Top 6 # Xem Nhiều Nhất Tập Yoga Xong Buồn Ngủ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Tại Sao Ngủ Đủ Giấc Mà Vẫn Buồn Ngủ?

Nguyên nhân ngủ đủ giấc vẫn buồn ngủ

Hiện tượng thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, đôi khi kèm theo chóng mặt ban ngày nơi công sở làm việc mặc dù ban đêm vẫn ngủ 7 – 8 tiếng, là do máu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy cho não. Nguyên nhân máu không được lên não đầy đủ là do bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

1/ Buồn ngủ cả ngày do cơ thể báo động thiếu nước

Kể cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt và xuống tinh thần. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ đến khi cơ thể thiếu từ 1 – 2% nước thì mới bắt đầu báo động. Vì vậy nếu bạn chờ khi khát nước mới uống thì đã quá trễ. Hãy bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên, ngay cả khi em chưa thấy khát. Ngoài nước lọc, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể từ trái cây, rau củ, sữa chua, canh…

2/ Thiếu sắt, rối loạn đường huyết

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ giảm sút, nhất là ở não, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng hay buồn ngủ.

3/ Suy tuyến giáp gây buồn ngủ

Luôn buồn ngủ (có thể ngủ từ 14 – 16 tiếng mỗi ngày) còn là dấu hiệu đặc trưng của suy tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Khi chức năng của tuyến giáp suy giảm sẽ làm cơ thể uể oải và lúc nào cũng buồn ngủ.

4/ Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ

Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Một trong những triệu chứng của bệnh là gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Có thể ban ngày ngáp liên tục, buồn ngủ không cưỡng lại được.

Chất phóng xạ có trong đất, năng lượng mặt trời. Ngoài ra, còn xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò. Bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ có thể có biểu hiện như say sóng, và biểu hiện đầu tiên là ngáp.

5/ Quá áp lực và stress gây buồn ngủ

Việc căng thẳng và stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng buồn ngủ dù ngủ đủ giấc, vì nó sẽ làm chất lượng giấc ngủ giảm sút và sức khỏe ngày càng yếu đi. Nếu quá căng thẳng mà không biết chia sẻ cùng ai có thể tìm đến một bác sĩ tâm lý hoặc một người bạn thân thiết để tâm sự. Tuyệt đối tránh uống thuốc linh tinh.

6/ Đau cơ mãn tính (Fibromyalgia)

Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.

Giải pháp: Trong khi không có liệu pháp điều trị nào nhanh chóng cho bệnh này, bệnh nhân thường được khuyên điều chỉnh lịch trình hoạt động hàng ngày của mình theo hướng có lợi nhất cho giấc ngủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Công dụng của cây đinh lăng lá nhỏ với sức khỏe

7/ Mắc bệnh về mạch máu não

Nếu xảy ra tình trạng sơ vữa, hoặc máu lên não không đủ, thậm chí hình thành huyết khối, tạo thành nhồi máu não, dẫn tới tổ chức não xảy ra hiện tượng thiếu oxi, thiếu máu. Lâu dần, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc phát huy các chức năng bình thường của não, và thường có biểu hiện ngủ gật. Nếu xuất hiện thêm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, chân tay tê cứng yếu ớt, các bạn cần đặc biệt chú ý và đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Cách khắc phục cơn buồn ngủ cực hay

Đứng dậy và đi bộ xung quanh văn phòng

Theo Webmd, tiến sĩ Robert Thayer, Đại học California (Mỹ) cho biết ăn một thanh kẹo hoặc đi bộ nhanh 10 phút sẽ giúp cơ thể bạn lấy lại sự tỉnh táo. Đặc biệt, kẹo chỉ cung cấp năng lượng trong 1h, 10 phút đi bộ lại cung cấp năng lượng tới 2h. Hoạt động này cung cấp oxy tới tĩnh mạch, não bộ và cơ bắp của bạn.

Nếu bạn làm việc tại bàn, hãy cố gắng thường xuyên đứng dậy và đi lại. Hãy đi bộ tới quán hoặc đứng ăn trưa sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe.

Thư giãn cho đôi mắt

Nhìn liên tục và cố định trên màn hình máy tính có thể gây mỏi mắt và buồn ngủ. Thỉnh thoảng, bạn cần tránh xa màn hình khoảng một vài phút để đôi mắt được thư giãn và tránh mệt mỏi.

Nói chuyện với đồng nghiệp

Nếu bạn đang cảm thấy buồn ngủ, hãy nói chuyện phiếm với đồng nghiệp để não bộ có thể hoạt động hơn. Đây là hành vi kích thích rất mạnh, đặc biệt khi đang bàn luận về đề tài chính trị. ống nước Mất nước có thể gây ra sự mệt mỏi, do đó bạn nên uống đủ nước và ăn nhiều trái cây và rau quả.

Hít thở không khí trong lành

Chu kỳ ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Bởi thế các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành và tận hưởng ánh sáng mặt trời ít nhất 1h vào buổi sáng. Điều đó thúc đẩy các giác quan, mang lại sự tươi tắn và khỏe mạnh.

Tập thể dục khi cảm thấy buồn ngủ

Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) với 6.800 người, tập thể dục có hiệu quả hơn trong việc cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày so với một số loại thuốc điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Vì thế hãy tạo thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Một bữa ăn giàu protein và carbohydrate trong vòng 2h sau khi tập luyện sẽ “nạp” phần năng lượng mà bạn bị mất đi khi tập thể dục.

Bí quyết có giấc ngủ ngon và sâu

Chuẩn bị giường ngủ: Tác giả bài viết chia sẻ kinh nghiệm của mình như sau: “Khoảng một năm trước, vợ chồng tôi đưa ra một quyết định quan trọng là mua một chiếc giường mới. Chúng tôi chuyển từ chiếc giường mà ba mẹ mua cho 12 năm trước thành giường cỡ lớn và thêm một chiếc nệm có thể tùy chỉnh độ mềm cứng ở mỗi bên. Nhờ vậy chúng tôi đã có giấc ngủ ngon hơn trên chiếc giường mới này. Do đó, nếu bạn đang bị mất ngủ, hãy cố gắng đầu tư vào những chiếc gối và nệm thật tốt”.

Không ăn thực phẩm có đường (gồm cả tinh bột) và protein vào tối khuya Chu kỳ ngủ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm chúng ta ăn. Dạ dày đầy thức ăn có thể khiến chúng ta không buồn ngủ. Vì vậy, nếu muốn ngủ ngon vào ban đêm thì đừng ăn thực phẩm có đường, protein từ sau 6h tối.

Uống trà nóng hoặc tắm nước nóng Khi chúng ta còn bé, mẹ thường cho uống món sữa nóng và tắm nước ấm vào buổi tối. Đây là cách giúp thư giãn hiệu quả. Cho đứa trẻ tắm nước ấm trước khi ngủ thì chúng sẽ ngủ thẳng cẳng đến sáng. Bạn cũng có thể áp dụng cách này cho mình.

Ngủ trưa 20 phút Ngủ trưa lâu hơn 20 phút sẽ khiến bạn khó ngủ vào buổi tối. Giấc ngủ ngắn vào khoảng 3h chiều sẽ giúp bạn trẻ lại và dễ ngủ hơn vào đêm đó.

Tắt đèn: Nếu có ánh sáng len lỏi vào phòng bạn, dù đó chỉ là đèn đường, cũng có thể là nguyên nhân gây thức giấc. Hãy sử dụng tấm vải che mắt hoặc mắc thêm màn cửa để chắn ánh sáng lọt vào phòng.

Tập thể dục vào buổi sáng: Khảo sát cho thấy những người thức dậy và tập thể dục vào buổi sáng sẽ dễ dàng ngủ ngon hơn vào buổi tối.

Sáng Ngủ Dậy Bị Chóng Mặt Buồn Nôn

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng mà nhiều người gặp phải, có thể do rối loạn tiền đình, ngủ không đủ giấc, ngủ không đúng tư thế gây thiếu máu lên não. Đặc biệt, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý cần được kịp thời thăm khám và điều trị như thiểu năng tuần hoàn não, viêm loét dạ dày tá tràng, suy giáp, suy thượng thận, u tiểu não…

Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn chứ không nhất thiết là do bệnh lý. Có thể kể đến như:

Do ngủ không sâu, không đủ giấc: Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu dù đủ 7 – 8 tiếng thì các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa được phục hồi khiến bạn gặp phải tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đôi khi là buồn nôn, nôn sau khi ngủ dậy.

Kê gối quá cao khi ngủ: Nếu dùng gối đầu quá cao, quá cứng, gối lên thành ghế hoặc thành giường khi ngủ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cột sống, đốt sống cổ và gây ra hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sau khi ngủ dậy.

Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ: Các thiết bị điện tử ảnh hưởng không tốt đến não bộ và thị lực của bạn. Nếu sử dụng quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa tiết melatonin gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt thường xuyên khi tỉnh dậy.

Phòng ngủ nhiều ánh sáng: Melatonin là hormone được não bộ tiết ra để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Khi bạn sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều hoặc không tắt đèn, các thiết bị điện tử sẽ khiến quá trình sản xuất melatonin bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến bạn ngủ không sâu giấc, sáng dậy chóng mặt buồn nôn.

Tư thế ngủ không đúng: Làm việc quá khuya, ngủ gục trên bàn, ngủ trên ghế sô pha khiến lượng máu lên não giảm, gây ra hiện tượng ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn khi ngủ dậy.

Do bệnh lý: Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ các bệnh lý như huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, bệnh về dạ dày…

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn có thể là do tiền đình yếu hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Có thể dựa vào biểu hiện để phán đoán tình trạng mà bạn gặp phải.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hiện tượng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người trong độ tuổi trưởng thành. Bệnh do nhiều nguyên nhân như huyết áp thấp, thiếu máu, mắc bệnh lý về tim, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, tổn thương dây thần kinh số 8, chấn thương, tuổi tác khiến cơ thể lão hóa…

Biểu hiện thường gặp:

Chóng mặt đi kèm hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng

Ban đầu chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột, thoáng qua khiến người bệnh thường không chú ý

Rối loạn thính giác, dễ ngã do mất cân bằng

Tâm lý thay đổi, khó tập trung, giảm khả năng chú ý

Thiểu năng tuần hoàn não

Thường được gọi là rối loạn tuần hoàn não, là trạng thái suy giảm lượng máu nuôi não. Xuất phát từ những nguyên nhân như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ cứng mạch não, suy thận mạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số yếu tố khác như nghiện rượu bia, thuốc lá, thừa cân, ít vận động, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi.

Biểu hiện thường gặp:

Chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế

Không có biểu hiện đi lảo đảo

Thường bị các triệu chứng này vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như giảm khả năng tư duy, hay quên, kém tập trung.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp hay chứng giảm huyết áp thường xảy ra do mất nước, chuyển tư thế ngột đột, cơ thể phản ứng ngược với các loại thuốc. Ngoài ra, tình trạng này còn thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, người bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện thường gặp:

Suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu

Đau đầu nhẹ, thị lực giảm, tim đập nhanh

Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn

Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp

Mất ý thức tạm thời.

Bệnh lý về dạ dày – tá tràng

Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về dạ dày. Có thể kể đến như đau, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính.

Triệu chứng viêm loét dạ dày:

Đau nóng rát vùng thượng vị, đau khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi đói hoặc lúc mới ngủ dậy

Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ăn vào đỡ đau

Nếu xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện tình trạng mất máu nhiều, đi ngoài phân đen.

Triệu chứng viêm đại tràng:

Đau vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn

Đau dọc khung đại tràng, đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn, có cảm giác mót đi ngoài

Đầy bụng, khó tiêu, khi táo bón, khi tiêu chảy

Đi ngoài có nhầy lẫn máu

Thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, nôn hoặc buồn nôn sau khi ngủ dậy do bệnh đã chuyển biến nguyên trọng.

Các bệnh lý khác

Bên cạnh các bệnh lý trên, tình trạng sáng ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như suy giáp, suy thượng thận, nhồi máu tiểu não, u tiểu não, xơ cứng rải rác… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do nhiễm trùng hoặc rối loạn tai trong, chấn thương đầu, hệ thống tiền đình thoái hóa.

Làm gì để cải thiện tình trạng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn?

Khi hiện tượng chóng mặt buồn nôn diễn ra thường xuyên, trên 5 – 7 ngày thì bạn cần nhanh chóng thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động bình thường.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt bổ máu như thịt lườn gà, thịt bò, bí đỏ, sữa, trứng, đậu nành…

Tăng cường ăn rau xanh, rau củ có màu xanh đậm đặc biệt là các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa.

Lựa chọn môi trường ngủ yên tĩnh, ngủ đúng tư thế, đủ giấc đúng giờ, ít nhất 8 tiếng/ngày và phải ngủ trước 23h. Trước khi ra khỏi giường nên ngồi dậy từ từ, vận động tay chân nhẹ nhàng rồi mới đứng lên.

Tập thể dụng đều đặn, hít sâu thở chậm, có thể tập yoga, ngồi thiền, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe để thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe.

Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 2 tiếng.

Buồn Ngủ Sau Khi Tập Luyện Thể Thao Là Dấu Hiệu Của Điều Gì?

Luyện tập thể dục sẽ làm tăng nhịp tim và lưu lượng máu, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo. Đó là một trong nhiều lợi ích tuyệt vời của việc tập thể dục.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi sau khi tập thể dục. Điều này đặc biệt phổ biến sau khi tập luyện ở cường độ cao. Hoạt động thể chất, đòi hỏi rất nhiều năng lượng và sức chịu đựng.

Buồn ngủ sau khi tập luyện có bình thường không?

Nói chung, cảm thấy buồn ngủ sau khi tập thể dục không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Cảm thấy mệt mỏi sau khi gắng sức là điều bình thường. Điều này dễ xảy ra hơn sau khi tập luyện cường độ cao.

Tuy nhiên, năng lượng của bạn sau khi tập luyện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Thể chất của bạn

Chế độ ăn uống của bạn

Mức độ hydrat hóa của bạn

Bài tập bạn thực hiện

Thời lượng, cường độ và tần suất tập thể dục

Điều kiện y tế cơ bản

Bạn đã ngủ bao nhiêu vào đêm hôm trước

Trong một số trường hợp, cảm thấy buồn ngủ sau khi tập thể dục là dấu hiệu cho thấy bạn đã cố gắng quá sức.

Tại sao điều này lại xảy ra?

Khi bạn tập thể dục, cơ bắp của bạn liên tục co lại. Chúng sử dụng adenosine triphosphate (ATP) để tạo ra những cơn co thắt này. ATP là một phân tử cung cấp năng lượng cho các tế bào của bạn.

Mức ATP của bạn sẽ giảm khi tập luyện. Điều này làm giảm khả năng hoạt động của cơ bắp, dẫn đến mỏi cơ. Nó được gọi là mệt mỏi mãn tính.

Hệ thống thần kinh trung ương của bạn (CNS) cũng đóng một vai trò trong khi tập thể dục, thần kinh trung ương của bạn lặp đi lặp lại các tín hiệu để kích hoạt cơ bắp của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên ít được sạc hơn khi bạn tập luyện lâu hơn.

Ngoài ra, tập luyện làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau, bao gồm dopamine và serotonin. Những thay đổi này làm giảm khả năng kích hoạt cơ của thần kinh trung ương, dẫn đến mệt mỏi. Kết quả là bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn chợp mắt.

Ưu điểm của việc ngủ trưa sau khi tập thể dục

Phục hồi cơ bắp. Chợp mắt sau khi tập luyện hỗ trợ phục hồi cơ bắp. Khi bạn ngủ, tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng. Cơ bắp của bạn cần hormone này để sửa chữa và xây dựng mô. Điều này cần thiết cho sự phát triển cơ bắp.

Cải thiện việc thiếu ngủ. Thiếu ngủ cản trở quá trình phục hồi cơ bắp. Nó cũng làm chậm chức năng nhận thức và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm hiệu quả tập luyện. Bằng cách chợp mắt, bạn sẽ giảm bớt tác động của việc thiếu ngủ.

Giảm mệt mỏi. Cảm thấy buồn ngủ sau khi tập thể dục là dấu hiệu của sự mỏi cơ. Tuy nhiên, vì giấc ngủ khuyến khích phục hồi cơ bắp, nó làm giảm mệt mỏi. Điều này giúp bạn dễ dàng xử lý các công việc khác còn lại trong ngày.

Tăng sự tỉnh táo. Tương tự, chợp mắt sau khi tập thể dục giúp bạn tăng cường năng lượng tinh thần. Nếu bạn dậy sớm để tập thể dục, một giấc ngủ ngắn sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi.

Nhược điểm của việc ngủ trưa sau khi tập thể dục

Chất lượng giấc ngủ ngắn. Tập thể dục làm tăng endorphin và nhiệt độ cơ thể. Những thay đổi do tập thể dục gây ra giữ cho não và cơ thể của bạn tỉnh táo. Đó là lý do tại sao một số người tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ. Do đó, ngay cả khi bạn muốn ngủ trưa, bạn cũng khó có buổi nghỉ ngơi chất lượng.

Tăng sự chệnh choạng. Nếu bạn ngủ một giấc dài, bạn có thể bước vào giai đoạn ngủ sâu. Bạn sẽ cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng khi thức dậy. Cảm giác này, được gọi là quán tính khi ngủ, có thể kéo dài đến 30 phút.

Giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn. Mặc dù ngủ trưa sẽ giảm việc thiếu ngủ của bạn nhưng nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ ban đêm. Bạn cảm thấy khó ngủ vào buổi tối. Ngoài ra, nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, ngủ trưa làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.

Bạn nên ngủ trưa trong bao lâu?

Giới hạn giấc ngủ ngắn của bạn trong 20 phút. Tránh ngủ trưa từ 30 đến 60 phút. Nếu không, bạn sẽ đi vào giấc ngủ sâu và thức giấc với trạng thái lờ đờ.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi tập luyện buổi chiều tối, bạn nên đi ngủ sớm.

Lời khuyên dành cho bạn

Để tận dụng tối đa giấc ngủ ngắn sau khi tập luyện của bạn, hãy ghi nhớ những lời khuyên sau:

Chọn thời điểm thích hợp. Bạn nên tránh ngủ trưa muộn trong ngày. Cố gắng chợp mắt trong khoảng thời gian từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều, khi năng lượng của bạn bắt đầu giảm. Nếu bạn ngủ trưa quá muộn vào ban ngày, bạn sẽ không ngủ được vào ban đêm.

Kéo giãn cơ. Nếu bạn chưa tập, hãy kéo căng cơ trước khi chợp mắt. Điều này sẽ giúp giảm mỏi và cứng cơ khi thức dậy.

Bù nước trước. Tương tự, điều quan trọng là uống nước sau khi tập luyện. Đảm bảo bù nước trước khi chợp mắt. Sau khi thức dậy, hãy tiếp tục uống nước để cung cấp nước cho cơ thể .

Phòng ngủ mát mẻ. Sẽ thoải mái hơn khi ngủ trong phòng mát mẻ. Đặt nhiệt độ phòng của bạn từ 60 đến 67 ° F.

Giảm tiếng ồn. Bạn cũng có thể sử dụng nút bịt tai khi ngủ.

Làm tối căn phòng. Thử đeo mặt nạ ngủ hoặc đóng rèm. Điều này sẽ làm giảm tiếp xúc với ánh sáng chói, giúp bạn có buổi nghỉ trưa chất lượng.

Ưu tiên giấc ngủ ban đêm. Giấc ngủ ngắn không thể thay thế cho giấc ngủ ban đêm. Hãy ưu tiên ngủ đủ giấc vào đêm hôm đó, ngay cả khi bạn chợp mắt vào ban ngày.

Khi nào cần một chuyên gia

Ghi lại cảm giác của bạn sau khi tập thể dục. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn:

Cảm thấy rất buồn ngủ sau mỗi buổi tập

Liên tục chìm vào giấc ngủ mà không nhận ra

Khó thức dậy sau những giấc ngủ ngắn

Không thể chợp mắt mặc dù bạn mệt mỏi

Cũng nên cân nhắc nói chuyện với huấn luyện viên thể chất. Họ giúp đánh giá thói quen hiện tại của bạn và xác định xem nó có phù hợp với mức độ thể chất của bạn hay không.

Kết luận

Thông thường bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi sau một buổi tập luyện dài hoặc tập cường độ cao. Nói chung, điều này xảy ra do cơ bắp của bạn hết năng lượng. Hệ thống thần kinh trung ương của bạn cũng mất khả năng tiếp tục vận động các cơ. Điều này gây mỏi cơ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Ngủ trưa giúp phục hồi cơ bắp và cung cấp năng lượng cho bạn. Hạn chế ngủ trưa nhiều để tránh cảm giác mệt mỏi, lờ đờ. Tốt nhất bạn nên tránh ngủ trưa quá gần giờ ngủ tối, điều này làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm của bạn.

Nhìn chung, tập thể dục sẽ cải thiện mức năng lượng của bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau khi tập luyện.

Tập Yoga Bị Chóng Mặt Buồn Nôn Nguyên Nhân Do Đâu?

Tập Yoga Bị Chóng Mặt Buồn Nôn Nguyên Nhân Do Đâu?

Hiện tượng tập yoga bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng mà ai cũng sẽ gặp 1 lần trong quá trình theo tập. Điều này có thể là do mặt tập sai cách, sai tư thế hoặc do ăn quá gần với thời gian tập khiến bạn sẽ gặp trường hợp trên.

Nhiều người tập bộ môn yoga để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. tập đúng cách giúp cơ thể khỏe mạnh. Sai cách sẽ khiến người tập yoga bị chóng mặt buồn nôn.

1. Hiện tượng chóng mặt buồn nôn khi tập yoga là do đâu?

Chóng mặt, buồn nôn thậm chí là mệt mỏi và đau nhức là hiện tượng thường gặp với những ai mới bắt đầu tập yoga. Hoặc là kết quả của việc tập không đúng cách, chưa quen với bài tập. Bên cạnh đó, vì người tập không biết cách điều tiết được hơi thở nên dễ gây ra triệu chứng buồn nôn, khó thở!

Với các tư thế cúi người, sẽ làm cho dạ dày bị dịch chuyển ngược, lượng máu dồn ở não khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Đặc biệt là những ai vừa ăn xong lại càng dễ nôn hơn. 

Các động tác cúi đầu, chúi người ra sau đều khiến bạn dễ bị chóng mặt

Tương tự như vậy, đột ngột đứng lên từ Uttanasana (Tư thế gập người về phía trước) có thể khiến máu dồn xuống chân và bụng quá nhiều. Khiến cho tim có quá ít máu được truyền đến. 

Thông thường, phản xạ nhanh chóng bù đắp điều này bằng cách tăng nhịp tim và co thắt các mạch máu để tăng áp lực. Tuy nhiên, nếu phản xạ quá chậm, áp lực sẽ dồn xuống tim, ngực, cổ, đầu và bạn sẽ cảm thấy chóng mặt ngay. 

Nhiều người tập yoga giảm cân nên họ nhịn ăn trước khi tập khiến cho cơ thể không đủ sức, gây chóng mặt. Hoặc thời gian ăn trước khi tập quá ngắn, thức ăn chưa được tiêu hóa khiến bạn thấy buồn nôn.

2. Làm gì khi tập yoga bị chóng mặt

Nếu bạn bị chóng mặt khi tập yoga thì tốt nhất bạn nên dừng tập và nhanh chóng ngồi xuống, tựa lưng vào ghế hoặc vách tường. Không nằm sấp hoặc nằm ngửa trên sàn để tránh đường thở bị ép, khiến bạn càng khó thở hơn. Chú ý nhắm mắt lại và cố gắng hít thở đều để hơi thở được ổn định trở lại.

Nhanh chóng uống nước để cân bằng lại cơ thể, trong trường hợp chóng mặt do thiếu nước. Tương tự, bạn có thể ăn nhẹ hoặc uống một ly trà đường trong trường hợp chóng mặt do đói bụng, nhịn ăn. 

Đối với trường hợp buồn nôn khi tập yoga, bạn nên tìm một nơi để nghỉ ngơi, vì di chuyển sẽ khiến bạn cảm giác buồn nôn hơn. Cố gắng hít thở sâu và xoa vùng ngực để cơn buồn nôn, ngửa mặt cao để cơn buồn nôn dịu xuống.

Nếu có thể, hãy pha một ấm trà gừng, hoặc ngậm lát gừng tươi đều có tác dụng ổn định dsj dày. 

3. Những cách hạn chế việc tập yoga bị chóng mặt

Đầu tiên, hãy luôn nhớ cung cấp đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày. Mất nước có thể gây ra huyết áp không ổn định và chóng mặt, khó chịu trong quá trình tập yoga của bạn. Khi bạn đã đủ nước, hãy đảm bảo rằng bạn đang di chuyển chậm rãi trong các động tác của mình. Đặc biệt là những tư thế khó hơn mà bạn chưa rành về động tác.

Những cách hạn chế việc tập yoga bị chóng mặt

Nên chọn vị trí tập gần tường để tránh bị ngã, hoặc kê một chiếc ghế để hỗ trợ thăng bằng. lưng ghế có thể hỗ trợ điểm tựa cho bạn khi bạn bị choáng.

Hơi thở: Tập trung vào việc thở chậm rãi. Thư giãn các cơ ở cổ, hàm, ngực và cơ hoành. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt lo lắng.

Bàn chân: Có thể tăng cường thăng bằng, chẳng hạn như đi chân trần thường xuyên để giữ cho cơ bàn chân khỏe và linh hoạt. Đồng thời mát-xa chân để duy trì sức mạnh ở bàn chân.

Bữa ăn: Ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp, dễ tiêu. Nên ăn trước khi tập 30-45 phút để thức ăn được tiêu hóa hết. Không ăn quá nó trước khi tập sẽ khiến dạ dày khó tiêu và dễ buồn nôn. 

Khởi động kĩ: Bạn nên làm nóng cơ thể bằng các động tác, vươn người, xoay cổ tay, chân. Để mạch máu lưu thông tốt trước khi thực hiện các động tác yoga. 

Hy vọng bạn đã hiểu nguyên nhân vì sao tập yoga bị chóng mặt buồn nôn, cũng như những cách để phòng tránh hiện tượng trên! Việc luyện tập yoga đúng cách và kiên trì sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm các thiết bị chăm sóc sức khỏe hoặc thiết bị luyện tâp yoga! Bạn có thể truy cập chúng tôi hoặc số hotline 18006884 để được tư vấn và hỗ trợ. 

Ngọc Trinh

SIÊU THỊ TẠI GIA

Website: https://www.sieuthitaigia.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/Sieuthitaigia.vn

Tổng đài MIỄN PHÍ: 1800 6884

chúng tôi trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.

Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.