Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tập Yoga Tại Nhà Bai 7 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

7 Bài Tập Yoga Chữa Trị Đau Lưng Tại Nhà

Trước khi tập luyện, các bạn nên chuẩn bị cho mình những dụng cụ vần thiết như: thảm tập Yoga, khăn trải thảm Yoga và gối tập Yoga để quá trình tập luyện được an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

1. Yoga cho người đau lưng với tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu này giúp cho cột sống và 2 hông giãn ra hết mức, hỗ trợ các cơ và dây thần kinh giữa các đốt sống được giải phóng giúp cơ thể thư giãn, lưng của bạn được thoải mái, giảm đau nhức lưng và gáy rất hiệu quả.

Thực hiện động tác Yoga cho người đau lưng như sau:

+ Bạn nằm ngửa, 2 chân gấp lên, đặt 2 lòng bàn chân chạm đất, giữ bằng chiều rộng của hông.

+ Đặt 1 chiếc gối Yoga vào giữa 2 đầu gối, 2 đầu gối ép chặt vào gối Yoga.

+ Dùng lực nâng hông lên nhẹ nhàng khỏi mặt đất, giữ cho cổ dài ra.

2. Tựa chân vào tường là bài tập Yoga chữa đau lưng hiệu quả

Bài tập này thực hiện khá đơn giản, hầu như ai cũng làm được và giúp cơ vai được thả lỏng thoải mái, cả cơ thể được thư giãn hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

– Các bạn đặt một chiếc gối Yoga sắt tường và nằm xuống.

– Đầu tiên, các bạn nâng 2 chân lên vuông góc với sàn sao cho phần mông áp vào tường và đặt lên gối Yoga.

– 2 tay mở rộng và thư giãn thoải mái

– Chân giữ nguyên dựa vào tường để các cơ được thư giãn.

3. Bài tập Yoga chữa đau lưng với tư thế em bé

– Tư thế này được đánh giá là một trong những tư thế Yoga cho người đau lưng đơn giản và hiệu quả nhất.

– Với những tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể như: giúp mở rộng phần xương cùng và lưng, giúp giảm nhịp tim, thư giãn thoải mái, đây là bài tập được rất nhiều người yêu thích

Thực hiện bài tập Yoga chữa đau lưng như sau:

+ Bạn ngồi quỳ trên thảm, đặt một chiếc gối trước 2 đầu gối.

+ Mở rộng 2 chân sao cho 2 đầu ngón chân chạm vào nhau.

+ Tiếp theo, các bạn ngồi lên gót chân, cúi người xuống và tựa ngực lên đầu gối, đầu từa vào gối Yoga, hít thở sâu và thư giãn thoải mái.

+ Các bạn giữ nguyên tư thế đến khi cảm thấy mỏi thì trở về tư thế bình thường.

4. Hết đau lưng với Yoga tư thế anh hùng

Thêm một gợi ý dành cho các bạn bị đau lưng nữa. Động tác Yoga này khá dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Cơ thể bạn sẽ được thư giãn hoàn toàn, các cơn đau lưng cũng được giảm đi đáng kể.

– Bạn ngồi trên 1 chiếc gối Yoga sao cho 2 đầu gối chạm nhau, 2 bàn chân tách ra 2 bên của chiếc gối. Xòe các ngón chân ra sao cho các khớp ở ngón chân được căng và giãn ra.

– Tiếp theo, bạn ngồi sao cho lưng thật thẳng, 2 cánh tay nâng lên đầu, và gập vuông góc ở khuỷu tay sao cho ngón tay này chạm vào cùi trỏ tay kia.

5. Tư thế con mèo là bài tập Yoga giảm đau lưng

Tưởng chừng như rất đơn giản nhưng tư thế này lại đem lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là đối với các bạn đau lưng. Với phương pháp tạo trọng lực đè lên 2 vai và khớp hông giúp tăng độ dẻo dai cho cơ thể và độ giãn của xương cột sống.

Thực hiện động tác như sau:

+ Các bạn trải thảm trên sàn nhà, thân người ở tư thế quỳ gối, hai tay chống đất như đang bò.

+ Hai tay chống thẳng và đầu gối vuông góc với mặt sàn.

+ Tiếp theo, các bạn hóp bụng rồi thở ra, đầu ngẩng lên.

6. Yoga chữa đau lưng với tư thế tấm ván

Tư thế tấm ván sẽ giúp xương cột sống thêm chắc chắn và được thoải mái hơn rất nhiều, cải thiện tình trạng đau lưng của bạn.

– Các bạn duỗi 2 chân ra, tựa lên mũi chân và chống tay thẳng để nâng toàn bộ thân người lên.

– Giữ nguyên tư thế sao cho từ vai, hông và chân tạo thành một đường thẳng.

7. Yoga chữa đau thắt lưng với tư thế xoay người

Với tư thế này, phần lưng giữa của bạn sẽ được kéo giãn, nhờ đó mà giúp các cơn đau lưng nhanh biến mất, cơ thể được thư giãn thoải mái nhờ Yoga chữa đau thắt lưng.

Hướng dẫn thực hiện tư thế Yoga giảm đau lưng này như sau:

– Bạn ngồi trên thảm, thẳng lưng, duỗi thẳng chân trái, chân phải các bạn co gối lên, chân gập sát thân người.

– Tay trái ôm lấy chân phải, tay phải chống xuống sàn để giữ ở phía sau.

– Tiếp theo, các bạn xoay người về phía chân co để hệ cơ và đốt sống lưng được căng hết cỡ.

Để nhận được tư vấn về các lớp học Yoga trị liệu hiệu quả nhất, vui lòng nhấn vào nút “Đăng ký ngay” bên dưới để tìm hiểu thêm về thông tin lớp học, cũng như khuyến mãi của chúng tôi.

Vyoga World – Hệ thống giảng dạy Yoga hàng đầu Việt Nam

● Tầng 6 Vincom 3/2, số 3 Đường 3/2, P.11, Q.10

● Vincom Cộng Hòa, 15 -17 Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình. ● Tầng 6 Vincom Plaza Gò Vấp – 12 Phan Văn Trị, P.7, Q. Gò Vấp ● Tầng M Cao ốc Silland, KDC Trung Sơn, đường 9A, H. Bình Chánh

● Tầng 2 Minh Sáng Plaza, 888 Đại Lộ Bình Dương, TX.Thuận An, Bình Dương.

● Tầng 9 Becamex Tower, 230 Đại Lộ Bình Dương, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

7 Ý Tưởng Trang Trí Cho Phòng Tập Yoga Tại Nhà

Chọn màu sắc cho phòng Yoga của bạn là một trong những bước đầu tiên cần khi bạn thiết kế một không gian phòng tập. Bạn cần tìm cách tạo ra một khu vực, một không gian trong nhà mà bạn là nơi yên tĩnh, thư giãn nhất của mình. Hãy tránh những màu sắc lòe loẹt và sáng sẽ làm mất tập trung gây khó khăn cho việc tập trung ngồi thiền, Yoga.

Một số màu sắc phổ biến nhất khi thiết kế không gian Yoga bạn có thể lựa chọn:

Trung tính: Màu be, màu vỏ trứng, nâu nhạt, nâu đậm.

Màu xám: Một loạt các xám nhạt, một số màu làm điểm nhấn

Màu sắc: Màu cam mộc mạc, màu xanh lá cây, màu xanh hải quân, Cà tím, Má hồng

Gối Yoga: Màu sắc tươi sáng

Tham khảo kiến trúc sư có kinh nghiệm trong thiết kế phòng ốc, trang trí, như vậy căn phòng sẽ càng hoàn thiện và đẹp hơn.

2. Rèm cửa phù hợp

Không gian trong phòng Yoga nên rộng rãi, có cửa sổ lớn hoặc cửa giếng trời. Như vậy lựa chọn rèm cửa dễ dàng nhất sao cho rèm cửa sẽ điều chỉnh ánh sáng tự nhiên tốt nhất như bạn mong muốn. Rèm cửa nhẹ nhàng đơn giản hoa văn vừa phải sẽ giúp không gian phòng Yoga hiệu quả nâng cao. Phong cách tối giản luôn là phong cách nhiều người hướng tới mà không hề bị nỗi mốt. Vì đây là chu hướng hiện đại, xu hướng của thế kỉ mới.

Loại bỏ tất cả phiền nhiễu từ phòng Yoga của bạn, bao gồm TV, máy tính bảng điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Chúng sẽ khiến chúng ta không tập trung, đặc biệt là khi cần thư giãn tuyệt đối. Giảm thiểu lượng đồ vật có trong phòng Yoga để tránh cho bản thân cảm thấy chật trội, không thông thoáng thoải mái mỗi khi bạn bước vào không gian. Dọn sạch sàn và tường, đồ đạc dư thừa không phù hợp với không khí bạn muốn tạo ra.

Tạo càng nhiều không gian mở càng tốt với phòng Yoga của bạn. Làm sạch hoặc loại bỏ các giá sách lộn xộn và thay vào đó, các loại cây cảnh, cây nhỏ trong phòng, cây treo cửa sổ hoặc trang trí yên bình và kết hợp tốt với bảng màu bạn đã chọn. Tránh lộn xộn mà ồn ào hoặc mất tập trung trong khi bạn ngồi Yoga.

4. Sử dụng sàn gỗ

Nếu bạn có nhiều lựa chọn cho sàn phòng Yoga của mình, hãy lựa chọn sàn gỗ tự nhiên hoặc sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ mang nét đẹp tự nhiên của gỗ tự nhiên, một số loại sàn gỗ tự nhiên còn có mùi thơm nhẹ nhàng phát ra, giúp cho các không gian được thư giãn. Sàn gỗ có nhiều tác dụng và ứng dụng tốt đặc biệt, như điều hòa không khí trong phòng đông ấm hạ mát, loại bỏ khí độc, giúp không khí trong lành…

Màu sắc sàn gỗ đa dạng nhiều kích thước kiểu dáng, giúp việc lựa chọn trang trí phòng dễ dàng, do sàn gỗ là vật liệu dễ kết hợp nội thất trong nhà. Sàn gỗ cao cấp chính là vật liệu trang trí nhà tốt nhất nếu bạn lựa chọn cho phòng tập Yoga, yoga.

Chọn một sàn gỗ tối màu, màu nhẹ nhàng của gỗ tự nhiên, nền tảng, êm dịu nếu bạn đang tìm kiếm một không gian đơn giản tươi mới hiện đại và tối ưu để nuôi dưỡng những trải nghiệm siêu việt. Sàn gỗ càng phù hợp hơn nếu kết hợp sử dụng đệm ghế và thảm Yoga phù hợp bề mặt bằng phẳng để có kết quả mong muốn.

Chọn nến phù hợp sở thích của bạn

Dành thời gian để lựa chọn hộp nến phù hợp với sở thích của bạn mang lại cảm giác thoải mái nhất. Chọn những mùi hương không quá gây mất tập trung nhưng mang lại cảm giác bình yên thư giãn, đặc biệt là trong một buổi Yoga. Tìm kiếm mùi hương liệu pháp để thư giãn bổ sung, tối ưu trong khi Yoga sâu hoặc hướng dẫn. Tấm thảm, thảm và gối tất cả tạo ra một bầu không khí thoải mái khi thiết kế phòng Yoga cá nhân của bạn. Xem xét loại đệm hoặc cách sắp xếp chỗ ngồi phù hợp nhất với không gian bạn định sử dụng.

Ánh sáng là điều cần thiết cho một không gian Yoga, bất kể kích thước phòng của bạn hay số lượng cửa sổ bạn có sẵn. Sử dụng rèm hoặc màn có thể dễ dàng mở hoặc đóng tùy thuộc vào loại ánh sáng bạn thích trong khi Yoga vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối. Chọn đèn, có bộ điều chỉnh độ sáng cho phép sử dụng linh hoạt hơn khi cần tạo bầu không khí dựa trên tâm trạng mỗi khi bạn ngồi Yoga. Tránh sử dụng ánh sáng trắng hoặc ánh sáng huỳnh quang trong phòng Yoga của bạn nếu bạn muốn duy trì một bầu không khí yên tĩnh thoải mái.

Bạn nhìn quanh phòng xem có chỗ nào còn trống chưa trang trí, hay chỗ nào chưa thuận mắt, bạn nên thêm một số đồ đạc thích hợp như những bức tranh, bình hoa, một tấm gương, những khung ảnh….

Dành thời gian để lên kế hoạch trang trí phòng Yoga của bạn với cách phối màu, trang trí phù hợp và thẩm mỹ tổng thể là một cách để duy trì và khuyến khích kết hợp Yoga mỗi ngày trong thói quen hàng ngày của bạn. Với cái nhìn và cảm nhận đúng đắn trong phòng Yoga của bạn, hãy thư giãn và yên tâm bất cứ khi nào bạn cần buông bỏ những rắc rối của mình.

7 Bài Tập Yoga Thần Kỳ Chữa Đau Thần Kinh Tọa Tại Nhà

Yoga là một trong những phương pháp tập luyện cổ xưa nhất trên hành tinh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các bài tập của Yoga thường tập trung vào việc giải trừ đau bệnh, điều hòa và cường kiện thân thể, kết nối con người với vạn vật trời đất. Do vậy, hiện nay nó được xem là một phương pháp hiệu quả để tập luyện hàng ngày nhằm tiêu trừ các chứng đau nhức cơ xương khớp. Trong bài viết này, Rượu gia truyền Bà Tư Châu sẽ hướng dẫn bạn 7 bài tập Yoga thần kỳ để chữa đau thần kinh tọa ngay tại nhà.

1.Chữa đau thần kinh tọa với tư thế vặn người đơn giản

Đây là một bài tập khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Bạn hãy bắt đầu bài tập theo trình tự sau:

Tư thế chuẩn bị là người tập ngồi khoanh chân trên thảm tập, lưng thẳng

Sau đó từ từ xoay thân người trên sang bên gối trái, tay phải giữ chặt gối trái, tay trái đặt trên sàn phía sau hông trái.

Hít vào để nâng và duỗi xương cột sống hoàn toàn hết mức có thể. Thở ra để vặn mà không làm cong lưng. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi bên.

Bạn có thể ấn gối vào cánh tay để có thể tăng mức độ vặn mình.

2.Chữa đau thần kinh tọa với tư thế vặn cột sống

Sau bài tập đầu tiên bạn sẽ bắt đầu tiến vào bài tập này với các bước thực hiện như sau:

Người tập ngồi thẳng trên tấm đệm sau đó vắt chân trái qua chân phải, đồng thời hạ chân phải sao cho đùi chạm mặt đất.

Từ từ vặn người sang trái, chống hai tay xuống đất, tay trái chống sau lưng. Lưu ý luôn thẳng lưng và vai, giữ tư thế trong 20 giây hoặc vài phút và trở về tư thế ban đầu. Đổi bên. Thực hiện mỗi bên 2-4 lần.

3.Chữa đau thần kinh tọa với tư thế đứng vặn người

Để thực hiện bài tập này, bạn hãy chuẩn bị một chiếc ghế đặt tựa vào tường và sau đó thực hiện như sau:

Đứng thẳng, phần hông phải ở kế bên tường.

Đặt chân phải lên trên ghế, đầu gối gập 90 độ, chân trái đứng thẳng.

Tay phải đặt trên tường để giữ thăng bằng.

Nâng gót chân trái lên cao, đứng bằng mũi chân. Hít vào, từ từ xoay thân người về phía tường, dùng hai tay bám trên tường để giữ thăng bằng.

Thở ra, hạ gót chân trái xuống, giữ nguyên tư thế vặn mình. Duy trì tư thế trong vài nhịp thở sau đó về tư thế ban đầu.

Thực hiện lại động tác với phần hông bên trái. Mỗi bên thực hiện từ 2-4 lần.

4.Chữa đau thần kinh tọa với tư thế duỗi gân kheo

Bài tập này bạn vẫn sử dụng một chiếc ghế làm công cụ hỗ trợ. Cách thức thực hiện như sau:

Đứng thẳng, sau đó chân phải duỗi thẳng đặt lên trên ghế, bàn chân hướng lên trên, ở ngang hoặc dưới chiều cao của hông.

Dùng hai tay chống vào đầu gối từ từ kéo căng cơ đùi, đảm bảo hông vẫn giữ nguyên vị trí, không được nâng lên.

Giữ tư thế trong vào nhịp thở, sau đó đổi bên.

Thực hiện động tác từ 2-4 lần cho mỗi bên.

5.Chữa đau thần kinh tọa với tư thế chéo chân

Cách thức thực hiện tư thế này như sau:

Ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Có thể sử dụng tấm đệm nhỏ để ngồi lên trên để thực hiện động tác dễ hơn.

Gập gối phải và từ từ kéo chân phải chéo qua chân trái.

Dùng tay kéo bàn chân phải gần sát vào mặt ngoài của hông trái.

Nâng và chỉnh hông để hai gối chống lên nhau, gối phải trên gối trái.

Hít vào, nâng và duỗi xương cột sống, thở ra, gập người về phía trước, đẩy ngực về phía gối, thả lỏng, cột sống duỗi hoàn toàn.

6.Chữa đau thần kinh tọa với tư thế chim bồ câu duỗi hông

Cách thức thực hiện tư thế này như sau:

Người tập ngồi khoanh chân trên sàn, sau đó từ từ duỗi thẳng chân trái về phía sau sao cho mũi chân chạm sàn, gót chân hướng lên trên.

Chống hai tay xuống sàn rồi ngẩng cao đầu, hơi ưỡn ngực về phía trước.

Giữ hông cố định trên mặt sàn trong 30 giây, sau đó đổi bên.

Thực hiện động tác từ 2-4 lần cho mỗi bên.

7.Chữa đau thần kinh tọa với tư thế chim bồ câu biến thể

Thực hiện bài tập này, bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc ghế hoặc bàn ngang hông thật chắc chắn và thực hiện theo trình tự như sau:

Đặt chân phải trên ghế, đầu gối hướng về phía trước, kéo bàn chân phải sao cho gót bàn chân phải thẳng hàng với hông trái và cẳng chân tạo góc 45 độ, hơi nghiêng người về phía trước.

Chân trái đứng thẳng, mũi chân trái ấn xuống, hơi đẩy nhẹ chân trái về phía sau, phần hông giữ cố định.

Hai tay đặt trên ghế hoặc bàn để giữ thăng bằng.

Giữ nguyên tư thế trong vài nhịp thở, sau đó đổi bên.

Thực hiện động tác từ 2-4 lần cho mỗi bên.

Để đẩy nhanh quá trình điều trị và dứt điểm căn bệnh này, bạn hãy đến với Phòng điều trị Bà Tư Châu để được chúng tôi tư vấn điều trị bằng phương pháp bảo tồn tốt nhất hiện nay đó là phương pháp xoa bóp ấn huyệt, đả thông kinh lạc với sự thực hiện của các chuyên viên giàu kinh nghiệm mà đặc biệt là chuyên gia Dương Thể Hoàng, người đã có trên 15 năm làm việc và tinh thông hoàn toàn phương pháp này.

Ngoài ra, bạn sẽ được kết hợp điều trị song song với phương pháp trên bằng cách sử dụng thảo dược điều trị thông qua hình thức rượu ngâm gia truyền với 43 vị thuốc quý Đông Y sẽ sớm giúp bạn nhanh chóng chấm dứt tình trạng bệnh tật hiện nay.

Việc kết hợp các phương pháp điều trị tại phòng trị liệu Bà Tư Châu và 7 bài tập Yoga thần kỳ mà chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn, chúng tôi tin rằng chỉ trong thời gian ngắn bạn và người thân sẽ hoàn toàn chấm dứt tình trang đau nhức thần kinh tọa dai dẳng hiện nay. Hãy tập luyện các bài tập hàng ngày vì đây cũng là phương pháp dưỡng sinh rất tốt cho gia đình của bạn đấy!

7 Bài Tập Yoga Giảm Béo, Giảm Mỡ Toàn Thân Nhanh Nhất Tại Nhà

Trong số các bài tập yoga giảm béo, giảm mỡ bụng toàn thân thì Cobra Pose, Wind releasing pose, Bow Pose, Side stretch pose, Vinyasa và tư thế Chiến binh là những bài cho hiệu quả cao nhất khi tập luyện tại nhà.

Danh sách 7 bài tập Yoga giảm béo, giảm mỡ toàn thân dễ tập tại nhà, hiệu quả cao

1. Tư thế xả hơi (Wind releasing pose)

Để thực hiện tư thế của bài tập Yoga giảm béo này, bạn thực hành theo các động tác sau:

Động tác 1: Nằm ngửa xuống sàn, đồng thời đưa hai đầu gối lên cao và kéo dần đến phía ngực, hai tay ôm trọn phần cẳng dưới.

Động tác 2: Vừa ôm chặt tay vào cẳng dưới, bạn vừa từ từ nâng cao đầu khỏi sàn.

Động tác 3: Trong lúc giữ tư thế sau 10-15 tiếng đếm, bạn hít thở sâu trước khi trở về từ từ và thở ra.

Wind releasing pose là một trong những tư thế bài tập yoga giảm béo bụng hiệu quả nhất tập trung cho phần bụng. này đốt cháy chất béo ở vùng bụng của bạn.

2. Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose)

Các bước tập luyện bài tập Yoga giảm béo Cobra Pose cũng rất đơn giản. Nó bao gồm các động tác:

Động tác 1: Nằm sấp trên mặt sàn, duỗi thẳng hai chân theo mặt sàn. Sau đó chống hai cánh tay áp sát nách, các ngón tay cách xa nhau.

Động tác 2: Nhấn chân và hông xuống, đồng thời dùng lực ở hai cánh tay đã chống để từ từ, nâng cổ và đầu cao hơn.

Động tác 3: Mắt ngước lên cao, hạ thấp bả vai xuống và kéo căng thân trên theo chiều dài của cột sống.

Động tác 4: Thở đều và từ từ đưa người trở về tư thế ban đầu với tư thế nằm sấp.

Cobra Pose được mô tả đúng như tên gọi rắn hổ mang của mình. Bài tập Yoga giảm béo này rất đơn giản nên ngay cả người mới bắt đầu làm quen với yoga giảm béo bụng cũng sẽ bắt nhịp rất nhanh.

3. Tư thế Cung (Bow Pose)

Với bài tập Yoga giảm béo Bow Pose là tư thế uốn cong người theo vòng cung, có tác động đến các vùng bụng, cánh tay cũng như đùi. Cách thực hiện như sau:

Động tác 1: Nằm sấp xuống sàn, duỗi hai tay thẳng theo thân mình.

Động tác 2: Co chân từ từ lên cao, đồng thời nâng toàn bộ phần thân trên. Uốn cong cả chân và thân trên cho đến khi tay với được mũi chân.

Động tác 3: Giữ tư thế này trong vòng vài giây, hít thở đều, thả lỏng và thư giãn

Đây là tư thế yoga không chỉ giúp đốt cháy mỡ bụng riêng biệt mà còn có thể làm tiêu tan chất béo ở các vùng bắp chân và cánh tay. Do đó nhiều người thường gọi đây là động tác yoga giảm béo toàn thân và nó rất phù hợp để áp dụng cho các bạn nữ cần giảm cân cấp tốc.

4. Tư thế dùng lực vươn nghiêng (Side stretch pose)

Side stretch pose là tư thế yoga giúp đốt cháy nhanh lượng mỡ thừa toàn cơ thể. Động tác thực hiện như sau:

Động tác 1: Vào vị trí đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng vai.

Động tác 2: Xoay đồng thời cả người và hai bàn chân sang bên phải. Cố gắng giữ chân thẳng, thở ra và cúi gập người sao cho lưng song song với sàn và hai tay với chạm đất.

Động tác 3: Tiếp tục cúi người thấp hơn cho đến khi đầu áp vào đùi.

Động tác 4: Hít thở đều, thả lỏng và thư giãn trước khi lặp lại các động tác tương tự cho bên còn lại.

Side stretch pose là tư thế bài tập Yoga giảm béo nhanh và hiệu quả bởi nó có thể đốt cháy lượng calo trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nhịp tim trong quá trình luyện tập. Vì thế, bạn cần cân nhắc phù hợp với sức khỏe của mình.

5. Tư thế chiến binh

Với những ai đã từng biết đến yoga chắc chắn không thể không biết đến tư thế chiến binh. Cách thực hiện tư thế bài tập Yoga giảm béo này như sau:

Động tác 1: Đứng thẳng người, chân trái bước cách chân phải khoảng 1,2 – 1,5m. Kế đó, xoay cả mình và hai chân về phía bên trái.

Động tác 2: Khụy gối bên trái xuống sao cho tạo thành một góc vuông với bàn chân trong lúc chân phải vẫn giữ nguyên.

Động tác 3: Giơ hai tay cao quá đầu, hướng bàn tay lên trên và đưa mắt nhìn theo bàn tay.

Tư thế chiến binh là tư thế yoga giảm béo có thể đốt cháy mỡ thừa ở các vùng chân, cánh tay và đùi. Bạn có thể thực hiện tư thế này vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối đều phù hợp.

6. Bài tập yoga Vinyasa

Vinyasa yoga là yoga vận động liên tục. Nó đòi hòi người lập phải vận động liên tục bằng cách dùng một chuỗi các tư thế liên tiếp nhau kết hợp với việc điều hòa hơi thở.

Điều đó có nghĩa là mỗi một động tác đều gắn với một hơi thở, bao gồm cả hít vào và thở ra. Khi thực hiện bài tập Yoga giảm béo Vinyasa, các tư thế không được cố định lâu ở một vị trí mà phải theo nhịp điệu của bài tập để đạt được tính đồng bộ.

Với bài tập Yoga giảm béo Vinayasa, cơ thể sẽ nóng lên rất nhanh, giúp hình thành luồng nhiệt từ bên trong, giải phóng độc tố và làm thanh lọc cơ thể, bao gồm cả việc đốt cháy mỡ dưới dạng mồ hôi và làm săn chắc cơ bắp.

7. Bài tập yoga Bikram yoga

Bikram yoga cũng là một bài tập yoga giảm béo cho hiệu quả tương đối cao. Đây là trường phái yoga khá khác biệt so với những gì bạn biết bởi thay vì chọn một không gian thư thái, mát mẻ, Bikram yoga buộc bạn phải ở phòng hơi nóng lên đến đến 40 độ C.