở của bản thân trong suốt bài tập. Khi cơ bụng khỏe hơn, mẹ sẽ thấy rằng mình có thể trượt bàn chân xa hơn trước khi lưng bắt đầu cong.

Bài tập Yoga

Nhiều bà mẹ thấy các bài tập kết hợp với chánh niệm như yoga rất hữu ích. Yoga tập trung vào sự cân bằng giữa tâm trí, cơ thể và hơi thở của mẹ.

Bên cạnh các tư thế bằng cơ thể, một buổi tập yoga thường bao gồm các bài tập thư giãn và hít thở, đôi khi có cả yếu tố thiền. Yoga giúp tăng cường sức mạnh cơ thể, đồng thời giúp mẹ dần vượt qua những cảm xúc mạnh mẽ. Mẹ hãy thực hiện mọi thứ thật chậm rãi. 

Nếu mẹ có thắc mắc về việc tập thể dục, hoặc muốn chia sẻ về cảm giác của bản thân, mẹ hãy liên hệ với nữ hộ sinh, bác sĩ hoặc một chuyên gia tư vấn tâm lý.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Tham khảo các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One

Nếp EASY, Tự ngủ & Ăn dặm cho bé giai đoạn 12-49 tuần: POH Easy Two

Giáo dục Montessori tại nhà: POH Acti (1-3 tuổi)

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai Giáo