Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tham Tap Yoga Relax Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Giamcantao.com

Thảm Tập Yoga Định Tuyến Relax Pu

Thương hiệu : Thảm tập Yoga Relax

Xuất xứ: Đài Loan

Màu sắc : có nhiều tông màu sắc khác nhau cho các bạn lựa chọn

Chất liệu : Cao su tự nhiên và Polyurethane (PU) sinh thái

Kích thước : 183 x 68 x 0,4cm

Trọng lượng: 3.3kg

MÔ TẢ CHI TIẾT THẢM TẬP YOGA ĐỊNH TUYẾN RELAX PU :

Thảm Tập Yoga Định Tuyến Relax được ứng dụng hệ thống kẻ định tuyến tiên tiến, tương tự như một công cụ điều hướng giúp bạn thực hiện các tư thế Yoga chuẩn xác nhất.

Các đường kẻ trên thảm giúp tay và chân đều nhau khi tập luyện các tư thế, bảo vệ cho xương sống của bạn.

4 điểm đảo chiều được định vị sẵn trên thảm hỗ trợ định tuyến tay và chân khi bạn tập động tác ngửa người ra phía sau.

Đường kẻ trung tâm định tuyến cân bằng chiều rộng hai bên thảm, có định vị trung tâm thảm bằng vị trí hoa sen.

Thuộc dòng thảm yoga PU, một loại chất liệu cao su tổng hợp cao cấp cho độ đàn hồi và bám dính tốt, bạn sẽ không lo bị trơn trượt ngay cả khi bị ướt mồ hôi. Ngoài ra, chất liệu đã qua xử lý kỹ lưỡng, an toàn cho sức khỏe và không gây kích ứng da.

Đế thảm được làm từ cao su thiên nhiên và một lớp đệm đàn hồi, êm ái, bảo vệ tối ưu khung xương khi tập các động tác gây áp lực cho xương.

Sản phẩm có kích thước 183 x 68 cm, rộng rãi để bạn thực hiện các bài tập thoải mái nhất.

Sau khi tập xong, bạn có thể cuộn tròn thảm Yoga thật gọn gàng để tiện bảo quản và vận chuyển mà không lo ảnh hưởng đến độ bền của thảm.

* HƯỚNG DẪN VỆ SINH THẢM YOGA :

Đầu tiên, bạn hãy cho một giọt xà phòng lên miếng bọt biển và làm ướt nó bằng nước ấm

Chà xát thảm yoga với bề mặt mềm mại của bọt biển để không làm hỏng bề mặt thảm

Sau đó dùng chiếc khăn lau để lau lại thảm yoga

Lưu ý là phải để thảm khô tự nhiên trong không khí, không phơi thảm dưới ánh nắng mặt trời.

Video review chi tiết thảm tập Yoga Relax PU cao cấp

Hướng dẫn chọn mua thảm tập yoga phù hợp nhất

là người bạn đồng hành với mỗi yogies trong các buổi tập. Bạn có biết vì sao mà bạn ai nấy tập yoga cũng đều có chiếc thảm cá nhân riêng cho mình không? Vì thảm sẽ giúp bạn vệ sinh hơn, tránh những vi khuẩn nơi phòng tập. Cùng với đó, khi bạn thực hành những tư thế-asana đòi hỏi sự cân bằn cao, bạn sẽ hạn chế, giảm thiểu những nguy cơ trơn trượt té ngã có thể gây chấn thương. Vậy, bạn có biết những tiêu chí nào khi chọn mua thảm sẽ giúp bạn tìm được chiếc thảm phù hợp nhất với mình? Mời bạn đọc bài viết 5 tiêu chíchọn mua thảm tập yoga.

* Thảm định tuyến giúp việc tập luyện yoga hiệu quả như thế nào?

Các dòng thảm tập yoga định tuyến đã ra đời với mục đích giúp bạn canh chỉnh tư thế chuẩn hơn. Từ đó hiệu quả tập luyện của bạn sẽ cao hơn cũng như giảm nguy cơ chấn thương.

Đường canh góc 45 độ: giúp căn chỉnh góc chân của bạn trong nhưng tư thế đứng. (Cụ thể như: tư thế Chiến binh, tư thế đầu chạm gối.)

Những đường canh nhỏ hai bên: giúp canh chỉnh hai tay, hai chân ở những động tác đòi hỏi sự vận động của toàn thân. Cụ thể là: chó duỗi mình, handstand, rắn mổ mang.

Điểm trung tâm: giúp bạn tìm ví trí trung tâm của cơ thể mình trong những động tác thở, động tác khởi động hay thiền định.

Tạo thói quen tốt trong thực hành yoga

Khi bạn mới bắt đầu tập yoga, có rất nhiều thông tin mới để ghi nhớ. Ghi nhớ tên và hình dạng cơ bản của tư thế là điều đầu tiên và quan trọng nhất.

Nếu bạn thực hành các tư thế một cách không chính xác lặp đi lặp lại, nguy cơ cơ thể bạn bị thương có thể xảy ra rất cao. Với Hệ thống định tuyến trên thảm yoga, bạn có thể hiểu rõ hơn về việc cơ thể mình sẽ làm gì và tự sửa được nếu gặp vấn đề.

Khi tham gia một lớp học yoga, tất nhiên giáo viên sẽ sửa giúp bạn ngay nếu họ thấy bạn đang thực hiện tư thế không chính xác. Tuy nhiên, không gì là hoàn toàn chắc chắn, nếu bạn không tham gia lớp học cá nhân (private).

* Vì sao bạn nên sử dụng thảm Yoga PU?

Hiện nay, các chất liệu phổ biến trong sản xuất thảm tập là TPE, vải bông, PVC và PU cao su tự nhiên.

Thảm PU cao su tự nhiên là loại thảm làm từ chất liệu tổng hợp từ cao su tự nhiên và PU (polyurethane) nhưng thành phần cao su tự nhiên là chất liệu chính cấu thành thảm.

Chất liệu cao su từ thiên nhiên giúp thảm hoàn toàn không độc hại khi tiếp xúc, không trơn trượt kể cả khi bạn ra mồ hôi.

Khi tập luyện trên thảm, cơ thể và thảm yoga tiếp xúc trực tiếp, chất liệu Pu cao su giúp cung cấp độ đàn hồi tuyệt vời, mềm mại khi tiếp xúc.

* Hướng dẫn vệ sinh thảm yoga

Vệ sinh thảm yoga thường xuyên là một việc làm cần thiết để giữ thảm sử dụng được lâu, bền theo thời gian.

+ Khi nào nên vệ sinh thảm?

Bạn nên giặt, vệ sinh thảm tập yoga của mình vài tháng một lần và thường xuyên hơn nếu bạn sử dụng nó mỗi ngày.

Điều này không chỉ kéo dài tuổi thọ của tấm thảm của bạn mà còn giữ cho nó không có mùi và rửa trôi vi khuẩn bám trên thảm.

+ Ngâm thảm yoga

Sử dụng dung dịch nước ấm và chất tẩy nhẹ như xà phòng rửa chén. Ngâm thảm yoga vào giữa bồn tắm và ngâm trong vài phút. Điều này sẽ giúp đánh bay vết bẩn cứng đầu và mùi ám trên thảm.

Tránh sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa và nước có nhiệt độ cao. Chỉ nên dùng một lượng xà phòng vừa đủ để làm sạch thảm. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa có thể làm cho thảm của bạn bị trơn khi tập trên đấy.

+ Lau, giặt thảm

Sau khi thảm đã được ngâm vài phút, hãy sử dụng một miếng vải mềm để cọ rửa, lau sạch từng mặt của thảm. Bạn nên lưu ý tập trung vào các khu vực mà cơ thể bạn hay chạm vào trong quá trình tập luyện nhất.

Hãy chú ý lực khi bạn tiếp xúc với thảm để không làm giảm độ bền, tránh trầy xước.

+ Rửa lại bằng nước sạch

Nếu nước không đủ để làm sạch được thảm, hãy rửa lại lần nửa bằng vải mềm.

Đổ bỏ lượng nước rửa thảm của bạn. Lắc thảm để loại bỏ nước thấm trên bề mặt thảm. Trải thảm lên trên một chiếc khăn khô và cuộn hai cái lại với nhau để vắt hết lượng nước sót lại.

+ Phơi khô thảm

Khi thảm yoga của bạn đã ráo nước, hãy rút tấm thảm yoga ra khỏi khăn. Treo nó lên cho đến khi nó khô hoàn toàn.

Chỉ sử dụng thảm khi nó đã khô hoàn toàn. Dùng hai ngón tay ép tấm thảm lại sẽ giúp bạn biết được nó đã khô hay chưa.

Tập Yoga Để Có Vóc Dáng Đẹp 10 Bai Tap Yoga Giup Vong 3 Tron Pptx

1. Uốn ngược:Tư thế người đứng thẳng sau đó uốn cong ra đằng sau, hai tay đặt chạm đất tạo thành độ uốn cong ngược và giữ trong vài giây. (Bạn cũng có thể nằm ngửa rồi từ từ đẩy người lên).2.Tư thế người đứng thẳng hai chân ngang vai, hai tay nắm vào nhau đưa lên cao. Từ từ dùng lực của toàn thân hạ người lực dồn đều vào hai bàn chân. Giữ người trong tư thế chùng vài phút rồi trở lại tư thế ban đầu.

3. Nghiêng ngườiTư thế người đứng mở rộng hai chân bằng hai vai. Chân phải thẳng, từ từ nghiêng người sang phải, tay phải chống vào mu trên của bàn chân phải, tay trái đưa lên cao. Giữ nguyên tư thế trong vài phút rồi đổi bên.

4. Đứng chống một chânTư thế người đứng thẳng, từ từ đổ người về phía trước, chân phải đưa thẳng ra phía sau song song với sàn nhà. Hai tay dang ngang thẳng với vai, tay phải với lên cao, tay trái thẳng xuống mặt sàn.

5. Đứng vắt chânTừ tư thế đứng thẳng, chân trái co ngược ra sau và vắt chân lên ngang với khuỷu tay trái. Hai tay nắm lấy nhau sau đầu. Trọng lượng toàn thân dồn vào chân phái, giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi đổi chân.6. Đứng một chân lao người phía trướcBài tập này tương tự như bài tập 4. Chỉ khác lúc này hai tay không dang ngang mà lao về phía trước tạo độ cong ở khu vực eo và mông. Giữ nguyên tư thế trong vài phút7. Quỳ một chânTư thế người hạ thấp quỳ cả tay và chân trên sàn nhà. Tay phải bạn đưa ra phía trước, đồng thời châu trái bạn đưa thẳng ra phía sau song song với mặt sàn. Giữ nguyên tư thế trong vài phút sau đó đổi chân và tay.

8. Cong người đẩy mông lên caoTư thế người chống úp hai chân và hai tay. Từ từ dùng lực đẩy của hai tay đẩy người ra sau và nhô mông lên cao hết cỡ, giữ vài giây sau đó trở lại tư thể ban đầu.

9. Nằm ngửa kiểu cây cầuTư thế người nằm ngửa, hai tay đặt song song với thân người hai bên bám sát sàn nhà. Hai bàn chân chống xuống sàn kết hợp với lực của hai tay đẩy người cao lên kiểu như chiếc cầu. Giữ tư thế trong vài phút rồi trở lại tư thế ban đầu.

10. Đứng tấnTư thế người đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng hai vai, hai tay dang ngang. Từ từ dồn trọng lượng thân người sang phải, chân phải chùng và chân trái thẳng kết hợp xoay người sang phải. Giữ nguyên tư thế trong vài phút sau đó đổi sang phía bến trái.

【Tham Khảo】Tư Thế Yoga Trị Bệnh Tiểu Đường

Bạn hít thở thật sâu giúp đẩy lượng oxy và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu. Ngoài ra còn giúp làm dịu tâm trí và cấp cho các dây thần kinh thêm năng lượng cần thiết.

– Ngồi trên 1 chiếc thảm tập. Gập chân vào trong hay ngồi chéo chân.

– Duỗi thẳng lưng và giữ cho cằm song song với sàn, để tay trên đầu gối cùng với lòng bàn tay hướng lên và nhắm mắt lại.

– Hít thở sâu và giữ trong vòng 5 tiếng đếm. Rồi thở ra từ từ. Lặp lại quá trình này khoảng trên 10 lần.

– Sau khi làm xong, bạn chà xát lòng bàn tay với nhau giúp tạo nhiệt, đặt lên mắt, rồi từ từ mở mắt ra và mỉm cười.

Lợi ích của tư thế yoga trị bệnh tiểu đường này sẽ giúp kiểm soát được huyết áp cũng như thư giãn tâm trí, cải thiện được tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng của phụ nữ thời kỳ mãn kinh, thư giãn cổ và cột sống.

– Đầu tiên nằm phẳng trên 1 chiếc thảm yoga

– Tiếp đến bạn thở ra và đẩy người lên khỏi sàn, lấy chân làm điểm tựa.

– Sau đó, nâng cao cơ thể lên trong khi cổ và phần đầu vẫn giữ nguyên bên trên thảm

– Bạn có thể dùng bàn tay để hỗ trợ thêm

– Để linh hoạt, bạn hãy nắm chặt ngón tay dưới phần hông giúp cho cơ thể căng ra

– Điều cần nhớ là bạn không được làm quá sức hay làm chính mình tổn thương trong khi làm tư thế này.

Cần nhớ: Những người chấn thương ở cổ và lưng nên tránh làm tư thế này.

Tư thế khéo léo này giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Ngoài ra, cũng giúp thư giãn hông, đùi, mắt cá chân, giúp tâm trí nhẹ nhàng, giảm stress, mệt mỏi. Đây cũng là tư thế yoga trị bệnh tiểu đường tuyệt vời đối với những người thường xuyên ngồi.

– Đầu tiên, bạn hãy ngồi trên sàn dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên trên đầu gối. Tiếp đó, bạn hãy ngồi trên gót chân của mình.

– Bạn gập người về phía trước sao cho bụng của bạn đặt trên đùi, tiếp tục duỗi cánh tay của bạn thẳng về phía trước.

– Bạn cũng có thể để trán chạm tới sàn nhà. Đây là tư thế đòi hỏi sự linh hoạt, chính vì vậy, bạn không nên ép cơ thể. Sau 1 thời gian, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với tư thế đó.

– Tư thế này được coi như là tư thế nghỉ ngơi, chính vì vậy bạn nên giữ hơi thở với tốc độ bình thường. Giữ tư thế trong vòng 3-5 phút.

Cần nhớ: Nếu bạn đang mang thai, chấn thương đầu gối hay bị tiêu chảy không được thực hiện tư thế yoga trị bệnh tiểu đường này.

– Đầu tiên, bạn quỳ xuống trên thảm rồi nhẹ nhàng đặt mông lên trên gót chân. Cần nhớ gót chân ở ngay 2 bên hậu môn.

– Bước 2, đặt cả 2 lòng bàn tay lên trên đầu gối, hướng xuống dưới. Bạn hãy nhắm mắt và hít thở thật sâu và đều.

Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường đứng bằng vai này sẽ giúp điều tiết hoạt động của tuyến giáp – bộ phận chịu trách nhiệm cho các hoạt động của toàn bộ cơ thể gồm có hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, sinh sản, điều tiết sự trao đổi chất và hệ thống hô hấp. Ngoài ra, tuyến giáp còn giúp nuôi dưỡng xương sống với nguồn cung cấp máu và oxy, hỗ trợ đánh bại những rối loạn hệ thần kinh và nâng cao sức khỏe.

– Bước 1: bạn nằm trên thảm tập, 2 chân mở rộng ra ngoài

– Bước 2: bạn từ từ nâng chân lên rồi gập đầu gối hay nâng thẳng làm cách bạn thấy thoải mái hơn.

– Bước 3: Bạn đặt lòng bàn tay dọc theo lưng và hông để hỗ trợ, tiếp tục nâng cao cơ thể

– Bước 4: Bạn dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên trên vai. Bạn nhớ luôn thở chậm và gập cằm vào lồng ngực.

– Tiếp theo, khuỷu tay bạn chạm sàn để hỗ trợ lưng. Để nguyên tư thế yoga này trong thời gian càng lâu càng tốt.

– Cuối cùng, khi bạn thấy mỏi hay đau bạn hãy trở về tư thế nằm rồi từ từ hạ thấp cơ thể xuống.

Cần nhớ: Những người đang bị chấn thương phần cổ hoặc chấn thương ở bất cứ phần nào trên cơ thể đều không được áp dụng tư thế này. Trường hợp, bạn bị huyết áp cao thì bạn cần có huấn luyện viên giám sát.

Đây là một tư thế yoga trị bệnh tiểu đường rất tốt cho các đối tượng ngồi hàng giờ dài và có những tư thế xấu, giúp kích thích tuyến giáp, tuyến cận giáp, phổi và bộ phận cơ bụng, cải thiện tiêu hóa và ổn định lượng hormon trong tầm kiểm soát.

Hướng dẫn cách thực hiện:

– Đầu tiên, hãy nằm phẳng xuống sàn nhà rồi duỗi thẳng chân. Bạn đặt cánh tay 2 bên và gập 2 đầu gối sao cho bàn chân phẳng trên sàn nhà.

– Tiếp theo, hãy từ từ nâng chân từ phần hông. Bạn đặt tay lên hông khi nâng cao và dùng bàn tay để hỗ trợ.

– Sau đó, hãy từ từ gập toàn bộ chân và cố gắng dần chạm sàn phía sau đầu cùng ngón chân và thẳng tay để phẳng trên sàn nhà.

– Bạn hãy thở ra trong khi đưa chân lên trên. Trở về tư thế bằng cách nằm nhẹ nhàng trên sàn nhà, và hít vào khi đặt chân xuống. Không đổi tư thể rơi chân đột ngột.

Cần nhớ: Nếu như bạn bị bệnh gan hay lá lách rối loạn, tăng huyết áp, bệnh tiêu chảy, hoặc đang bị kinh nguyệt, chấn thương vùng cổ thì không được làm tư thế này.

– Đầu tiên bạn nằm úp bụng lên thảm, 2 chân mở rộng, tay thì để dọc 2 bên hông.

– Bạn gập đầu gối của bạn và sử dụng 2 tay giữ mắt cá chân. Hít sâu vào, từ từ nâng ngực lên khỏi mặt đất rồi kéo chân lên và ngược lại.

– Hai mắt nhìn thẳng về phía trước cùng 1 nụ cười tươi. Giữ nguyên tư thế đó trong khi thực hiện hơi thở.

– Bạn tiếp tục thở dài sâu như bạn thư giãn trong tư thế này mà không dịch chuyển.

– Không nên thực hiện quá sức dẫn tới đau cơ, giữ nguyên tư thế này sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn. Sau tầm 15-20 giây, bạn thở ra, rồi từ từ thả chân và ngực xuống đất. Thả mắt cá chân và thư giãn.

Tư thế yoga này cực tốt giúp kéo dãn cột sống và thư giãn những cơ bắp của lưng. Ngoài ra, thực hiện tư thế này còn giúp bạn thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng.

– Trước tiên bạn hãy nằm thẳng lên trên thảm tập

– Tiếp đến bạn gập đầu gối rồi đưa chân lại gần hông, lòng bàn chân áp trên mặt đất.

– Từ từ đưa đầu gối bên trái chạm vào mặt đất

– Song song với động tác trên, bạn quay đầu sang bên phải và nhìn vào lòng bàn tay phải. Bạn hãy chắc chắn rằng bả vai chạm vào mặt đất.

– Lúc này, bạn tạo thế cho bả vai nâng lên khỏi mặt đất.

– Khi bạn giữ nguyên tư thế sẽ cảm thấy căng ở vùng đùi, bẹn, cánh tay, cổ, bụng và lưng. Thư giãn sâu với mỗi hơi thở ra.

– Sau tầm 1 vài phút, bạn hãy từ từ quay đầu lại về trung tâm, và duỗi thẳng phần thân và phần chân.

Ngoài thực hiện các tư thế yoga trị bệnh tiểu đường thì người bệnh tiểu đường cũng nên thường xuyên thiền. Các động tác thiền sẽ giúp bạn giảm căng thẳng trong tâm trí và toàn cơ thể. Vấn đề căng thẳng, stress là 1 trong các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường nặng nề hơn.

⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:

Bạn đang xem bài viết: Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường tại Chuyên mục: “Tập luyện và giữ gìn sức khỏe”.

https://kienthuctieuduong.vn

Cách Tập Yoga Với Bóng Tốt Nhất Bạn Nên Tham Khảo

Bóng được áp dụng trong tập yoga là công cụ phổ biến trong bộ môn gym. Loại bóng này được làm từ cao su, độ đàn hồi và co giãn cực kỳ tốt. Bóng yoga có thiết kế với đường kính 65, 75cm với nhiều mẫu mã khác nhau.

Với công cụ hỗ trợ bóng yoga, người tập sẽ thực hiện đa dạng các động tác, bổ trợ vào các nhóm cơ nhiều hơn. Nhờ đó, việc tập luyện yoga của bạn sẽ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Đồng thời sớm thu được hiệu quả cao cho cơ thể của bạn.

Bóng yoga có khả năng chịu đựng được trọng lượng lên tới 200kg. Đối với các bạn có chiều cao dưới 1m60 nên chọn loại bóng có kích thước đường kính là 65cm. Đối với các bạn cao hơn 1m60, hãy chọn quả bóng có đường kính là 75cm.

Cách tập yoga với bóng tốt nhất bạn nên tham khảo

Yoga theo kiểu JackKnife

Jackknife là bài tập yoga đa chức năng hỗ trợ người tập đốt mỡ bụng, luyện cơ vai sắc chắc. Bên cạnh đó, bài tập Jackknife còn giúp hông của người tập linh hoạt, cơ tay khỏe hơn. Cụ thể:

– Đầu tiên, bạn hãy nằm úp phần cẳng và bàn chân lên trên quả bóng yoga. Sau đó, 2 cánh tay bạn đặt xuống sàn và mở rộng hơn vai.

– Tiếp theo, bạn hãy uốn cong đầu gối rồi kéo quả bóng hướng về phía trước ngực. Còn phần dưới đầu bạn cần phải cố định.

– Kế đến, bạn hãy tư thế đó trong 5-10s rồi từ từ quay trở về vị trí duỗi thẳng. Trong lúc tập, bạn cần phải chú ý siết chặt cơ mông bụng.

Yoga theo kiểu Hamstring Curl

Để tập yoga bóng Bình Dương theo kiểu Hamstring Curl, bạn cần phải nằm ngửa lên trên thảm yoga. Sau đó, hay tay của bạn duỗi thẳng về 2 bên thân. Kế đến, bạn hãy đặt chân lên bóng, người ưỡn về phía trước và đồng thời đẩy bóng ra vào. Lưu ý, trong lúc tập, bạn cần phải siết chặt cơ bụng, đồng thời giữ lưng thẳng, mông không chạm đất.