Top 14 # Xem Nhiều Nhất Thai Nhi Không Tăng Cân Phải Làm Sao Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Bà Bầu Bị Tăng Cân Quá Mức Phải Làm Sao? Thai Nhi Có Sao Không?

Bà bầu bị tăng cân quá mức phải làm sao?

Nhiều mẹ bầu cứ đinh ninh rằng khi mang thai phải tăng cân càng nhiều càng tốt, như vậy em bé mới có nhiều dưỡng chất và khoẻ mạnh. Tăng cân là tốt nhưng nếu tăng nhanh và nhiều quá lại là lợi bất cập hại. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, có hơn 30% phụ nữ tăng cân quá mức trong thời gian mang thai. Việc mẹ bầu tăng cân khi mang thai quá nhanh ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn đến sự phát triển của bé. Vậy bà bầu bị tăng cân quá mức phải làm sao?

Bà bầu bị tăng cân quá mức được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Chế độ ăn uống hàng ngày

Nhiệt lượng thai phụ hấp thụ chủ yếu tới từ 3 loại dưỡng chất chính: Chất đạm, chất béo và gluxit. Trong đó 1 gram chất béo có thể tạo ra 9000kcal, cao hơn nhiều lần 1g chất đạm và gluxit chỉ tạo ra 4000kcal. Cách chế biến dùng dầu rán trong bữa ăn hàng ngày sẽ khiến thai phụ hấp thụ quá lượng chất béo cần thiết, khiến năng lượng dư thừa. Phần lớn các thai phụ đều ăn các loại hạt, tuy có vẻ không nhiều nhiệt lượng như đồ chiên rán, nhưng cũng sẽ chuyển hoá thành chất béo tích trữ trong cơ thể. Cân nặng sẽ tăng nhanh do hấp thụ quá nhiều.

2. Do bệnh lý

Việc bà bầu bị tăng cân quá nhanh, ngoài biểu hiện rõ ràng nhất là lượng mỡ tích trữ tăng lên, có những thai phụ là do ảnh hưởng của bệnh, bao gồm tăng tiết Aldosteron do trúng độc thai kỳ khiến cơ thể trữ nước. Biểu hiện chính của trúng độc thai kỳ có, sưng ngực, dư đạm trong nước tiểu, cao huyết áp. Có nghiên cứu đã chỉ ra, thai phụ bị cao huyết áp thường tăng cân nhiều hơn thai phụ bình thường.

3. Thói quen ít vận động

Ngoài việc nhiều mẹ bầu hay lo lắng thai nhi không đủ dinh dưỡng, tuỳ tiện tăng cường bổ sung dinh dưỡng, trong thai kỳ thai phụ thường ham ngủ, ít vận động. Từ đó không kiểm soát được cân nặng, mặc cho cân tăng tự do.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị tăng cân quá mức

Để tránh tình trạng tăng cân quá mức, các nhà khoa học đã khuyến nghị chị em phụ nữ mang thai nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai.

Cụ thể như sau:

Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 – 12 kg.

Trong đó:

3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg.

3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg.

3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg.

Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.

Những tình trạng tăng cân quá mức thường gặp ở bà bầu

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh.

Hạn chế tăng cân ở bà bầu.

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao.

Tại sao bà bầu lại tăng cân.

Bà bầu tăng cân nhanh có sao không.

Cách khắc phục tăng cân quá mức cho mẹ bầu

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị tăng cân quá mức, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân, điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị tăng cân quá mức tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số phương pháp hỗ trợ khác

Nên xóa bỏ tư tưởng “ăn cho hai người” bởi mỗi khi mẹ cố ăn thêm một chút nữa “vì con” sẽ khiến cân nặng tăng lên không ngờ.

Tập thể dục khi mang thai đều đặn. Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân phi mã. Từ tháng thứ tư trở đi, các bà bầu có thể lựa chọn đi bộ, tập yoga, đi bơi,…

Uống thật nhiều nước để hạn chế bớt cảm giác đói bụng.

Chia nhỏ các bữa ăn (5-6 bữa/ngày), ăn chậm, nhai kỹ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu no lâu, không có cảm giác quá đói. Từ đó giúp hạn chế việc nạp thức ăn một cách không kiểm soát.

Khám thai định kỳ. Trong quá trình khám thai, thai phụ nên được theo dõi diễn biến cân nặng của mẹ, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.

Bà bầu bị tăng cân quá mức có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Đối với thai nhi, mẹ bầu tăng cân mức còn khiến thai nhi dễ mắc bất thường về tim. Điều này này sẽ khiến xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ. Việc thai nhi quá to cũng khiến bé dễ bị ngạt khi sinh hoặc dễ bị chấn thương khi chào đời bởi quá to dẫn đến sinh khó.

Những lưu ý tránh tình trạng bà bầu bị tăng cân quá mức

Hạn chế lượng muối trong thức ăn. Muối sẽ khiến mẹ bầu bị tích nước, kết quả là cân nặng của mẹ sẽ tăng thêm khá nhiều.

Hạn chế đồ ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước có gas,…

Uống thật nhiều nước để hạn chế bớt cảm giác đói bụng.

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ, rau củ quả, nước trái cây. Nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp.

Chia nhỏ các bữa ăn (5-6 bữa/ngày), ăn chậm, nhai kỹ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu no lâu, không có cảm giác quá đói.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị tăng cân quá mức phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị tăng cân quá mức trong thai kỳ?

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Cân Nặng Chuẩn Thai Nhi: Mẹ Bầu Phải Làm Gì Khi Thai Nhi Không Tăng Cân?

Nguyên nhân nào dẫn đến việc thai nhi không tăng cân?

– Chế độ ăn uống không đầy đủ trong thai kỳ khiến bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Chiều cao khiêm tốn, thấp bé của mẹ cũng dễ khiến thai nhi không tăng cân.

– Chức năng cuốn rốn gặp vấn đề, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong thai kỳ.

– Nhau thai kém phát triển làm cho quá trình vận chuyển các chất cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc, không tăng cân.

– Mẹ bầu bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén đều ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến với thai nhi.

– Thai nhi gặp dị tật, ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng của bé.

Thai nhi không tăng cân có ảnh hưởng gì?

Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Trẻ nhẹ cân thường có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn những bé đủ ký. Các vấn đề về cư xử như kích động, chậm phát triển trí tuệ cũng dễ xảy ra hơn.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi không tăng cân?

Vấn đề thai nhi nhẹ cân luôn là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Trước những nguy cơ mà thai nhi nhẹ cân, suy dinh dưỡng có thể gặp phải thì mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh và khắc phục tình trạng nhẹ cân cho bé:

– Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn như trước đây, mẹ nên chia bữa ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

– Ăn đủ các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 10 – 12kg, mẹ mang đa thai nên tăng từ 15 – 20kg.

– Mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ các loại vitamin B1, B6, B9, E, C, chất sắt, canxi,… để bé phát triển xương, tránh tình trạng thiếu máu dẫn đến việc bị thiếu cân.

– Dù bận bịu đến đâu mẹ cũng nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn bởi khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi năng lượng, từ đó khi mẹ ăn thì chất dinh dưỡng mới có điều kiện bổ sung cho thai nhi.

– Ngoài ra, mẹ cũng nên để tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng và căng thẳng khi bé của bạn không tăng cân. Điều này càng làm mẹ dễ rơi vào tình trạng stress khi mang thai, từ đó càng ảnh hưởng đến thai nhi. Để giảm mệt mỏi trong thai kỳ, chị em nên tập một số bài tập hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng hoặc thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng.

– Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, các chất kích thích và các loại đồ uống có ga bởi chúng không chỉ khiến bé của bạn không tăng cân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

– Mẹ cũng cần chú ý thường xuyên đi khám thai để được kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi để sớm có cách khắc phục tình trạng không tăng cân, tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này.

Singlemum tổng hợp

Bà Bầu Bị Đau Đầu Gối Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị đau đầu gối phải làm sao?

Bị đau đầu gối trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Đầu gối là bộ phận quan trọng, cầu nối liên kết của xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân, nhằm nâng đỡ bộ phận cơ thể nên rất dễ tổn thương. Một trong những biểu hiện đó là đau ở đầu gối. Đây là tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân sụn cho đến dây chằng và túi hoạt dịch. Vậy bà bầu bị đau đầu gối phải làm sao?

Bà bầu bị đau đầu gối là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu gối

1. Thay đổi nội tiết tố

Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thường có sự thay đổi lớn. Đây được cho là nguyên nhân có thể khiến tình trạng đau khớp gối phát sinh.

Đặc biệt, khi mang thai hormone relaxin sẽ thường được sản xuất nhiều hơn so với bình thường. Loại hormone này không chỉ khiến khớp háng và dây chằng vùng chậu giãn ra để tạo không gian cho bé phát triển mà còn khiến dây chằng ở vùng khớp gối cũng giãn ra. Chính vì thế mà mẹ bầu thường bị đau mỏi gối, nhất là khi di chuyển nhiều.

2. Trọng lượng cơ thể

Khớp gối là một trong những vị trí khớp phải hứng nhiều áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể. Khi mang thai, mẹ bầu nhất định phải trải qua quá trình tăng cân, nhiều khi là tăng cân không kiểm soát. Chính điều này đã tạo rất nhiều áp lực cho khớp gối.

Đặc biệt càng về những tháng cuối thai kỳ, bụng bầu càng lớn thì các mẹ càng dễ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, điển hình nhất là khớp gối và cột sống. Mẹ bầu càng di chuyển hay vận động nhiều thì những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất càng dày đặc.

3. Thói quen xấu

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là khi bụng bầu đã bắt đầu to ra, các mẹ thường rất lười vận động. Chính thói quen này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp. Lười vận động thường ức chế quá trình sản sinh dịch khớp, khiến khớp gối bị khô. Điều này sẽ rất dễ kích hoạt tình trạng đau nhức hay cứng khớp.

Ngoài ra, việc duy trì tư thế xấu trong công việc và sinh hoạt cũng có thể khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng đau khớp gối hơn. Việc đứng quá lâu hay duy trì thời gian dài một tư thế là những thói quen xấu mà các mẹ hay gặp phải.

4. Thiếu dưỡng chất

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ tăng lên để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ rất dễ khiến các vấn đề sức khỏe phát sinh. Thường gặp nhất là vấn đề về xương khớp trong đó có đau khớp gối.

Tình trạng đau khớp gối thường dễ phát sinh hơn nếu mẹ bầu không bổ sung đủ hàm lượng canxi và vitamin D cơ thể cần. Sự thiếu hụt sẽ khiến tế bào sụn khớp không được nuôi dưỡng tốt, rất dễ dần tới thoái hóa.

5. Các vấn đề khác

Các bệnh xương khớp: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…

Suy tuyến giáp

Di chuyển nhiều trên giày cao gót

Mang thai khi tuổi đã lớn

Cách khắc phục cho bà bầu bị đau đầu gối

Các bài tập vận động

Tình trạng đau khớp gối ở mẹ bầu có thể bị kích hoạt bởi thói quen lười vận động hay vận động với cường độ mạnh. Tuy nhiên, thực hiện các bài tập vận động có kế hoạch lại giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức khớp gối khi mang thai.

Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập xoay đầu gối, yoga hay đi bộ nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho việc cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt và tránh rủi ro phát sinh, bạn nên:

Trao đổi với bác sĩ để thiết lập các bài tập khoa học

Tập luyện với cường độ và thời gian phù hợp

Tránh những động tác khó

Báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình luyện tập

Massage

Phương pháp này rất đơn giản và dễ thực hiện, có thể ức chế nhanh tình trạng đau nhức. Đồng thời nó cũng góp phần giúp cho mẹ bầu cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

Mẹ bầu có thể dùng lực từ bàn và ngón tay để tác dụng lên vùng khớp gối. Một số động tác như xoa bóp hay day miết sẽ đem lại kết quả tốt trong lúc này.

Nếu tình trạng đau nhức thường xuất hiện vào ban đêm thì massage chính là một liệu pháp tuyệt vời. Chỉ cần dành 5 – 10 phút để xoa bóp cho khớp gối sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, việc massage cũng cải thiện tốt quá trình lưu thông máu, giúp bạn hạn chế tình trạng cứng khớp gối khi ngủ dậy.

Chườm nóng, chườm lạnh

Liệu pháp này cũng rất an toàn và phù hợp cho mẹ bầu trong việc điều trị đau khớp gối. Nếu chỉ gặp tình trạng đau nhức thì mẹ bầu có thể thực hành liệu pháp chườm nóng. Tuy nhiên, khi có hiện tượng sưng viêm đi kèm thì nên thay thế bằng cách áp dụng chườm lạnh.

Ngăn ngừa đau đầu gối cho bà bầu bằng cách nào ?

Để tránh gặp tình trạng đau đầu gối khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý đến các vấn đề sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung nhiều thực phẩm tươi, ngon, an toàn, đặc biệt là những thực phẩm giàu hàm lượng canxi và vitamin D;

Nâng cao sức khỏe bằng các bài tập, bài vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,… Lưu ý, mẹ bầu nên chọn lựa các bài tập vừa sức, không vận động quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi;

Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Cần biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi;

Nên sử dụng dép bệt khi di chuyển, hạn chế sử dụng giày cao gót trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là thai nhi đã lớn.

Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ trong suốt thời gian mang thai.

Bà bầu bị đau đầu gối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị đau đầu gối thì cũng đừng quá nên lo lắng. Điều này sẽ khiến tinh thần và sức khỏe của mẹ bầu xuống dốc. Ảnh hưởng đến việc đến phát triển của thai nhi. Trong trường hợp đau nhức nhẹ, có thể di chuyển đi lại bình thường thì mẹ bầu nên cân nhắc chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, nếu trường hợp đau nhức đầu gối đi kèm thêm những dấu hiệu khác thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh nguy cơ mắc những bệnh viêm khớp gối.

Bà bầu bị đau đầu gối cần đến bác sĩ nếu:

Đau nhức khớp gối;

Sưng rõ, có thể quan sát bằng mắt;

Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm;

Cứng khớp;

Nghe tiếng lạo xạo trong khớp;

Khớp gối bị dị dạng, cong hoặc lõm;

Mất cảm giác ở đầu gối;

Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối;

Một số triệu chứng toàn thân có thể kèm theo: sốt, ớn lạnh.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị đau đầu gối phải làm sao? Bà bầu bị đau đầu gối có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau đầu gối.

Nguồn: Tổng hợp

Thai Nhi Không Tăng Cân Mẹ Bầu Nên Làm Gì?

Bà bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao? Hỏi về việc bà bầu tăng cân ít sẽ ảnh hưởng tới thai nhi Mẹ bầu tăng cân nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi? Thai nhi không tăng cân mẹ bầu nên làm gì? Nhiều bà bầu “dở khóc dở cười” khi cố gắng tăng cân cho con nhưng chỉ có mỗi mẹ lên ký. Việc thai nhi không tăng cân, chậm lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển…

Bà bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao?

Hỏi về việc bà bầu tăng cân ít sẽ ảnh hưởng tới thai nhi

Mẹ bầu tăng cân nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Thai nhi không tăng cân mẹ bầu nên làm gì?

Nguyên nhân nào dẫn đến việc thai nhi không tăng cân?

– Chế độ ăn uống không đầy đủ trong thai kỳ khiến bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Chiều cao khiêm tốn, thấp bé của mẹ cũng dễ khiến thai nhi không tăng cân.

– Chức năng cuốn rốn gặp vấn đề, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong thai kỳ.

Thai nhi không tăng cân trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé sau này. Nhau thai kém phát triển làm cho quá trình vận chuyển các chất cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc, không tăng cân.

– Mẹ bầu bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén đều ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến với thai nhi.

– Thai nhi gặp dị tật, ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng của bé.

Thai nhi không tăng cân có ảnh hưởng gì?

Trong thai kỳ, nếu thai nhi không tăng cân thì khi ra đời, bé nhẹ cân phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi do hít phải phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần…

Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Trẻ nhẹ cân thường có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn những bé đủ ký. Các vấn đề về cư xử như kích động, chậm phát triển trí tuệ cũng dễ xảy ra hơn.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi không tăng cân?

Vấn đề thai nhi nhẹ cân luôn là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Trước những nguy cơ mà thai nhi nhẹ cân, suy dinh dưỡng có thể gặp phải thì mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh và khắc phục tình trạng nhẹ cân cho bé:

– Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn như trước đây, mẹ nên chia bữa ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

– Ăn đủ các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 10 – 12kg, mẹ mang đa thai nên tăng từ 15 – 20kg.

– Mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ các loại vitamin B1, B6, B9, E, C, chất sắt, canxi,… để bé phát triển xương, tránh tình trạng thiếu máu dẫn đến việc bị thiếu cân.

Mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa protein, sắt, canxi, vitamin,… để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

– Dù bận bịu đến đâu mẹ cũng nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn bởi khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi năng lượng, từ đó khi mẹ ăn thì chất dinh dưỡng mới có điều kiện bổ sung cho thai nhi.

– Ngoài ra, mẹ cũng nên để tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng và căng thẳng khi bé của bạn không tăng cân. Điều này càng làm mẹ dễ rơi vào tình trạng stress khi mang thai, từ đó càng ảnh hưởng đến thai nhi. Để giảm mệt mỏi trong thai kỳ, chị em nên tập một số bài tập hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng hoặc thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng.

– Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, các chất kích thích và các loại đồ uống có ga bởi chúng không chỉ khiến bé của bạn không tăng cân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

– Mẹ cũng cần chú ý thường xuyên đi khám thai để được kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi để sớm có cách khắc phục tình trạng không tăng cân, tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này.