Cập nhật nội dung chi tiết về Vấn Đề Tăng Cân Trong Thai Kỳ Như Thế Nào Cho Hợp Lý mới nhất trên website Giamcantao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mẹ&Con – Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường bị tăng cân quá mức, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Vậy tăng cân trong thai kỳ như thế nào cho hợp lý?Như mọi người đều biết, tăng cân trong thai kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự lớn lên của thai nhi. Nếu mẹ tăng cân quá ít thì thai sẽ chậm phát triển, bé sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, và thai phụ có thể đẻ non. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều thì thai phụ lại có nguy cơ bị tiểu đường, cao huyết áp hoặc khó sinh…
Từ xa xưa, các cụ đã quan niệm rằng phụ nữ mang thai cần ăn cho hai người nên việc tăng cân nhanh chóng trong suốt thai kỳ là hoàn toàn bình thường và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tăng gấp đôi khẩu phần ăn và lượng thực phẩm vào cơ thể không những không cần thiết mà còn gây những rắc rối cho cả mẹ và con. Thay vì chú trọng tăng lượng thức ăn, hãy quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng vào cơ thể.
Thông thường, một người phụ nữ chỉ nên tăng 10 – 15 ký trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Ốm nghén cộng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn có thể sẽ làm sụt một vài ký. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các mẹ bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân.
Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ:
Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu): 900 gram – 1,8 ký
Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): từ 5 – 6 ký
Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Khoảng 3 – 5 ký
Hậu quả của tăng cân quá mức khi mang thai
Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cân trong thai kỳ quá mức có thể gây tác hại đối với sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Cụ thể:
Mẹ khó sinh do thai nhi lớn, cơ thể mẹ béo phì
Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường
Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu
Khó chịu và nóng hơn những mẹ bầu khác
Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2…
Bạn có thấy bài viết này hữu ích:
Mẹ Bầu Tăng Cân Như Thế Nào Là Hợp Lý Trong Suốt Thai Kỳ?
Việc tăng cân hợp lý trong suốt thai kỳ là một trong những vấn đề mình quan tâm nhiều nhất vì cân nặng ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của cả hai mẹ con. 1. Tại sao cần tăng cân hợp lý trong thai kỳ?
Tăng cân một cách bừa bãi, mất kiểm soát là điều mình không mong muốn vì mình biết điều này có thể đem lại những vấn đề đáng sợ đối với cả mình và con.
Tăng cân quá nhiều: Một số nguy cơ bệnh lý có thể xảy đến như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng khả năng sinh non, tăng khả năng sinh mổ. Toàn các vấn đề tương đối nguy hiểm, rồi sinh mổ không tốt bằng sinh thường cho cả hai mẹ con nên mình không muốn điều này xảy ra.
Tăng cân quá ít trong thai kỳ sẽ dẫn đến việc thai chậm phát triển, con có khả năng suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non thì khổ thân con lắm.
Cho nên nhất định phải tăng, nhưng tăng phù hợp, tăng theo chuẩn để khỏe mạnh các mom ạ.
BMI < 18.5: Gầy, cần tăng thêm 1 lượng bằng 25% cân nặng trước khi mang thai.
18.5 < BMI < 24.9: Bình thường, cân tăng khoảng 10 – 12 kg.
3. Kế hoạch tăng cân trong suốt thai kỳ
Từ tổng số cân nặng là 11.5 kg nên tăng trong suốt thai kỳ, mình đã chia ra cho từng giai đoạn và theo dõi, đảm bảo cân nặng trong giai đoạn đấy.
Trong 3 tháng đầu: Tăng 1kg. Giai đoạn này mình chủ yếu uống vitamin bổ sung axit folic, sắt, còn việc ăn uống vẫn bình thường, không bồi bổ gì thêm.
Trong 3 tháng giữa: Mỗi tháng tăng 1.5kg. Giai đoạn này mình tập trung bổ sung canxi, DHA nhiều hơn trước, ăn uống cũng chăm chút hơn, đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng luôn.
Trong 3 tháng cuối: Tăng tổng cộng 6kg. Giai đoạn này mình ăn nhiều nhất, cũng là giai đoạn con cần tăng cân nhanh để về đích. Ăn đầy đủ dinh dưỡng vẫn là quan trọng, mình chia nhỏ ra ăn thành nhiều bữa để vừa kiểm soát được cân nặng vừa giúp con không bị đói.
4. Lưu ý khi tăng cân trong thai kỳ
Ngoài việc chia nhỏ cân nặng cần tăng theo từng giai đoạn để dễ kiểm soát và đảm bảo kiểm soát được, mình còn rất lưu ý một số vấn đề:
Bỏ quan niệm “ăn cho hai người”. Mình không quan tâm đến số lượng ăn được nhiều hay ít, cái mình quan tâm là chất lượng dinh dưỡng bổ sung trong từng bữa ăn. Như 3 tháng đầu tiên, thay vì bổ sung quá nhiều dinh dưỡng, mình chỉ bổ sung thêm mỗi viên uống axit folic và sắt, còn lại ăn uống hoàn toàn bình thường. Đi khám con vẫn khỏe mạnh và không cần ăn uống gì thêm.
Tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm không phải tốt. Cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc luyện tập để duy trì mức tăng cân như kế hoạch đề ra.
Một vài kinh nghiệm về việc tăng cân trong thai kỳ như thế nào là hợp lý mình muốn chia sẻ với các mom. Một chút thông tin hi vọng hữu ích.
Theo Bibabo.vnTăng Cân Như Thế Nào Khi Mang Thai Là Hợp Lý
Tăng cân như thế nào khi mang thai
Mức tăng cân hợp lý của thai phụ
Việc tăng cân như thế nào khi mang thai là hợp lý phụ thuộc vào mức cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Theo đó nếu trước khi mang thai người mẹ có mức cân nặng bình thường thì trong suốt giai đoạn thai kỳ nên tăng từ 11,3kg đến 16kg. Còn trước khi mang thai người mẹ thiếu cân thì khi mang nên tăng từ 12,7 đến 18,3kg. Còn trường hợp mẹ có cân nặng vượt mức trước khi mang thai thì khi mang thai nên tăng từ 7 đến 11,3kg. Trường hợp mẹ mang song thai thì nên tăng từ 16 đến 20,5kg là hợp lý.
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ nên tăng khoảng 1kg, ba tháng giữa thai kỳ tăng khoảng 5kg và ba tháng cuối tăng khoảng 6kg. Tuy nhiên một số thai phụ không tăng cân hoặc tăng cân rất ít trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ vì ốm nghén thì cũng không nên quá lo lắng. Vì khi bước sang giai đoạn giữa thai kỳ là thời điểm mẹ bầu sẽ ăn ngon miệng và tăng cân đều đặn hơn.
Ngoài ra mức tăng cân hợp lý ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ lên tăng trung bình từ 0,3kg đến 0,5kg/tuần.
Chú ý đến chế độ ăn uống của thai phụ
Để việc tăng cân như thế nào khi mang thai đảm bảo sự hợp lý thì chế độ dinh dưỡng cho thai phụ là rất quan trọng. Theo đó trong từng tháng thai phụ cần đảm bảo cung cấp các dưỡng chất sau:
Tháng thứ nhất: cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, sắt, axit folic.
Tháng thứ hai: đây là lúc ốm nghén khiến cơ thể bà bầu mệt mỏi, chán ăn. Vì thế hãy cố gắng ăn uống điều độ, tăng cường các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, bánh mì, ngũ cốc, trái cây,…
Tháng thứ ba: Giai đoạn này các cơn ốm nghén vẫn hoành hành nên bạn hãy cố gắng bổ sung các dưỡng chất, có thể bồi bổ các món ăn giàu dinh dưỡng như canh gà, gà hầm, các loại thịt, cá, nhiều rau và trái cây tươi.
Tháng thứ tư: lúc này các cơn ốm nghén giảm dần. Nhu cầu ăn uống của mẹ bầu gia tăng. Vì thế hãy cố gắng nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt và một thai nhi khỏe mạnh. Đồng thời cần bổ sung sữa bầu và các loại vitamin thiết yếu.
Tháng thứ 5: giai đoạn này mẹ bầu cần tăng cường các chất tốt cho não bộ của thai nhi như trứng, sữa, cá, các loại đậu,… Đồng thời giảm lượng thịt và đường.
Tháng thứ 6: tăng cường mạnh mẽ các nguồn dinh dưỡng như lòng trắng trứng, vitamin, canxi, khoáng chất. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm sắt, axit folic và các loại vitamin thiết yếu.
Tháng thứ 7: giai đoạn này mẹ bầu cần tiếp tục bổ sung phong phú các thực phẩm và chất dinh dưỡng. Chú trọng bổ sung sắt, canxi,kẽm, phôt pho, i ốt.
Tháng thứ 8 và 9: tiếp tục đa dạng các thực phẩm để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời nên chia thành nhiều bữa nhỏ chứ không nên ăn liền một bữa quá no.
Giúp Bà Bầu Tăng Cân Hợp Lý Trong Thai Kỳ
Sự tăng cân trong quá trình mang thai là một điều kiện cần thiết của thai kỳ, tuy nhiên mỗi phụ nữ mang thai quá trình này lại diễn ra khác nhau, có một số thai phụ tăng cân quá chậm cần phải có một số can thiệp để giúp quá trình này diễn ra bình thường nhưng cũng có những thai phụ tăng cân quá nhanh, quá giới hạn cho phép của thai kỳ cũng có không ít những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Vậy thai phụ cần làm gì để có thể tăng cân hợp lý trong thai kỳ?
Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai.
Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Chọn những loại thức ăn ít đường, béo và nhiều chất xơ. Chất xơ giúp cho bạn cảm thấy no hơn và loại bỏ được những chất béo dư thừa..Tránh chọn những loại hoa quả đóng hộp.
Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm được chế biến bằng nướng, luộc hoặc hấp.
Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Hãy đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Thực hiện một số nguyên tắc ăn uống
Từ khi mang thai, bạn cần thực hiện một số nguyên tắc trong ăn uống như: Không được để bụng đói lâu, không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia bữa ăn của mình thành nhiều bữa nhỏ. Bạn có thể ăn vặt và nên ăn vặt nhưng cần hạn chế ăn những loại bánh kẹo có chứa nhiều đường và chất ngọt khác.
Luyện tập thể thao đều đặn
Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…) và chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nhưng cũng cần chú ý những môn thể thao nhiều nguy hiểm. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai, tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm…
Bạn cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho trường hợp của bạn.
Theo Mang thai
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vấn Đề Tăng Cân Trong Thai Kỳ Như Thế Nào Cho Hợp Lý trên website Giamcantao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!