Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thai Nhi Tăng Cân Quá Nhanh Phải Làm Sao Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Bà Bầu Bị Tăng Cân Quá Mức Phải Làm Sao? Thai Nhi Có Sao Không?

Bà bầu bị tăng cân quá mức phải làm sao?

Nhiều mẹ bầu cứ đinh ninh rằng khi mang thai phải tăng cân càng nhiều càng tốt, như vậy em bé mới có nhiều dưỡng chất và khoẻ mạnh. Tăng cân là tốt nhưng nếu tăng nhanh và nhiều quá lại là lợi bất cập hại. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, có hơn 30% phụ nữ tăng cân quá mức trong thời gian mang thai. Việc mẹ bầu tăng cân khi mang thai quá nhanh ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn đến sự phát triển của bé. Vậy bà bầu bị tăng cân quá mức phải làm sao?

Bà bầu bị tăng cân quá mức được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Chế độ ăn uống hàng ngày

Nhiệt lượng thai phụ hấp thụ chủ yếu tới từ 3 loại dưỡng chất chính: Chất đạm, chất béo và gluxit. Trong đó 1 gram chất béo có thể tạo ra 9000kcal, cao hơn nhiều lần 1g chất đạm và gluxit chỉ tạo ra 4000kcal. Cách chế biến dùng dầu rán trong bữa ăn hàng ngày sẽ khiến thai phụ hấp thụ quá lượng chất béo cần thiết, khiến năng lượng dư thừa. Phần lớn các thai phụ đều ăn các loại hạt, tuy có vẻ không nhiều nhiệt lượng như đồ chiên rán, nhưng cũng sẽ chuyển hoá thành chất béo tích trữ trong cơ thể. Cân nặng sẽ tăng nhanh do hấp thụ quá nhiều.

2. Do bệnh lý

Việc bà bầu bị tăng cân quá nhanh, ngoài biểu hiện rõ ràng nhất là lượng mỡ tích trữ tăng lên, có những thai phụ là do ảnh hưởng của bệnh, bao gồm tăng tiết Aldosteron do trúng độc thai kỳ khiến cơ thể trữ nước. Biểu hiện chính của trúng độc thai kỳ có, sưng ngực, dư đạm trong nước tiểu, cao huyết áp. Có nghiên cứu đã chỉ ra, thai phụ bị cao huyết áp thường tăng cân nhiều hơn thai phụ bình thường.

3. Thói quen ít vận động

Ngoài việc nhiều mẹ bầu hay lo lắng thai nhi không đủ dinh dưỡng, tuỳ tiện tăng cường bổ sung dinh dưỡng, trong thai kỳ thai phụ thường ham ngủ, ít vận động. Từ đó không kiểm soát được cân nặng, mặc cho cân tăng tự do.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị tăng cân quá mức

Để tránh tình trạng tăng cân quá mức, các nhà khoa học đã khuyến nghị chị em phụ nữ mang thai nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai.

Cụ thể như sau:

Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 – 12 kg.

Trong đó:

3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg.

3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg.

3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg.

Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.

Những tình trạng tăng cân quá mức thường gặp ở bà bầu

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh.

Hạn chế tăng cân ở bà bầu.

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao.

Tại sao bà bầu lại tăng cân.

Bà bầu tăng cân nhanh có sao không.

Cách khắc phục tăng cân quá mức cho mẹ bầu

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị tăng cân quá mức, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân, điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị tăng cân quá mức tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số phương pháp hỗ trợ khác

Nên xóa bỏ tư tưởng “ăn cho hai người” bởi mỗi khi mẹ cố ăn thêm một chút nữa “vì con” sẽ khiến cân nặng tăng lên không ngờ.

Tập thể dục khi mang thai đều đặn. Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân phi mã. Từ tháng thứ tư trở đi, các bà bầu có thể lựa chọn đi bộ, tập yoga, đi bơi,…

Uống thật nhiều nước để hạn chế bớt cảm giác đói bụng.

Chia nhỏ các bữa ăn (5-6 bữa/ngày), ăn chậm, nhai kỹ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu no lâu, không có cảm giác quá đói. Từ đó giúp hạn chế việc nạp thức ăn một cách không kiểm soát.

Khám thai định kỳ. Trong quá trình khám thai, thai phụ nên được theo dõi diễn biến cân nặng của mẹ, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.

Bà bầu bị tăng cân quá mức có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Đối với thai nhi, mẹ bầu tăng cân mức còn khiến thai nhi dễ mắc bất thường về tim. Điều này này sẽ khiến xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ. Việc thai nhi quá to cũng khiến bé dễ bị ngạt khi sinh hoặc dễ bị chấn thương khi chào đời bởi quá to dẫn đến sinh khó.

Những lưu ý tránh tình trạng bà bầu bị tăng cân quá mức

Hạn chế lượng muối trong thức ăn. Muối sẽ khiến mẹ bầu bị tích nước, kết quả là cân nặng của mẹ sẽ tăng thêm khá nhiều.

Hạn chế đồ ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước có gas,…

Uống thật nhiều nước để hạn chế bớt cảm giác đói bụng.

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ, rau củ quả, nước trái cây. Nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp.

Chia nhỏ các bữa ăn (5-6 bữa/ngày), ăn chậm, nhai kỹ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu no lâu, không có cảm giác quá đói.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị tăng cân quá mức phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị tăng cân quá mức trong thai kỳ?

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thai Nhi Tăng Cân Quá Nhanh

Khi nào được gọi là thai nhi tăng cân quá nhanh?

Cân nặng của thai nhi nếu đủ tháng trung bình khoảng 3,5 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân). Những mức chiều dài và cân nặng chuẩn này được đưa ra để đánh giá xem thai nhi có phát triển tốt hay không.

Từ tháng thứ 1 – 3: Thai nhi nặng khoảng 14g

Từ tháng thứ 4 – 7: Thai nhi nặng khoảng 0,9 – 1,3kg

Từ tháng thứ 8 – hết thai kỳ: Nặng khoảng 2,9 – 3,5kg

Thai nhi tăng cân quá nhanh là khi siêu âm, bác sĩ cho bạn biết bé yêu đang có chiều dài hơn chiều dài mức bình thường khoảng 3cm và cân nặng từ 4kg, tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai.

Những nguy cơ dễ gặp phải khi thai nhi tăng cân quá nhanh

Thai nhi tăng cân quá nhanh có thể nguy hiểm đến sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Các bé có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu.

Khi bé chào đời có thể chậm phản xạ khóc, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và có thể có cơn ngất lịm sau khi ra đời. Trường hợp mẹ bầu chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng giảm trí tuệ trẻ về sau.

Ngoài ra, thai nhi tăng cân quá nhanh sẽ gây nguy cơ cho mẹ khó đẻ thường. Bên cạnh đó, những nguy cơ chảy máu, tổn thương tử cung, tầng sinh môn cũng tăng lên trong trường hợp khung chậu của bà bầu chưa thể giãn nở đủ vừa với kích thước của thai nhi.

Thai nhi tăng cân quá nhanh còn là dấu hiệu cho biết bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, bệnh về đường tiêu hóa và nặng hơn là nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì thế, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh sao cho thích hợp.

Lưu ý đối với mẹ bầu có thai nhi tăng cân quá nhanh

Thai nhi tăng cân quá nhanh có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì thế, ngay khi mẹ phát hiện ra dấu hiệu tăng cân nhanh ở thai nhi, việc đầu tiên là mẹ phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như trái cây tươi và rau xanh. Ăn nhiều những thực phẩm này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa không làm tăng trọng lượng của cả thai nhi và mẹ. Mẹ lưu ý hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột.

Chia bữa chính thành các bữa ăn nhỏ

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu làm việc hiệu quả tối đa, giúp cơ thể hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, phòng tránh trường hợp hấp thụ các chất dư thừa. Từ đó thai nhi cũng không bị tăng cân quá nhanh.

Duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, calo và lượng mỡ được chuyển thành năng lượng nhanh và hoàn hảo. Từ đó mẹ cũng không bị tăng cân nhanh và con yêu trong bụng cũng phát triển đều đặn hơn.

Thường xuyên theo dõi cân nặng

Cân nặng trong thời gian mang thai của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ tăng cân quá nhiều cần chú ý chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tập luyện mỗi ngày, tránh tình trạng thai nhi cũng tăng cân quá nhanh, ảnh hưởng đến quá trình chào đời sau này của bé.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/thai-nhi-tang-can-qua-nhanh-khong-phai-luon-tot-nhu-me-nghi-a185075.html

Tăng Cân Quá Nhiều Khi Mang Thai Mẹ Phải Làm Sao?

Mẹ nên lưu ý để không bị tăng cân quá nhiều khi mang thai. Ảnh: Parents

1. Bao nhiêu là tăng cân quá nhiều khi mang thai

Chúng ta đều biết rằng tăng cân khi mang thai là điều vô cùng bình thường đối với mọi mẹ bầu. Tuy không thể “bắt” cơ thể tăng một số trọng lượng chính xác tuyệt đối, nhưng ta có thể giới hạn trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ trong một khung an toàn.

Lượng cân nặng được khuyến cáo tăng thêm trong thai kỳ sẽ phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể – Body Max Index (BMI) trước khi bạn mang thai. Cụ thể đó là:

BMI dưới 18.5, mẹ nên tăng 12.5 – 18 kg khi mang thai.

BMI 18.5 – 24.9 (BMI bình thường), mẹ nên tăng 11.5 – 16 kg trong thai kỳ.

BMI 25 – 29.9, mẹ nên tăng 7 – 11.5 kg trong thai kỳ.

BMI 30 hoặc hơn, mẹ chỉ nên tăng 5 – 9 kg khi mang thai.

Bạn nên dựa vào BMI trước khi mang thai của mình để xác định giới hạn trọng lượng tăng thêm khi mang thai. Ảnh: Verywell Family

Hầu hết trọng lượng tăng thêm ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu vào tuần thứ 13 của thai kỳ. Nhìn chung, cân nặng và hình thể của mẹ bầu sẽ không thay đổi nhiều trong tam cá nguyệt đầu tiên, đặc biệt với phụ nữ bị ốm nghén nhiều.

BMI 18.5 – 24.9 (BMI bình thường), mẹ nên tăng 17 – 25 kg trong thai kỳ.

BMI 25 – 29.9, mẹ nên tăng 14 – 23 kg trong thai kỳ.

BMI 30 hoặc hơn, mẹ nên tăng 11 – 19 kg khi mang thai.

Đối với phụ nữ mang đa thai, thì trọng lượng tăng thêm sẽ nhiều hơn. Như với mẹ mang song thai:

Như vậy nếu cân nặng của mẹ tăng nhiều hơn giới hạn được khuyến cáo đối với từng mức BMI, mẹ được xem là tăng cân nhiều đến tăng cân quá nhiều khi mang thai. Lúc này mẹ cần có phương pháp điều chỉnh để ổn định cân nặng và tốc độ tăng cân của mình.

Nếu mẹ được xác định là tăng cân quá nhiều khi mang thai thì cần phải có phương pháp điều chỉnh ngay. Ảnh Internet

2. Tăng cân quá nhiều khi mang thai gây ra hậu quả gì

Giảm tính chính xác khi siêu âm. Khi bạn tăng cân và tích tụ quá nhiều mỡ, bác sĩ sẽ gặp khó khăn khi dựa vào hình ảnh siêu âm để theo dõi em bé của bạn.

Khiến bạn không được thoải mái. Khi mang thai, bạn phải đối mặt với nhiều bất tiện và tình trạng cơ thể từ đau lưng, đau chân, mệt mỏi, chứng ợ nóng ,…Và nếu bạn tăng quá nhiều cân khiến cơ thể nặng nề hơn thì những sự khó chịu trên có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ , tăng huyết áp trong thai kỳ và biến chứng khi sinh.

Ảnh hưởng đến em bé không chỉ khi còn đang ở trong bụng bạn, mà cả về sau này. Tiêu biểu là việc bé nặng cân khi sinh và có nguy cơ cao hơn bị thừa cân khi lớn lên.

Nguy cơ sinh non.

Nguy cơ em bé bị dị tật.

Việc tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Tình trạng này có khả năng gây ra một số hậu quả sau:

Ngoài ra, việc tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ khiến mẹ khó giảm cân hơn sau khi sinh. Một khối lượng thừa vài kg được xem là không đáng gì, nhưng nó có thể không giảm đi trong nhiều năm sau khi mẹ sinh con.

Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe của mẹ và bé. Ảnh: Baby Chick

3. Nếu đang trong tình trạng tăng cân quá nhiều khi mang thai, mẹ nên làm gì

Nếu bạn được thông báo đang tăng cân quá nhiều khi mang thai tại một buổi khám định kỳ, chắc chắn bạn không nên tiếp tục để tình trạng này diễn ra trong những tháng còn lại.

Trao đổi với bác sĩ để nhận được hướng dẫn về việc theo dõi cân nặng cũng như kế hoạch ăn uống phù hợp hơn.

Đừng nghĩ tới việc ăn kiêng. Giảm cân trong thai kỳ không bao giờ là một ý tưởng thích hợp với phụ nữ mang thai. Em bé của bạn cần được cung cấp ổn định những dưỡng chất cần thiết để phát triển, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Việc ăn kiêng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình này. Bạn cũng nên tránh các loại thuốc hoặc đồ uống ức chế sự thèm ăn. Vì chúng có thể nguy hiểm hơn bạn tưởng tượng.

Cắt giảm lượng calories rỗng. Calories rỗng thường được cung cấp bởi các loại thực phẩm chiên rán, đồ ngọt, nước uống có ga, da, mỡ động vật, trái cây khô, sữa nguyên kem, bánh quy, bánh nướng đóng gói, pizza đông lạnh, bánh quy giòn …Chúng có thể khiến bạn tăng cân nhưng lại không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Vận động điều độ kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn sớm ổn định cân nặng của mình. Ảnh: Stat

Ăn uống lành mạnh. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống của mình theo tiêu chí ăn đúng và đủ các loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Bạn cũng nên chú ý đến khẩu phẩn ăn. Một “khẩu phần” của bất kì loại thực phẩm nhất định nào cũng có thể nhỏ hơn nhiều so với bạn nghĩ. Cũng như chúng nhỏ hơn nhiều so với khẩu phần tại một nhà hàng mà bạn yêu thích và tin tưởng. Ví dụ, bạn có biết một khẩu phần thịt hoặc gia cầm phải có kích thước bằng một con chuột máy tính. Và một khẩu phần pho mát không được lớn hơn một cục pin chín volt.

Tập trung vào các loại chất béo lành mạnh. Khoảng 25 – 35 % lượng calories hàng ngày của bạn nên đến từ nguồn chất béo lành mạnh. Chất béo không bão hòa đơn có nguồn gốc thực vật (có trong dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu cây rum, dầu mè, quả bơ, quả hạch, các loại hạt), và chất béo không bão hòa đa (chứa nhiều trong cá hồi, hạt lanh, đậu phụ, quả óc chó, đầu nành, dầu hạt cải dầu hướng dương) đều tốt cho sức khỏe của bạn. Nhóm thực phẩm thứ hai còn chứa nhiều omega 3, giúp xây dựng hệ cơ tim, hệ thống miễn dịch, não bộ và mắt của em bé. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa từ thịt bò, bơ, pho mát cứng.

Vận động điều độ. Bạn cũng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn những dạng vận động phù hợp với bạn và duy trì chúng một cách điều độ. Bạn có thể tham gia một lớp yoga hoặc thể dục cho bà bầu . Những hoạt động khác như đi bộ cũng rất có lợi cho sức khỏe của bạn trong thai kỳ.

Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn những dạng vận động phù hợp. Ảnh Internet

4. Khi nào thì tăng cân quá nhiều khi mang thai là báo động đỏ

Bạn tăng hơn 1.4 kg ở bất kì tuần nào trong tam cá nguyệt thứ hai. Hoặc:

Bạn tăng hơn 900 g – 1 kg ở bất kì tuần nào trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trong một số trường hợp thì tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trong mà bạn cần lưu ý. Đó là:

Theo The Conversation & What to Expect Lily Nguyễn lược dịch

Tăng cân quá nhiều khi mang thai là việc không mẹ bầu nào muốn xảy ra. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, đừng tự trách hay ngược đãi bản thân (bằng cách ăn kiêng). Với sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn vẫn có thể sửa đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện các bước cần thiết thì sẽ trở lại được “đường ray” sớm nhất có thể.

Mẹ Ăn Nhiều Nhưng Thai Nhi Tăng Cân Rất Ít Phải Làm Sao?

Trong quá trình mang thai, vấn đề cân nặng của thai nhi luôn được bố mẹ quan tâm. Mỗi giai đoạn thai nhi sẽ có một mức trọng lượng phù hợp với sự phát triển cơ thể, tuy nhiên có nhiều trường hợp dù mẹ lên cân rất nhiều nhưng thai nhi lại nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn.

Tình trạng mẹ tăng cân nhưng thai nhi không tăng cân

Do chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ cho sự phát triển cú thai nhi, mẹ chưa ăn đa dạng các loại thực phẩm, nên thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết.

Nhau thai kém phát triển hoặc mắc một số dị tật khiến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng tới thai nhi bị cản trở, dẫn tới tình trạng thai không hấp thụ được chất từ cơ thể mẹ.

Do cơ thể mẹ thấp bé, gầy gò cũng khiến cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng theo.

Chức năng dây rốn gặp vấn đề dẫn tới quá trình vận chuyển dinh dưỡng tới thai nhi bị ảnh hưởng.

Thai nhi bị mắc các dị tật bẩm sinh.

Lượng nước ối thiếu hụt.

Mẹ bị stress, căng thẳng kéo dài.

Bà bầu bị stress sẽ khiến thai nhi kém phát triển.

Ảnh hưởng khi thai nhi không tăng cân trong thai kỳ

Việc thai nhi không tăng cân sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ cho đến lúc sinh ra.

Thai nhi dễ mắc các dị tật bẩm sinh.

Thai nhi bị mắc chứng suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

Khi sinh ra có nguy cơ bị ngạt, viêm phổi, đa hồng cầu và bị hạ đường huyết.

Trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng kéo dài, thể chất yếu.

Kém thông minh hơn so với các trẻ đủ cân.

Dễ mắc các bệnh về tim, phổi, gan,…

Biện pháp khắc phục khi thai nhi không tăng cân

Khi phát hiện thai nhi không đạt mức cân chuẩn, mẹ nên có kế hoạch để giúp thai nhi lên cân ngay, tránh để tình trạng lâu sẽ dẫn tới tác động không tốt cho thai nhi.

Có chế độ ăn uống đa dạng và phong phú các loại thực phẩm. Mẹ không nên kiêng khem quá nhiều mà nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng ngay từ khi biết mang thai. Ăn thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp hấp thu tốt các chất dinh dưỡng hơn.

Mẹ nên chú trọng bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic như: hải sản, trứng, sữa, các loại đậu, uống bổ sung sữa dành cho phụ nữ mang thai và viên uống tổng hợp vitamin.

Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 tiếng/ ngày, một giấc ngủ sâu và đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…vì sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Cần tuyệt đối kiêng các chất kích thích khi mang thai.

Giảm căng thẳng, tránh stress, cố gắng thư giãn và thoải mái trong suốt thai kỳ là tốt nhất.

Nên có chế độ luyện tập thể thao nhẹ nhàng với các bài tập tay chân, đi bộ, yoga…

Thường xuyên đi kiểm tra theo lịch trình bác sĩ cho để nắm được chỉ số cân nặng của thai nhi.

Nếu phát hiện thai nhi thiếu cân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp sớm thúc đẩy quá trình tăng cân cho thai nhi.