Top 9 # Xem Nhiều Nhất Tập Yoga Uốn Dẻo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Không Biết Uốn Dẻo, Vẫn Tập Được Yoga

Bạn có thể tập những động tác yoga đơn giản ở bất cứ đâu. Đôi khi bạn chỉ cần dùng thêm những vật dụng quen thuộc trong gia đình như một chiếc ghế hay một chiếc khăn tắm, là các động tác yoga đã bớt khó khăn hơn rất nhiều. Khi bắt đầu tập yoga, hãy bỏ đi những lo nghĩ về các động tác đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, mà chỉ cần ghi nhớ 5 nguyên tắc sau đây.

Thứ nhất: Luôn luôn phải hít thở đều. Với mỗi động tác, bạn nên giữ tư thế trong vòng từ 5 tới 6 nhịp thở.

Thứ hai: Luôn tập hết sức, để cơ bụng vận động tốt, không được giữ cơ bụng tới mức nín thở.

Thứ ba: Luôn giữ cột sống thẳng, không gù lưng.

Thứ tư: Khi vặn mình, chú ý vặn vùng eo, chứ không chỉ quay vai.

Thứ năm: Khi cúi người ra phía trước, phải lấy phần hông làm trụ, chứ không chỉ ngả lưng ra trước.

Bạn có thể tập động tác này ở bất cứ đâu, khi ngồi hay khi đứng đều được. Đặc biệt, đây là động tác rất hữu dụng để tập sau khi ngồi trên tàu xe một khoảng thời gian dài, giúp bạn hết cảm giác mỏi lưng.

Hai khuỷu tay gập lại, đưa tay ngang vai. Bàn tay nắm thành nắm đấm (không quá chặt) chạm vào nhau. Vươn hai khuỷu tay ra sau, cố gắng chạm hai khuỷu tay sau lưng để mở ngực ra phía trước.

Đưa tay trở lại vị trí ban đầu, rồi vươn tiếp, tay này ôm lấy vai bên kia, đặt hai khuỷu tay lên nhau. Úp mặt xuống tay để làm giãn gân cốt sau gáy.

Lặp lại động tác từ 2 tới 3 lần, luân phiên đổi vị trí tay nọ trên tay kia.

Động tác này cũng có thể thực hiện khi ngồi hay đứng đều được. Đây là động tác được thiết kế đặc biệt cho những người phải ngồi trước bàn giấy/ máy tính trong thời gian dài.

Hai tay nắm hai đầu của chiếc khăn tắm, đưa tay lên mở rộng thành hình chữ V trên đầu.

Hạ hai tay ra sau lưng, vẫn giữ lấy hai đầu khăn tắm. Hai chân mở rộng hơn hông, mũi chân hướng ra ngoài. Nếu có thể, hãy từ từ gập người ra phía trước, hai tay giữ khăn tắm đưa dần lên cao.

Đặt chiếc ghế trước mặt, rồi đặt chân phải lên ghế. Chú ý nên chọn ghế có chiều cao vừa phải, sao cho khi đặt chân lên ghế thì đùi song song với mặt sàn.

Đặt tay phải lên hông, tay trái đặt lên đầu gối chân phải. Vặn mình sang bên phải. Sau đó quay về tư thế ban đầu.

Đổi chân, lặp lại tương tự.

Để tăng thêm độ khó cho động tác vặn mình, hãy đặt chiếc ghế sát cạnh tường. Đặt chân trái lên ghế, vặn mình sang bên trái, đặt cả hai tay lên tường.

Sau đó, đổi bên và thực hiện tương tự.

Sau khi đã mãn nguyện với các động tác yoga cho phần thân trên, bạn có thể bắt đầu làm quen với các động tác yoga cho thân dưới.

Động tác “chó duỗi mình” là một động tác rất quen thuộc trong yoga, nhưng những người mới tập có thể cảm thấy không thoải mái vì rất khó giữ cho chân thẳng. Vì vậy, hãy thử động động tác “chó duỗi mình” phiên bản “dựa tường” để giúp cơ thể quen dần.

Đứng quay mặt vào tường, cách tường khoảng 1m, đặt hai tay chống vào tường. Gập người xuống phía trước, chỉnh vị trí của tay sao cho thân trên song song với mặt sàn, nhớ duỗi thẳng tay, giữ lưng thẳng, mắt nhìn xuống sàn.

Nếu động tác vẫn quá khó với bạn, hãy đứng gần hơn với bức tường, chống người thấp hết sức của bạn, không nhất thiết phải để thân trên song song với mặt sàn.

Khi đã quen với bức tường, bạn có thể chuyển sang tập động tác “chó duỗi mình” với chiếc ghế. Đây sẽ là một động tác dễ tranh thủ tập trong bếp khi chờ nấu cơm.

Đứng cách chiếc ghế khoảng 1m, hai tay vịn vào vai ghế. Thực hiện tương tự như động tác 1.

Khi đã bắt đầu thấy cơ thể dẻo dai hơn, bạn có thể tăng dần độ khó bằng cách quay ngược ghế lại, vịn tay vào mặt ghế, để người cúi thấp hơn

Động tác này là bước đệm để bạn có thể vươn tay tới ngón chân hoặc úp mặt xuống đầu gối, tăng thêm độ dẻo dai cho gân chân. Hãy dùng thêm một chiếc khăn tắm vòng qua lòng bàn chân trái, ngồi thẳng trên mặt sàn. Chân phải có thể gập lại, để thoải mái. Hai tay túm vào hai đầu khăn tắm, cúi người ra phía trước càng thấp càng tốt. Sau đó, đổi chân và lặp lại tương tự.

Khi đã thấy mình dẻo dai hơn, bạn có thể vươn tới bám gần tới đoạn giữa của chiếc khăn tắm, và tiếp tục thực hiện động tác đều đặn. Sau một thời gian, bạn sẽ sớm tự vươn tới ngón chân mà không cần phải dùng đến khăn tắm nữa.

Để giúp những động tác xoạc dễ dàng hơn, hãy bắt đầu tập với bức tường ở sát khung cửa.

Hãy nằm sát cạnh khung cửa như trong hình, để chân phải duỗi thẳng trên sàn còn chân trái đặt trên tường. Hãy cố gắng đặt mông chạm càng sát tường càng tốt, rồi hít thở đều. Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự. Cứ mỗi ngày, bạn càng đặt mông sát tường hơn một chút thì gân chân của bạn sẽ càng dẻo dai hơn, bạn sẽ bắt đầu thấy dễ xoạc và dễ tập các động tác duỗi chân linh hoạt hơn.

Để quen dần với các động tác thăng bằng, bạn có thể dùng thêm một chiếc ghế làm điểm tựa.

Bạn có thể đặt một tay lên vai ghế, một tay chống lên hông, rồi đưa một chân lên khỏi mặt sàn (không cần nhấc quá cao). Nếu vẫn chưa giữ được thăng bằng thì có thể chống cả hai tay lên vai ghế, đưa một chân lên cách mặt sàn khoảng 10cm. Hãy chú ý mắt luôn nhìn thẳng, vai thả lỏng, cơ bụng hóp lại. Sau vài nhịp thở sâu, hãy hạ chân xuống và đổi bên.

Nên Tập Yoga Hay Aerobic ? Các Bài Tập Yoga Uốn Dẻo

Yoga là bộ môn không còn xa lạ với các chị em ngày nay. Tuy nhiên nếu không biết điều chỉnh tập đúng cách thì ngược lại có thể gây ra những sai lầm ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Bài viết bên dưới bác sỹ Hà Thị Huệ sẽ giải đáp một vài thắc mắc như: tập yoga 1 tiếng tiêu hao bao nhiêu calo, các bài tập yoga sau sinh mổ, tập yoga xong bao lâu thì tắm?

Nên tập yoga hay aerobic?

Bạn nên xem xét mục tiêu của bạn để có thể chọn lựa giữa một trong hai hình thức này. Aerobic có hình thức vận động mạnh có thể sẽ giúp bạn giảm cân nhanh hơn. Còn Yoga cho bạn mức độ dẻo dai hơn, cơ thể ít mắc các bệnh về xương khớp, tinh thần thoải mái hơn.

Tập yoga 1 tiếng tiêu hao bao nhiêu calo? Aerobic bao nhiêu calo?

Nếu chúng ta chạy bộ hoặc tập aerobic cường độ cao trong một giờ thì có thể đốt cháy 600 calo. Nhưng một buổi học yoga cường độ cao cũng chỉ tiêu thụ 350 calo. Vì vậy, nếu muốn giảm mỡ, hay chọn tập aerobic.

Độ bền của Yoga hay aerobic?

Mặc dù tập aerobic tạo ra sức chịu đựng và khả năng duy trì hoạt động trong một khoảng thời gian tăng lên. Nhưng nó không đóng góp nhiều vào việc tăng cường sức mạnh cho cơ thể.

Vào năm 2011 thì các nhà nghiên cứu đã chỉ ta tằng việc tập luyện Yoga cho thấy sự nâng cao độ bền ở mức đáng kể ở cả năm giới và nữ giới. Cụ thể với 79 người tập yoga trong 24 tuần với cường độ là 6 ngày/tuần.

[HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]

Giảm căng thẳng, stress

Hẳn không còn xa lạ khi bạn nghe đến việc cải thiện các yếu tố tâm lý bởi các bộ môn này. Khi bạn hoạt động và thư giãn đầu óc không suy nghĩ nhiều. Các suy nghĩ tích cực, trầm cảm sẽ được đẩy lùi. Cả Yoga lẫn Aerobic đều giúp cho chỉ số hạnh phúc của bạn trở nên cao hơn. Đây là bộ môn giúp cho bạn có được

Tập yoga sau sinh mổ

Việc tập Yoga đặc biệt thích hợp với phụ nữ sau sinh về cả thể chất lẫn tinh thần. Bởi bài tập giúp điều hòa nhịp thở, tăng sự dãn cơ và dẻo dai. Các động tác tập của Yoga không mạnh, cường độ tập không lớn. Đặc biệt bài tập này giúp các chị em đánh tan mỡ bụng, giảm cân và thân hình trở nên thon gọn hơn. Kết hợp với thực đơn giảm cân ở đây thì hiệu quả sẽ được nâng lên nhiều

Các bài tập Yoga uốn dẻo đúng cách

Những bài tập Yoga uốn dẻo này chữa bệnh hiệu quả, đó là các bệnh về xương khớp, bảo vệ cột sống, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, giúp cơ thể linh hoạt hơn trong mọi vận động.

Tuy nhiên bạn nên lưu ý đến việc vận động ngay lập tức có thể khiến cơ thể bạn sẹ gặp vài sự cố. Bởi trước đó người bạn không dẻo dai, cứng nhắc thì lên làm nóng cơ thể trước. Tập dần dần rồi mới tăng mức độ. Những lúc gặp khó khăn hãy nhờ đến sự trợ giúp của huấn luyện viên. Đừng quên duy trì tập luyện như một thói quen.

1. Tư thế rắn hổ mang (Cobra pose)

Tác dụng: tăng cường sự dẻo dai của cột sống, giảm đau lưng, kéo giãn lồng ngực.

Thực hiện: Nằm úp bụng trên thảm, hai cánh tay co về gần ngực, bàn tay úp xuống sàn. Hít vào, chống cánh tay xuống, dồn trọng lượng cơ thể vào hai bàn tay, nâng đầu và ngực cao lên, hướng đầu ra phía sau, giữ nguyên 3-5s. Thở ra, từ từ hạ thân trước và đầu xuống sàn. Lặp lại động tác 10 lần.

2. Tư thế cây cầu (Bridge pose)

Tác dụng: Kéo căng phần trước của cơ thể, tốt cho cột sống, chân, có lợi cho các hoạt động hô hấp.

Thực hiện: Nằm đặt lưng trên thảm, hai đầu gối co lên, hai bàn chân mở rộng. Hít vào đồng thời đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông và sau đó là lưng lên khỏi sàn, cao hết mức có thể. Giữ nguyên tư thế trong 30s, thở đều. Khi thở ra, hạ lưng xuống sàn lần lượt từng phần một, trước tiên là lưng trên, lưng giữa, lưng dưới, hông. Lặp lại chuỗi động tác 6-8 lần.

[HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]

3. Tư thế cây cầu mở rộng (Bridge Building pose )

Tác dụng: Kéo dãn toàn thân, tác động lên vùng hông, đùi, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa.

Thực hiện: Nằm đặt lưng trên thảm. Chân duỗi thẳng, bàn chân sát vào nhau, hai tay để dọc thân người. Hít vào đồng thời nâng thân trước lên, đặt tay chống vào phần hông, sao cho thân người thành đường cong, cảm nhận sức căng của cơ thể. Thở ra, giữ nguyên tư thế. Giữ nhịp thở đều trong 30s.

Tập yoga xong bao lâu thì tắm?

Nhiều người có thói quen sẽ tắm luôn hoặc ráo mồ hôi sẽ tắm cho sạch sẽ. Tuy nhiên theo bác sỹ Huệ thì bạn không nên tắm ngay sau khi tập yoga, vì nó phá vỡ trình tự của yoga. Nó cũng sẽ làm tiêu hao hết những năng lượng cần thiết, đây là năng lượng mà bạn tích trữ được thông qua thực hành yoga.

Bạn nên tắm sau khi tập tốt nhất ở thời gian 30 phút. Bởi lúc này, cơ thể mới ổn định sau quá trình thay đổi do các bài tập ảnh hưởng đến, các lỗ chân lông se lại sau khi mở ra để bài tiết mồ hôi và các chất độc… Chú ý lúc tắm bạn cũng nên rửa nhẹ nhàng từ bộ phận sinh dục, rửa hai chân từ gối trở xuống, rửa hai tay từ khuỷu trở xuống. Tiếp đến hắt nước lên mặt để rửa rồi mới đến dội nước toàn thân.

Cập nhật lần cuối: 14.08.2019

Tiểu Công Chúa Nhà Sao Việt Tập Yoga, Uốn Dẻo Điêu Luyện Không Thua Mẹ

Các động tác tập yoga phù hợp cho mẹ và bé mà chị em có thể tham khảo.

Không thể phủ nhận, yoga chính là một trong những phương pháp tập luyện cải thiện sức khỏe và vóc dáng vô cùng lý tưởng. Sự kỳ diệu của yoga còn đến từ yếu tố thông qua luyện tập của thể xác, người tập sẽ gặt hái thêm các lợi ích về tâm trí, tinh thần…

Không dừng lại ở đó, bộ môn này còn phù hợp cho mọi lứa tuổi, giới tính, mọi thể trạng, tình trạng sức khỏe. Đó là lí do hội yoga thu hút không ít các tín đồ, không chỉ người lớn mà còn cả trẻ em. Dạo quanh một vòng làng giải trí Việt, nhiều cặp mẹ con sao Việt đều chọn hình thức luyện tập thể thao lâu đời này để theo đuổi lâu dài.

Mẹ con Ốc Thanh Vân

Ở tuổi 36, Ốc Thanh Vân vẫn xuất sắc duy trì cho mình một hình thể nuột nà, săn chắc. Một trong những bí quyết lớn của bà xã Trí Rùa đến từ luyện tập yoga nhiều năm liền. Mỗi ngày, dù bận rộn đến đâu, Ốc Thanh Vân đều duy trì thực hiện tại nhà để giữ dáng và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, không chỉ tập 1 mình, bà mẹ này còn rủ cô con gái Cola (7 tuổi) làm người bạn đồng hành.

Dạo quanh trang cá nhân của nữ MC sinh năm 1984, không khó để thấy được cặp mẹ con này rất chăm chỉ tập luyện yoga ở mọi nơi nơi mọi thời điểm, dù là trong nhà, ngoài sân hay kể cả trong các chuyến đi du lịch.

Dù chỉ mới 7 tuổi nhưng Cola đã thể hiện tài năng uốn dẻo thuần thục không thua mẹ mình.

Khi mẹ tập yoga bay, Cola cũng không ngần ngại thử sức. Màn lộn người trên không với sợi dây này của cô bé làm dân tình không khỏi thán phục, khen ngợi hết lời.

Việc cùng con luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể còn giúp hai mẹ con Ốc Thanh Vân có thêm thời gian thú vị khi ở bên nhau.

Mẹ con Minh Hà

Trước đây, Minh Hà và Cherry – cô con gái thứ 2 cũng từng làm mạng xã hội “dậy sóng” với những hình ảnh tập luyện yoga vô cùng điêu luyện, thuần thục. Bên cạnh những lời khen dành cho cô con gái tài giỏi, ai nấy cũng chú ý đến sắc vóc vô cùng khỏe khoắn, quyến rũ của nàng cựu hot girl. Hẳn là nhờ đến sự hỗ trợ của yoga, bà mẹ 4 con mới có thể luôn giữ được phong độ hình thể chẳng thua kém gái đôi mươi.

Những khoảnh khắc hai mẹ con cùng nhau vận động một thời gian về trước cho thấy sự điêu luyện trong cách động tác.

Dù còn nhỏ nhưng Cherry đã thể hiện được khả năng uốn dẻo và kiểm soát tốt các động tác tay, chân, tạo tư thế chuẩn không thua gì mẹ.

Nhờ vào việc vận động cùng nhau thế này, cả hai mẹ con không chỉ nâng cao được sức khỏe mà còn đạt được những lợi ích to lớn khác về cả ngoại hình lẫn tinh thần.

Sự phối hợp nhịp nhàng của hai mẹ con trong khi thực hiện các động tác nhận về những lời khen ngợi của cộng đồng mạng. Thậm chí, không ít các chị em còn mong có con gái để cùng con tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời như bà xã Lý Hải.

Mẹ con Xuân Lan

Nhận thức được những lợi ích của việc tập yoga thế nên vào thời điểm cô con gái gần lên 3 tuổi, siêu mẫu Xuân Lan đã cùng con bắt đầu tập luyện yoga tăng cường sức khỏe và làm đẹp vóc dáng. Theo nữ siêu mẫu, việc hướng dẫn con trẻ theo đuổi thể dục thể thao là cách hiệu quả để hệ xương phát triển tốt, dẻo dai, giúp phát triển chiều cao vượt trội sau này.

Vào thời điểm con gái gần 3 tuổi, Xuân Lan đã cho con thử sức với các động tác yoga đơn giản để quen dần.

Dù chỉ là các động tác uốn dẻo, ép người đơn giản nhưng đối với bé Thỏ khi còn 3 tuổi, để thực hiện những tư thế này không phải là điều đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng cũng như kiên trì.

Có lẽ nhờ một phần từ việc tập luyện yoga ngay từ khi còn bé mà giờ đây, chỉ mới 7 tuổi, con gái Xuân Lan đã sở hữu chiều cao vượt trội cùng một vóc dáng khỏe khoắn, mảnh mai.

Và không chỉ thu hút các bé gái, con trai Bằng Kiều cũng từng theo Dương Mỹ Linh – bạn gái kém tuổi của nam ca sĩ trổ tài tập luyện yoga vô cùng đáng yêu.

Rõ ràng, với những lợi ích to lớn mà yoga mang lại, không lấy làm lạ khi ngày càng có nhiều cặp mẹ con trở thành “đôi bạn” cùng tiến trong việc luyện tập bộ môn này. Theo nhiều nghiên cứu, đối với trẻ em, tập yoga sẽ mang về những lợi ích cụ thể như:

– Cải thiện sức mạnh cơ và tính linh hoạt thần kinh

– Tăng cường chức năng tuần hoàn, hô hấp

– Điều chỉnh tư thế, tăng chiều cao

– Cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch…

– Giúp trẻ hòa đồng tốt hơn

Vậy, để bắt đầu cùng con lên kế hoạch tập luyện yoga, các mẹ có thể tham khảo 4 tư thế tập đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:

– Tư thế con mèo

Bước 1: Chống người bằng hai bàn tay và đầu gối xuống sàn, cánh tay thẳng, lòng bàn tay song song với nhau một khoảng rộng bằng vai và đầu gối thẳng hàng ngay dưới hông

Bước 2: Hít vào, giữ toàn thân thẳng, đẩy bụng hướng xuống, mắt nhìn lên.

Bước 3: Thở ra, nâng bụng và cột sống hướng lên, đầu cúi xuống

Tư thế yoga con mèo sẽ giúp mẹ và bé thư giãn, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

– Tư thế con thuyền

Bước 1: Nằm ngửa trên thảm tâp, mặt đối diện với trần nhà, để 2 cánh tay xuôi theo thân

Bước 2: Hít thở sâu, nhấc cả 2 chân lên phía trên và tạo với sàn nhà 1 góc 45 độ, trong khi nhấc chân lên bạn cố gắng giữ cho đôi chân luôn thẳng, chồm người về phía trước và đưa tay giơ thẳng theo song song với đôi chân

Bước 3: Trong khi tập, hãy giữ lưng thẳng, ngực hơi ưỡn, cố siết cơ bụng dưới và giữ tư thế trong khoảng 10-20 giây

Tư thế con thuyền giúp mẹ và bé tăng cường sức mạnh cơ bụng và cải thiện hệ tiêu hóa.

– Tư thế cánh cung

Bước 1: Nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể

Bước 2: 2 tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất trong khi mặt hướng về phía trước, tạo cơ thể uốn cong và căng như dây cung

Bước 3: Tiếp tục hít thở sâu trong khi thực hiện khoảng 15 – 20 giây rồi thở ra, nhẹ nhàng thả tay, đưa chân và ngực xuống đất, trở về tư thế ban đầu

Tư thế cánh cung giúp tăng sự linh hoạt cho lưng, làm săn chắc tay và chân.

– Tư thế tấm ván ngược

Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên thảm, hai chân duỗi thẳng trước mặt

Bước 2: Chống hai tay phía sau với các ngón tay hướng vào thân người rồi hít vào nhẹ nhàng, nâng mông lên khỏi sàn, chân duỗi thẳng ra phía trước

Bước 3: Ở tư thế cân bằng, ngửa cổ và hít thở đều, giữ nguyên 15 – 20 giây rồi trở lại tư thế ban đầu

Tư thế yoga tấm ván ngược giúp mẹ và bé căng giãn vai và bắp tay, tăng sức mạnh cổ tay, cánh tay và mông, đồng thời điều trị mệt mỏi.

Các Bài Tập Uốn Dẻo Cơ Bản Mà Bạn Có Thể Tập Tại Nhà

Nếu như muốn có cơ trở thể dẻo dai, tràn đầy sinh lực để làm việc và sinh hoạt, vui chơi cả ngày mà không cảm thấy mệt mỏi, uể oải thì các bài tập uốn dẻo cơ bản là sự lựa chọn “Sáng suốt” nhất đấy. Có thể thấy những người có thể lực dẻo dai thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn, tinh thần thoải mái, dễ chịu và suy nghĩ thông suốt hơn. Hơn nữa, khi bạn có sự dẻo dai và linh hoạt còn bảo vệ bạn khỏi những chấn thương ở trong đời sống hàng ngày như việc té ngã hoặc va chạm nhẹ.

Các bài tập uốn dẻo cơ bản

Giai đoạn chuẩn bị, bạn hãy quỳ gối lên thảm, đảm bảo 2 tay chống sàn và thẳng 2 lưng. Đồng thời cổ tay nên để dưới vai, đầu gối đặt dưới hông sao cho lòng bàn tay và chân vẫn phải bám sát vào sàn tập.

Cách thực hiện:

Tiến hành hít sâu và đẩy ngực về phía trước đồng thời mắt nhìn lên và hạ bụng xuống nhằm uốn lưng hơi công

Sau đó bạn tiến hành thở nhẹ đồng thời đẩy lưng và cột sống lên cao lên. Đồng thời cúi đầu xuống sao cho cằm chạm được vào ngực.

Tư thế này có tác dụng kéo giãn rất tốt cho phần cổ ở phía sau, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang gây đau đầu ở người lớn tuổi cũng như những người ở lứa tuổi trung niên.

Hands to Feet – Nghệ thuật uốn dẻo cơ bản

Bài tập Hands to Feet là bài tập giúp tăng độ mạnh mẽ cho phần lưng và thân dưới. Trước bạn khi thực hiện động tác này, bạn cần phải đứng thẳng người lên và hít vào nhẹ nhàng cùng lúc nâng cánh tay lên cao hơn đầu của mình.

Cố gắng giữ vững tư thế này và hít thở sâu trong khoảng thời gian có thể chịu đựng. Động tác này không chỉ rất tốt cho lưng mà còn rèn một luyện sức dẻo dai cho người tập.

Intense Side Stretch – Bài tập uốn dẻo cơ bản dành cho cột sống của bạn

Trước khi tập luyện tư thế này, bạn cần đứng thẳng người và mở rộng 2 chân ra vừa phải. Đồng thời đặt 2 tay cùng lúc ở lưng, lòng bàn tay ép chặt vào nhau hoặc ôm sát vào lưng.

Cách thực hiện:

Bắt đầu nghiêng người nhẹ nhàng về phía trước sao cho đầu gần chạm vào đến gối trái của bạn.

Hít thở thật sâu và trở về tư thế đứng thẳng ban đầu.

Thực hiện tương tự lại đối với đầu gối bên phải

Nếu như bạn không đặt được đặt hai tay ở lưng bạn cũng có thể đặt 2 tay phía sau đầu hoặc xuôi thẳng 2 tay và cúi người chạm gối để thực hiện động tác này.

Tư thế lạc đà (Bow Pose) – Cách uốn dẻo người tốt cho lưng của bạn

Tư thế uốn cong lưng về phía sau giúp cho lưng chúng ta linh hoạt hơn, cải thiện được chứng đau lưng do ngồi lâu khi làm việc hoặc học tập.

Cách tập luyện

Nằm sấp thẳng người trên thảm tập

Uốn cong cơ thể bằng cách dùng 2 tay giữ lấy mắt cá chân của bạn

Cố gắng phải giữ cho khủy tay thẳng và kéo chân hết cỡ về phía đầu của bạn và nâng đầu gối hết sức có thể lên

Hãy giữ tư thế này trong khoảng vài giây và sau đó trở lại tư thế ban đầu

Lưu ý: khi tập giữ hơi thở đều đặn, lặp lại động tác này tùy vào thể trạng của bạn.

Downward Facing Dog Pose – Cách uốn dẻo người cơ bản

Tư thế chó cúi đầu (Downward Facing Dog Pose) là một trong những tư thế yoga giúp uốn dài cơ thể và đặc biệt có lợi cho phần lưng. Động tác này không thể thiếu khi nhắc tới các bài tập lưng cũng như các động tác uốn dẻo.

Cách thực hiện:

Cúi người sao cho tay chạm được xuống sàn có trải thảm tập. Đảm bảo sao cho cơ thể tạo thành hình chữ V ngược là được.

Chú ý phần hông nâng cao và không được uốn cong đầu gối. Khoảng cách giữa 2 tay và chân rộng bằng nhau để cơ thể có thể giữ thăng bằng tốt nhất

Một số mẹo nhỏ cho tập yoga uốn dẻo

Ban đầu bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải lộn ngược đầu như vậy. Nếu như chưa quen, bạn có thể đặt một chiếc gối trên đầu để cảm thấy thoải mái hơn.